HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Các quy định pháp luật của Liên minh Châu âu về an toàn thực phẩm
Nội dung:

Liên minh châu Âu (gọi tắt là EU) được xây dựng trên cơ sở tôn trọng chủ quyền các nước thành viên. Không một nước thành viên nào có thể áp đặt quan điểm của mình lên một nước khác. Các cơ quan của châu Âu cũng không thể áp đặt quyết định của mình lên các nước thành viên đơn lẻ. Để đảm bảo điều này, cũng như đảm bảo dân chủ, Liên minh châu Âu chủ trương chia sẻ quyền lực. Ba cơ quan quyền lực quan trọng nhất là:

+ Ủy ban châu Âu (European Commission): có vai trò như một chính phủ liên quốc gia.

+ Hội đồng châu Âu (Council of European Union): bao gồm nội các chính phủ của các quốc gia thành viên.

+ Nghị viện châu Âu (European Parliament): bao gồm các nghị sĩ đại diện cho tất cả các cử tri châu Âu.

Cơ cấu này buộc châu Âu phải đối thoại mỗi khi ra một chính sách hay một quy định mới cho tất cả các nước thành viên. Liên minh châu Âu chỉ có hai hình thức văn bản có tính lập pháp, được Ủy ban châu Âu đề xuất và sau đó phải được Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu thông qua, đó là chỉ thị, và quy định. Chỉ thị là một văn bản ghi rõ các mục tiêu mà EU hướng đến, nhưng các nước thành viên được tự do lựa chọn phương thức để hoàn thành. Còn quy định là một văn bản có tính bắt buộc cao hơn, được áp dụng như nhau tại mọi nước thành viên.

  1. Luật Thực phẩm chung

Năm 1994, châu Âu thông qua Chỉ thị 93/43 về vệ sinh an toàn. Đây là văn bản pháp lý chung đầu tiên, yêu cầu các chủ thể tham gia vào sản xuất kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm các sản phẩm của mình. Cụ thể, Chỉ thị 93/43 hướng dẫn các chủ thể sử dụng phương pháp Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP), là một phương pháp giúp kiểm soát an toàn thực phẩm được phổ biến và trở thành bắt buộc trong Luật Thực phẩm chung châu Âu sau này. Phương pháp HACCP tương ứng với việc người sản xuất tự mình xây dựng một hệ thống kiểm soát an toàn nội bộ, thích hợp với khả năng và đặc thù sản xuất của mình. Nhờ xúc tiến HACCP, EU gián tiếp giảm tải việc sử dụng các quy chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia trên thị trường chung, tức quản lý trên cơ sở tư duy kiểm tra và phạt. Tư duy mới chuyển sang giám sát các quy trình kiểm soát nội bộ HACCP do tư nhân đề xuất và được chấp nhận. Tám năm sau, ngày 28/01/2002, Luật Thực phẩm chung “General Food Law” được ban hành.

Cách tiếp cận an toàn thực phẩm của EU “từ trang trại đến bàn ăn” bao gồm tất cả các lĩnh vực của chuỗi thức ăn chăn nuôi và thực phẩm. Luật Thực phẩm chung châu Âu về hình thức là một quy định, với số dẫn chiếu là (EC) 178/2002 , được cập nhật lần gần đây nhất vào ngày 26/5/2021. Đây là một văn bản pháp lý mà các nước thành viên phải triệt để tuân thủ, không có ngoại lệ.

Luật Thực phẩm chung quy định các nền tảng pháp lý cho vấn đề an toàn thực phẩm của EU, là văn bản khung quy định tất cả các nguyên tắc chung, bao gồm cả nguyên tắc phòng ngừa, các yêu cầu và thủ tục liên quan đến an toàn thực phẩm, và quản lý khủng hoảng. Các nước thành viên chịu trách nhiệm thực hiện kiểm soát thực phẩm để kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm có tuân thủ các quy định về thực phẩm của EU hay không?

Luật cũng xác định các nguyên tắc điều hành đối thoại giữa nhà chức trách và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong chuỗi thực phẩm. Nhìn tổng quan, Luật Thực phẩm chung thiết kế hệ thống an toàn thực phẩm của EU dựa trên 3 trụ cột, đó là:

+ Phân tích mối nguy;

+ Kiểm tra – giám sát; và

+ Trách nhiệm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Luật Thực phẩm chung cũng khai sinh Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA), tách rời việc đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm khỏi việc quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm. EFSA được thành lập trên cơ sở hoàn toàn độc lập, không bị các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm giám sát, áp đặt quan điểm. Chính phủ các nước thành viên và của EU bảo vệ tuyệt đối sự trung lập trong việc đánh giá nguy cơ dựa trên cơ sở khoa học, không để công việc này bị các lợi ích kinh tế chi phối và can thiệp.

Ngoài Luật Thực phẩm chung (EC) 178/2002 , một số quy định chi tiết được luật triển khai là:

+ Quy định (EC) 852/2004 về vệ sinh thực phẩm được ban hành năm 2004;

+ Quy định (EC) 853/2004 , về vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc động vật được ban hành năm 2004;

+ Quy định (EU) 2017/625 về về các biện pháp kiểm soát chính thức và các hoạt động chính thức khác được thực hiện để đảm bảo áp dụng Luật Thực phẩm và thức ăn gia súc, các quy tắc về sức khỏe và phúc lợi động vật, sức khỏe thực vật và các sản phẩm bảo vệ thực vật được ban hành năm 2017. Quy định này sửa đổi các quy định (EC) 999/2001, (EC) 396/2005, (EC) 1069/2009, (EC) 1107/2009, (EU) 1151/2012, (EU) 652/2014, (EU) 2016/429, (EU) 2016/2031, (EC) 1/2005, (EC) 1099/2009, các Chỉ thị 98/58/EC, 1999/74/EC, 2007/43/EC, 2008/119/EC, 2008/120/EC, và bãi bỏ các Quy định (EC) 854/2004, 882/2004, Chỉ thị 89/608/EEC, 89/662/EEC, 90/425/EEC, 91/496/EEC, 96/23/EC, 96/93/EC, 97/78/EC và Quyết định của Hội đồng 92/438/EEC.

Bên cạnh các quy định chính nêu trên, cơ sở pháp lý cho an toàn thực phẩm còn được điều chỉnh bởi các quy định về các ngưỡng an toàn cho phép, đó là:

+ Quy định (EC) 1881/2006 về hàm lượng tối đa chất ô nhiễm trong thực phẩm được ban hành năm 2006;

+ Quy định (EC) 396/2005 về ngưỡng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên thực phẩm và thức ăn gia súc có nguồn gốc từ động thực vật được ban hành năm 2005;

+ Quy định (EC) 2073/2005 về các chỉ tiêu vi sinh vật cho thực phẩm được ban hành năm 2005.

Các quy định trong Luật Thực phẩm chung, các quy định về kiểm soát và vệ sinh thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tạo nên toàn bộ hệ thống luật thực phẩm EU. Việc sửa đổi các quy định thực phẩm hiện có của EU hoặc ban hành các quy định mới đều phải áp dụng các nguyên tắc nằm trong các quy định khung.

EU cũng xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thực phẩm chung .

  1. Hệ thống pháp luật EU-hài hòa

Hầu hết nhưng không phải tất cả các quy định pháp quy đối với thực phẩm được hài hòa ở cấp độ EU. Các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu của nước thành viên trong trường hợp không có sự thống nhất, hài hòa các quy định của EU.

EU có một cách tiếp cận kép trong việc hài hòa luật thực phẩm: hệ thống luật theo “chiều ngang” bao gồm các khía cạnh phổ biến cho tất cả các loại thực phẩm (chẳng hạn như phụ gia, dán nhãn, vệ sinh…) và hệ thống luật theo “chiều dọc” về các sản phẩm cụ thể (ví dụ, rượu, ca cao và sô cô la, đường, mật ong, nước ép trái cây, mứt trái cây…). Các doanh nghiệp lưu ý rằng các sản phẩm có thể phải tuân thủ một số các quy định khác nhau. Ví dụ, quy tắc ghi nhãn rượu được đặt trong hệ thống luật theo “chiều dọc” nhưng các quy tắc ghi nhãn gây dị ứng cũng áp dụng cho rượu vang được đặt trong quy định ghi nhãn thực phẩm chung của EU theo “chiều ngang”.

III. Công nhận lẫn nhau

Trường hợp các quy định pháp luật không được hài hòa tại cấp độ EU, cần có sự “công nhận lẫn nhau” để đảm bảo việc lưu thông hàng hóa tự do trong EU. Theo nguyên tắc công nhận lẫn nhau, các sản phẩm được sản xuất hợp pháp và/hoặc tiếp thị tại một nước thành viên có thể được tiếp thị tại các nước thành viên khác. Có một ngoại lệ đối với nguyên tắc này cho phép các nước thành viên thực hiện ngoại lệ, ví dụ như trong trường hợp có thể chứng minh một sản phẩm nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe con người và môi trường.

Quy định (EU) 2019/51 , thay thế quy định (EC) 764/2008, về việc công nhận lẫn nhau cho hàng hoá được áp dụng từ ngày 19/4/2020, trong đó đề cập đến tuyên bố công nhận lẫn nhau, mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để chứng minh rằng sản phẩm của họ được tiếp thị hợp pháp tại một nước thành viên EU.

  1. Các tổ chức liên quan đến an toàn thực phẩm

Về mặt tổ chức, có thể mô tả đơn giản hệ thống an toàn thực phẩm của châu Âu là một tập hợp các cơ quan hữu trách. Trách nhiệm bảo vệ an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng châu Âu trước tiên thuộc về Ủy ban châu Âu, cụ thể hơn là Tổng cục Y tế và An toàn thực phẩm (DG SANCO). DG SANCO chịu trách nhiệm về khung pháp lý an toàn thực phẩm, quản lý an toàn thực phẩm ở cấp độ châu Âu, cũng như bảo vệ tất cả các công dân châu Âu khỏi các nguy cơ an toàn thực phẩm.

Song song với bộ máy quản lý, châu Âu duy trì một cấu trúc độc lập cho phép đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm. Giống như cấu trúc quản lý, đánh giá nguy cơ được tổ chức thành hai cấp: cấp châu Âu và cấp quốc gia. Ở cấp châu Âu, cơ quan đóng vai trò đầu não chính là Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA). EFSA chịu trách nhiệm đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm một cách thuần túy khoa học và độc lập, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các cơ quan an toàn thực phẩm quốc gia. EFSA cũng chịu trách nhiệm cung cấp tư vấn khoa học cho các nhà lập pháp về các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. “Các ứng dụng helpdesk” của EFSA hỗ trợ với việc gửi và giám sát các ứng dụng cho các sản phẩm được quy định trong các lĩnh vực sau: phụ phẩm động vật, chất khử trùng, phụ gia thức ăn chăn nuôi, vật liệu tiếp xúc với thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm chế biến, sản phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp, thực phẩm dinh dưỡng, và thuốc trừ sâu.

Ở cấp quốc gia, mỗi nước đều có một cơ quan an toàn thực phẩm quốc gia, hoạt động trên cùng nguyên tắc độc lập với cơ quan quản lý của chính phủ.

Hai cấu trúc quản lý an toàn thực phẩm (do DG SANCO điều phối) và đánh giá nguy cơ (do EFSA đảm nhiệm) cùng song song tồn tại. EU chủ trương phân tách rõ ràng hai công việc quản lý và phân tích nguy cơ. Đặc biệt, đánh giá nguy cơ là bước quan trọng trong phân tích nguy cơ cần được thực hiện trên cơ sở thuần túy khoa học, nên phải hoàn tách rời khỏi quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Ủy ban thường trực về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (PAFF), bao gồm các chuyên gia kỹ thuật của các nước thành viên, hỗ trợ Ủy ban trong việc chuẩn bị các biện pháp an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Cơ sở pháp lý an toàn thực phẩm của EU được đề xuất bởi Ủy ban châu Âu, thông qua bởi Nghị viện và Hội đồng châu Âu theo quy trình lập pháp. Sau khi được thông qua, các quy định an toàn thực phẩm sẽ được áp dụng đồng bộ tại tất cả các nước thành viên. DG SANCO có nhiệm vụ theo sát việc thực thi các quyết định này.

  1. Minh bạch

Tháng 3/2017, Ủy ban châu Âu đã xây dựng một cổng thông tin duy nhất, nơi công dân và các bên liên quan có thể cung cấp phản hồi về tất cả các sáng kiến trong suốt quá trình xây dựng luật. Chương trình “REFIT”, ra mắt vào năm 2013, đánh giá liệu luật hiện có còn phù hợp với mục đích và thay đổi nếu cần thiết. Thông tin chi tiết xem tại đây .

Tháng 6/2019, quy định (EU) 2019/1381 về tính minh bạch và bền vững trong đánh giá rủi ro của EU trong chuỗi thực phẩm đã được ban hành, sửa đổi các quy định (EC) 178/2002, (EC) 1829/2003, (EC) 1831/2003, (EC) 2065/2003, (EC) 1935/2004, (EC) 1331/2008, (EC) 1107/2009, (EU) 2015/2283 và Chỉ thị 2001/18/EC. Các yếu tố chính của quy định nhằm đảm bảo tính minh bạch hơn, tăng tính độc lập của nghiên cứu, tăng cường quản trị EFSA cũng như phát triển truyền thông rủi ro toàn diện.

Một “hệ thống cảnh báo nhanh” cho thực phẩm và thức ăn chăn nuôi ( RASSF) cũng được ra đời, để chia sẻ thông tin giữa các thành viên khi phát hiện rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng trong chuỗi thực phẩm.

  1. Thi hành

Thi hành luật thực phẩm của EU được thực hiện bởi các nước thành viên. Giám sát kiểm tra việc thực hiện của các nước thành viên được thực hiện bởi Ủy ban châu Âu. Ủy ban châu Âu có thể đưa ra hành động pháp lý tại Tòa án Công lý châu Âu đối với các nước thành viên không tuân thủ chỉ thị và quy định của EU.

Thông tin tham khảo thêm xem tại địa chỉ:

https://ec.europa.eu/info/law/law-making-process/applying-eu-law/infringement-procedure_en




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Các quy định pháp luật của Liên minh Châu âu về an toàn thực phẩm
Ngày xuất bản: ngày 13 tháng 02 năm 2022
Nội dung:

Liên minh châu Âu (gọi tắt là EU) được xây dựng trên cơ sở tôn trọng chủ quyền các nước thành viên. Không một nước thành viên nào có thể áp đặt quan điểm của mình lên một nước khác. Các cơ quan của châu Âu cũng không thể áp đặt quyết định của mình lên các nước thành viên đơn lẻ. Để đảm bảo điều này, cũng như đảm bảo dân chủ, Liên minh châu Âu chủ trương chia sẻ quyền lực. Ba cơ quan quyền lực quan trọng nhất là:

+ Ủy ban châu Âu (European Commission): có vai trò như một chính phủ liên quốc gia.

+ Hội đồng châu Âu (Council of European Union): bao gồm nội các chính phủ của các quốc gia thành viên.

+ Nghị viện châu Âu (European Parliament): bao gồm các nghị sĩ đại diện cho tất cả các cử tri châu Âu.

Cơ cấu này buộc châu Âu phải đối thoại mỗi khi ra một chính sách hay một quy định mới cho tất cả các nước thành viên. Liên minh châu Âu chỉ có hai hình thức văn bản có tính lập pháp, được Ủy ban châu Âu đề xuất và sau đó phải được Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu thông qua, đó là chỉ thị, và quy định. Chỉ thị là một văn bản ghi rõ các mục tiêu mà EU hướng đến, nhưng các nước thành viên được tự do lựa chọn phương thức để hoàn thành. Còn quy định là một văn bản có tính bắt buộc cao hơn, được áp dụng như nhau tại mọi nước thành viên.

  1. Luật Thực phẩm chung

Năm 1994, châu Âu thông qua Chỉ thị 93/43 về vệ sinh an toàn. Đây là văn bản pháp lý chung đầu tiên, yêu cầu các chủ thể tham gia vào sản xuất kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm các sản phẩm của mình. Cụ thể, Chỉ thị 93/43 hướng dẫn các chủ thể sử dụng phương pháp Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP), là một phương pháp giúp kiểm soát an toàn thực phẩm được phổ biến và trở thành bắt buộc trong Luật Thực phẩm chung châu Âu sau này. Phương pháp HACCP tương ứng với việc người sản xuất tự mình xây dựng một hệ thống kiểm soát an toàn nội bộ, thích hợp với khả năng và đặc thù sản xuất của mình. Nhờ xúc tiến HACCP, EU gián tiếp giảm tải việc sử dụng các quy chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia trên thị trường chung, tức quản lý trên cơ sở tư duy kiểm tra và phạt. Tư duy mới chuyển sang giám sát các quy trình kiểm soát nội bộ HACCP do tư nhân đề xuất và được chấp nhận. Tám năm sau, ngày 28/01/2002, Luật Thực phẩm chung “General Food Law” được ban hành.

Cách tiếp cận an toàn thực phẩm của EU “từ trang trại đến bàn ăn” bao gồm tất cả các lĩnh vực của chuỗi thức ăn chăn nuôi và thực phẩm. Luật Thực phẩm chung châu Âu về hình thức là một quy định, với số dẫn chiếu là (EC) 178/2002 , được cập nhật lần gần đây nhất vào ngày 26/5/2021. Đây là một văn bản pháp lý mà các nước thành viên phải triệt để tuân thủ, không có ngoại lệ.

Luật Thực phẩm chung quy định các nền tảng pháp lý cho vấn đề an toàn thực phẩm của EU, là văn bản khung quy định tất cả các nguyên tắc chung, bao gồm cả nguyên tắc phòng ngừa, các yêu cầu và thủ tục liên quan đến an toàn thực phẩm, và quản lý khủng hoảng. Các nước thành viên chịu trách nhiệm thực hiện kiểm soát thực phẩm để kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm có tuân thủ các quy định về thực phẩm của EU hay không?

Luật cũng xác định các nguyên tắc điều hành đối thoại giữa nhà chức trách và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong chuỗi thực phẩm. Nhìn tổng quan, Luật Thực phẩm chung thiết kế hệ thống an toàn thực phẩm của EU dựa trên 3 trụ cột, đó là:

+ Phân tích mối nguy;

+ Kiểm tra – giám sát; và

+ Trách nhiệm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Luật Thực phẩm chung cũng khai sinh Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA), tách rời việc đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm khỏi việc quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm. EFSA được thành lập trên cơ sở hoàn toàn độc lập, không bị các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm giám sát, áp đặt quan điểm. Chính phủ các nước thành viên và của EU bảo vệ tuyệt đối sự trung lập trong việc đánh giá nguy cơ dựa trên cơ sở khoa học, không để công việc này bị các lợi ích kinh tế chi phối và can thiệp.

Ngoài Luật Thực phẩm chung (EC) 178/2002 , một số quy định chi tiết được luật triển khai là:

+ Quy định (EC) 852/2004 về vệ sinh thực phẩm được ban hành năm 2004;

+ Quy định (EC) 853/2004 , về vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc động vật được ban hành năm 2004;

+ Quy định (EU) 2017/625 về về các biện pháp kiểm soát chính thức và các hoạt động chính thức khác được thực hiện để đảm bảo áp dụng Luật Thực phẩm và thức ăn gia súc, các quy tắc về sức khỏe và phúc lợi động vật, sức khỏe thực vật và các sản phẩm bảo vệ thực vật được ban hành năm 2017. Quy định này sửa đổi các quy định (EC) 999/2001, (EC) 396/2005, (EC) 1069/2009, (EC) 1107/2009, (EU) 1151/2012, (EU) 652/2014, (EU) 2016/429, (EU) 2016/2031, (EC) 1/2005, (EC) 1099/2009, các Chỉ thị 98/58/EC, 1999/74/EC, 2007/43/EC, 2008/119/EC, 2008/120/EC, và bãi bỏ các Quy định (EC) 854/2004, 882/2004, Chỉ thị 89/608/EEC, 89/662/EEC, 90/425/EEC, 91/496/EEC, 96/23/EC, 96/93/EC, 97/78/EC và Quyết định của Hội đồng 92/438/EEC.

Bên cạnh các quy định chính nêu trên, cơ sở pháp lý cho an toàn thực phẩm còn được điều chỉnh bởi các quy định về các ngưỡng an toàn cho phép, đó là:

+ Quy định (EC) 1881/2006 về hàm lượng tối đa chất ô nhiễm trong thực phẩm được ban hành năm 2006;

+ Quy định (EC) 396/2005 về ngưỡng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên thực phẩm và thức ăn gia súc có nguồn gốc từ động thực vật được ban hành năm 2005;

+ Quy định (EC) 2073/2005 về các chỉ tiêu vi sinh vật cho thực phẩm được ban hành năm 2005.

Các quy định trong Luật Thực phẩm chung, các quy định về kiểm soát và vệ sinh thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tạo nên toàn bộ hệ thống luật thực phẩm EU. Việc sửa đổi các quy định thực phẩm hiện có của EU hoặc ban hành các quy định mới đều phải áp dụng các nguyên tắc nằm trong các quy định khung.

EU cũng xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thực phẩm chung .

  1. Hệ thống pháp luật EU-hài hòa

Hầu hết nhưng không phải tất cả các quy định pháp quy đối với thực phẩm được hài hòa ở cấp độ EU. Các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu của nước thành viên trong trường hợp không có sự thống nhất, hài hòa các quy định của EU.

EU có một cách tiếp cận kép trong việc hài hòa luật thực phẩm: hệ thống luật theo “chiều ngang” bao gồm các khía cạnh phổ biến cho tất cả các loại thực phẩm (chẳng hạn như phụ gia, dán nhãn, vệ sinh…) và hệ thống luật theo “chiều dọc” về các sản phẩm cụ thể (ví dụ, rượu, ca cao và sô cô la, đường, mật ong, nước ép trái cây, mứt trái cây…). Các doanh nghiệp lưu ý rằng các sản phẩm có thể phải tuân thủ một số các quy định khác nhau. Ví dụ, quy tắc ghi nhãn rượu được đặt trong hệ thống luật theo “chiều dọc” nhưng các quy tắc ghi nhãn gây dị ứng cũng áp dụng cho rượu vang được đặt trong quy định ghi nhãn thực phẩm chung của EU theo “chiều ngang”.

III. Công nhận lẫn nhau

Trường hợp các quy định pháp luật không được hài hòa tại cấp độ EU, cần có sự “công nhận lẫn nhau” để đảm bảo việc lưu thông hàng hóa tự do trong EU. Theo nguyên tắc công nhận lẫn nhau, các sản phẩm được sản xuất hợp pháp và/hoặc tiếp thị tại một nước thành viên có thể được tiếp thị tại các nước thành viên khác. Có một ngoại lệ đối với nguyên tắc này cho phép các nước thành viên thực hiện ngoại lệ, ví dụ như trong trường hợp có thể chứng minh một sản phẩm nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe con người và môi trường.

Quy định (EU) 2019/51 , thay thế quy định (EC) 764/2008, về việc công nhận lẫn nhau cho hàng hoá được áp dụng từ ngày 19/4/2020, trong đó đề cập đến tuyên bố công nhận lẫn nhau, mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để chứng minh rằng sản phẩm của họ được tiếp thị hợp pháp tại một nước thành viên EU.

  1. Các tổ chức liên quan đến an toàn thực phẩm

Về mặt tổ chức, có thể mô tả đơn giản hệ thống an toàn thực phẩm của châu Âu là một tập hợp các cơ quan hữu trách. Trách nhiệm bảo vệ an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng châu Âu trước tiên thuộc về Ủy ban châu Âu, cụ thể hơn là Tổng cục Y tế và An toàn thực phẩm (DG SANCO). DG SANCO chịu trách nhiệm về khung pháp lý an toàn thực phẩm, quản lý an toàn thực phẩm ở cấp độ châu Âu, cũng như bảo vệ tất cả các công dân châu Âu khỏi các nguy cơ an toàn thực phẩm.

Song song với bộ máy quản lý, châu Âu duy trì một cấu trúc độc lập cho phép đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm. Giống như cấu trúc quản lý, đánh giá nguy cơ được tổ chức thành hai cấp: cấp châu Âu và cấp quốc gia. Ở cấp châu Âu, cơ quan đóng vai trò đầu não chính là Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA). EFSA chịu trách nhiệm đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm một cách thuần túy khoa học và độc lập, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các cơ quan an toàn thực phẩm quốc gia. EFSA cũng chịu trách nhiệm cung cấp tư vấn khoa học cho các nhà lập pháp về các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. “Các ứng dụng helpdesk” của EFSA hỗ trợ với việc gửi và giám sát các ứng dụng cho các sản phẩm được quy định trong các lĩnh vực sau: phụ phẩm động vật, chất khử trùng, phụ gia thức ăn chăn nuôi, vật liệu tiếp xúc với thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm chế biến, sản phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp, thực phẩm dinh dưỡng, và thuốc trừ sâu.

Ở cấp quốc gia, mỗi nước đều có một cơ quan an toàn thực phẩm quốc gia, hoạt động trên cùng nguyên tắc độc lập với cơ quan quản lý của chính phủ.

Hai cấu trúc quản lý an toàn thực phẩm (do DG SANCO điều phối) và đánh giá nguy cơ (do EFSA đảm nhiệm) cùng song song tồn tại. EU chủ trương phân tách rõ ràng hai công việc quản lý và phân tích nguy cơ. Đặc biệt, đánh giá nguy cơ là bước quan trọng trong phân tích nguy cơ cần được thực hiện trên cơ sở thuần túy khoa học, nên phải hoàn tách rời khỏi quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Ủy ban thường trực về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (PAFF), bao gồm các chuyên gia kỹ thuật của các nước thành viên, hỗ trợ Ủy ban trong việc chuẩn bị các biện pháp an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

Cơ sở pháp lý an toàn thực phẩm của EU được đề xuất bởi Ủy ban châu Âu, thông qua bởi Nghị viện và Hội đồng châu Âu theo quy trình lập pháp. Sau khi được thông qua, các quy định an toàn thực phẩm sẽ được áp dụng đồng bộ tại tất cả các nước thành viên. DG SANCO có nhiệm vụ theo sát việc thực thi các quyết định này.

  1. Minh bạch

Tháng 3/2017, Ủy ban châu Âu đã xây dựng một cổng thông tin duy nhất, nơi công dân và các bên liên quan có thể cung cấp phản hồi về tất cả các sáng kiến trong suốt quá trình xây dựng luật. Chương trình “REFIT”, ra mắt vào năm 2013, đánh giá liệu luật hiện có còn phù hợp với mục đích và thay đổi nếu cần thiết. Thông tin chi tiết xem tại đây .

Tháng 6/2019, quy định (EU) 2019/1381 về tính minh bạch và bền vững trong đánh giá rủi ro của EU trong chuỗi thực phẩm đã được ban hành, sửa đổi các quy định (EC) 178/2002, (EC) 1829/2003, (EC) 1831/2003, (EC) 2065/2003, (EC) 1935/2004, (EC) 1331/2008, (EC) 1107/2009, (EU) 2015/2283 và Chỉ thị 2001/18/EC. Các yếu tố chính của quy định nhằm đảm bảo tính minh bạch hơn, tăng tính độc lập của nghiên cứu, tăng cường quản trị EFSA cũng như phát triển truyền thông rủi ro toàn diện.

Một “hệ thống cảnh báo nhanh” cho thực phẩm và thức ăn chăn nuôi ( RASSF) cũng được ra đời, để chia sẻ thông tin giữa các thành viên khi phát hiện rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng trong chuỗi thực phẩm.

  1. Thi hành

Thi hành luật thực phẩm của EU được thực hiện bởi các nước thành viên. Giám sát kiểm tra việc thực hiện của các nước thành viên được thực hiện bởi Ủy ban châu Âu. Ủy ban châu Âu có thể đưa ra hành động pháp lý tại Tòa án Công lý châu Âu đối với các nước thành viên không tuân thủ chỉ thị và quy định của EU.

Thông tin tham khảo thêm xem tại địa chỉ:

https://ec.europa.eu/info/law/law-making-process/applying-eu-law/infringement-procedure_en




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây