HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Các quy định pháp luật của Liên minh Châu âu về sản phẩm hữu cơ
Nội dung:

Kể từ ngày 1/1/2022, các quy tắc mới liên quan đến sản xuất hữu cơ, chứng nhận sản phẩm hữu cơ và nhập khẩu thực phẩm hữu cơ sẽ áp dụng ở châu Âu theo quy định EU 2018/848. Quy định này áp dụng cho cả nông dân ở châu Âu và ở cả các quốc gia khác muốn bán sản phẩm hữu cơ của họ vào châu Âu, bãi bỏ Quy định (EC) 834/2007 ngày 28/6/2007. Quy định mới sẽ giúp tăng cường hệ thống kiểm soát, giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng hơn nữa đối với hệ thống sản phẩm hữu cơ của EU; các quy định mới cho các nhà sản xuất sẽ giúp các hộ nông dân nhỏ chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ dễ dàng hơn; các quy định mới về các sản phẩm hữu cơ nhập khẩu giúp đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm hữu cơ được bán ở Châu Âu đều có cùng tiêu chuẩn. Các điểm mới và nổi bật trong quy định nhập khẩu mới, gồm:

  1. Phạm vi sản phẩm

Phạm vi của các quy tắc hữu cơ được mở rộng, bao gồm danh sách các sản phẩm rộng hơn so với trước đây. Các sản phẩm mới bao gồm: muối, nút chai, sáp ong, mate, lá nho, tinh dầu và tâm cọ (palm hearts). Danh sách đầy đủ xem tại Phụ lục I của Quy định.

  1. Quy định đối với các sản phẩm hữu cơ nhập khẩu vào EU

Để được nhập khẩu vào EU, các sản phẩm hữu cơ cần phải tuân thủ tất cả các quy tắc sản xuất hữu cơ được xác định trong quy định mới này (2018/848) và sẽ phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan kiểm soát được Ủy ban châu Âu công nhận.

Sản phẩm hữu cơ nhập khẩu vào EU phải đáp ứng các điều kiện sau:

(i) Sản phẩm là các sản phẩm nông nghiệp sống hoặc chưa qua chế biến, bao gồm hạt giống và các vật liệu sinh sản thực vật khác; nông sản chế biến làm thực phẩm; thức ăn chăn nuôi; hoặc một số sản phẩm khác có liên quan chặt chẽ đến nông nghiệp được liệt kê trong Phụ lục I của Quy định 2018/848.

(ii) Sản phẩm tuân thủ các Chương II, III và IV của Quy định 2018/848 về các nguyên tắc sản xuất hữu cơ, các nguyên tắc về dán nhãn hữu cơ và tất cả các nhà kinh doanh phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan kiểm soát hoặc các cơ quan kiểm soát được công nhận phù hợp của EU, và các cơ quan hoặc cơ quan có thẩm quyền đã cung cấp cho tất cả các nhà kinh doanh và nhà xuất khẩu giấy chứng nhận xác nhận rằng họ tuân thủ Quy định này;

(iii) Các nhà kinh doanh ở các nước thứ ba phải cung cấp cho các nhà nhập khẩu và các cơ quan chức năng quốc gia trong Liên minh và ở các nước thứ ba đó thông tin cho phép xác định các nhà kinh doanh là nhà cung cấp của họ và các cơ quan kiểm soát, nhằm đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm hữu cơ hoặc sản phẩm chuyển đổi liên quan. Thông tin đó cũng phải được cung cấp cho các cơ quan kiểm soát hoặc cơ quan kiểm soát của nhà nhập khẩu.

Việc tuân thủ các điều kiện và biện pháp nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm chuyển đổi vào Liên minh sẽ được xác định tại các chốt kiểm soát biên giới, theo Điều 47 (1) của Quy định (EU) 2017/625. Tần suất của các cuộc kiểm tra thực tế được đề cập trong Điều 49 (2) của Quy định đó sẽ phụ thuộc vào khả năng không tuân thủ như được định nghĩa tại Điều 3 của Quy định 2018/848.

Ủy ban Châu Âu sẽ thiết lập một danh sách cập nhật các cơ quan kiểm soát/cơ quan có thẩm quyền được công nhận và ủy quyền thực hiện kiểm soát và chứng nhận ở các nước không thuộc Liên minh châu Âu theo các quy định mới.

Trên thực tế, danh sách hiện tại của các cơ quan kiểm soát được công nhận và các cơ quan kiểm soát ở các nước thứ ba sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng 12 năm 2024 để cho các cơ quan kiểm soát và các nhà điều hành được chứng nhận của họ ở các nước thứ ba thời gian để khắc phục các tác động của đại dịch COVID-19 và để sẵn sàng cho các điều khoản mới.

Nông dân ở các nước không thuộc châu Âu sẽ tiếp tục đạt chứng nhận hữu cơ thông qua cùng một tổ chức chứng nhận cho đến cuối năm 2024 nhưng ngay từ bây giờ nên thích nghi với các quy tắc mới này vì sẽ bắt đầu áp dụng vào ngày 1 tháng 1 năm 2022.

  1. Tiêu chuẩn hữu cơ duy nhất

Cho đến nay, Liên minh châu Âu cho rằng các tiêu chuẩn hữu cơ khác ở các nước không thuộc châu Âu có thể được coi là “tương đương” với tiêu chuẩn châu Âu. Trong một số trường hợp hạn chế, các sản phẩm được sản xuất hữu cơ theo các tiêu chuẩn không phải của châu Âu vẫn có thể được bán trên thị trường EU bằng cách sử dụng biểu tượng hữu cơ của EU.

Nguyên tắc tương đương sẽ được thay thế bằng yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc của EU đối với hàng nhập khẩu hữu cơ từ các nước không thuộc EU (theo Quy định 2018/848 của EU). Nghĩa là đối với các quốc gia có Thỏa thuận tương đương với EU (ở Mỹ Latinh, Argentina, Chile và Costa Rica) sẽ ngừng áp dụng và sẽ cần được đàm phán lại.

Đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác (trên thực tế là hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam), một sản phẩm hữu cơ sẽ cần phải tuân thủ tất cả các quy tắc sản xuất hữu cơ được xác định trong quy định mới này (2018/848) và sẽ phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan kiểm soát hoặc các cơ quan kiểm soát được Ủy ban châu Âu công nhận.

Các nguyên tắc cụ thể mới áp dụng cho các hoạt động canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản hữu cơ

(i) Duy trì và nâng cao tuổi thọ của đất và độ phì tự nhiên của đất, ổn định đất, giữ nước cho đất và đa dạng sinh học của đất, ngăn ngừa và chống thất thoát chất hữu cơ trong đất, và nuôi dưỡng thực vật chủ yếu thông qua hệ sinh thái đất;

(ii) Hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo và các yếu tố đầu vào bên ngoài;

(iii) Tái chế chất thải và phụ phẩm có nguồn gốc động thực vật làm đầu vào cho sản xuất cây trồng và vật nuôi;

(iv) Duy trì sức khỏe cây trồng bằng các biện pháp phòng trừ, cụ thể là lựa chọn loài, giống hoặc vật liệu dị hợp thích hợp có khả năng chống chịu sâu bệnh, luân canh cây trồng thích hợp, các biện pháp cơ học, vật lý và bảo vệ thiên địch của dịch hại;

(v) Sử dụng hạt giống và động vật có mức độ đa dạng di truyền cao, kháng bệnh và kéo dài tuổi thọ;

(vi) Trong việc lựa chọn giống cây trồng, có tính đến đặc thù của các hệ thống sản xuất hữu cơ cụ thể, tập trung vào hiệu suất nông học, khả năng kháng bệnh, thích ứng với các điều kiện khí hậu và đất đai đa dạng của địa phương;

(vii) Sản xuất các giống hữu cơ thông qua khả năng sinh sản tự nhiên và tập trung vào việc ngăn chặn sinh sản không tự nhiên;

(viii) Người nông dân có thể sử dụng vật liệu tái tạo cây trồng thu được từ trang trại của họ để nuôi dưỡng các nguồn gen thích nghi đến các điều kiện đặc biệt của sản xuất hữu cơ;

(ix) Trong việc lựa chọn giống vật nuôi, xét đến mức độ đa dạng di truyền cao, khả năng thích nghi của vật nuôi với điều kiện địa phương, giá trị giống, tuổi thọ, sức sống và khả năng chống chịu bệnh tật, sức khỏe của vật nuôi;

(x) Thực hành sản xuất chăn nuôi thích hợp với địa điểm và đất đai;

(xi) Áp dụng các phương pháp chăn nuôi nhằm nâng cao hệ thống miễn dịch và tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên chống lại bệnh tật;

(xii) Cho vật nuôi ăn bằng thức ăn hữu cơ bao gồm các thành phần nông nghiệp do sản xuất hữu cơ và các chất phi nông nghiệp tự nhiên;

(xiii) Sản xuất các sản phẩm chăn nuôi hữu cơ có nguồn gốc từ động vật được nuôi bằng phương pháp hữu cơ trong suốt cuộc đời của chúng kể từ khi chúng mới sinh hoặc nở ra;

(xiv) Duy trì chất lượng của môi trường thủy sinh và chất lượng của các hệ sinh thái thủy sinh và xung quanh trên cạn;

(xv) Cho các sinh vật thủy sinh ăn thức ăn từ thủy sản khai thác bền vững theo Quy định (EU) số 1380/2013 hoặc bằng thức ăn hữu cơ bao gồm các thành phần nông nghiệp được sản xuất hữu cơ, bao gồm nuôi trồng thủy sản hữu cơ và các chất phi nông nghiệp tự nhiên;

(xvi) Tránh bất kỳ mối nguy hiểm nào đối với các loài bảo tồn có thể phát sinh từ sản xuất hữu cơ. (còn tiếp…)

 (Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển)




NHUẬN BÚT


Tác giả: sưu tầm
Tiêu đề: Các quy định pháp luật của Liên minh Châu âu về sản phẩm hữu cơ
Ngày xuất bản: ngày 11 tháng 03 năm 2022
Nội dung:

Kể từ ngày 1/1/2022, các quy tắc mới liên quan đến sản xuất hữu cơ, chứng nhận sản phẩm hữu cơ và nhập khẩu thực phẩm hữu cơ sẽ áp dụng ở châu Âu theo quy định EU 2018/848. Quy định này áp dụng cho cả nông dân ở châu Âu và ở cả các quốc gia khác muốn bán sản phẩm hữu cơ của họ vào châu Âu, bãi bỏ Quy định (EC) 834/2007 ngày 28/6/2007. Quy định mới sẽ giúp tăng cường hệ thống kiểm soát, giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng hơn nữa đối với hệ thống sản phẩm hữu cơ của EU; các quy định mới cho các nhà sản xuất sẽ giúp các hộ nông dân nhỏ chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ dễ dàng hơn; các quy định mới về các sản phẩm hữu cơ nhập khẩu giúp đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm hữu cơ được bán ở Châu Âu đều có cùng tiêu chuẩn. Các điểm mới và nổi bật trong quy định nhập khẩu mới, gồm:

  1. Phạm vi sản phẩm

Phạm vi của các quy tắc hữu cơ được mở rộng, bao gồm danh sách các sản phẩm rộng hơn so với trước đây. Các sản phẩm mới bao gồm: muối, nút chai, sáp ong, mate, lá nho, tinh dầu và tâm cọ (palm hearts). Danh sách đầy đủ xem tại Phụ lục I của Quy định.

  1. Quy định đối với các sản phẩm hữu cơ nhập khẩu vào EU

Để được nhập khẩu vào EU, các sản phẩm hữu cơ cần phải tuân thủ tất cả các quy tắc sản xuất hữu cơ được xác định trong quy định mới này (2018/848) và sẽ phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan kiểm soát được Ủy ban châu Âu công nhận.

Sản phẩm hữu cơ nhập khẩu vào EU phải đáp ứng các điều kiện sau:

(i) Sản phẩm là các sản phẩm nông nghiệp sống hoặc chưa qua chế biến, bao gồm hạt giống và các vật liệu sinh sản thực vật khác; nông sản chế biến làm thực phẩm; thức ăn chăn nuôi; hoặc một số sản phẩm khác có liên quan chặt chẽ đến nông nghiệp được liệt kê trong Phụ lục I của Quy định 2018/848.

(ii) Sản phẩm tuân thủ các Chương II, III và IV của Quy định 2018/848 về các nguyên tắc sản xuất hữu cơ, các nguyên tắc về dán nhãn hữu cơ và tất cả các nhà kinh doanh phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan kiểm soát hoặc các cơ quan kiểm soát được công nhận phù hợp của EU, và các cơ quan hoặc cơ quan có thẩm quyền đã cung cấp cho tất cả các nhà kinh doanh và nhà xuất khẩu giấy chứng nhận xác nhận rằng họ tuân thủ Quy định này;

(iii) Các nhà kinh doanh ở các nước thứ ba phải cung cấp cho các nhà nhập khẩu và các cơ quan chức năng quốc gia trong Liên minh và ở các nước thứ ba đó thông tin cho phép xác định các nhà kinh doanh là nhà cung cấp của họ và các cơ quan kiểm soát, nhằm đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm hữu cơ hoặc sản phẩm chuyển đổi liên quan. Thông tin đó cũng phải được cung cấp cho các cơ quan kiểm soát hoặc cơ quan kiểm soát của nhà nhập khẩu.

Việc tuân thủ các điều kiện và biện pháp nhập khẩu các sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm chuyển đổi vào Liên minh sẽ được xác định tại các chốt kiểm soát biên giới, theo Điều 47 (1) của Quy định (EU) 2017/625. Tần suất của các cuộc kiểm tra thực tế được đề cập trong Điều 49 (2) của Quy định đó sẽ phụ thuộc vào khả năng không tuân thủ như được định nghĩa tại Điều 3 của Quy định 2018/848.

Ủy ban Châu Âu sẽ thiết lập một danh sách cập nhật các cơ quan kiểm soát/cơ quan có thẩm quyền được công nhận và ủy quyền thực hiện kiểm soát và chứng nhận ở các nước không thuộc Liên minh châu Âu theo các quy định mới.

Trên thực tế, danh sách hiện tại của các cơ quan kiểm soát được công nhận và các cơ quan kiểm soát ở các nước thứ ba sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng 12 năm 2024 để cho các cơ quan kiểm soát và các nhà điều hành được chứng nhận của họ ở các nước thứ ba thời gian để khắc phục các tác động của đại dịch COVID-19 và để sẵn sàng cho các điều khoản mới.

Nông dân ở các nước không thuộc châu Âu sẽ tiếp tục đạt chứng nhận hữu cơ thông qua cùng một tổ chức chứng nhận cho đến cuối năm 2024 nhưng ngay từ bây giờ nên thích nghi với các quy tắc mới này vì sẽ bắt đầu áp dụng vào ngày 1 tháng 1 năm 2022.

  1. Tiêu chuẩn hữu cơ duy nhất

Cho đến nay, Liên minh châu Âu cho rằng các tiêu chuẩn hữu cơ khác ở các nước không thuộc châu Âu có thể được coi là “tương đương” với tiêu chuẩn châu Âu. Trong một số trường hợp hạn chế, các sản phẩm được sản xuất hữu cơ theo các tiêu chuẩn không phải của châu Âu vẫn có thể được bán trên thị trường EU bằng cách sử dụng biểu tượng hữu cơ của EU.

Nguyên tắc tương đương sẽ được thay thế bằng yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc của EU đối với hàng nhập khẩu hữu cơ từ các nước không thuộc EU (theo Quy định 2018/848 của EU). Nghĩa là đối với các quốc gia có Thỏa thuận tương đương với EU (ở Mỹ Latinh, Argentina, Chile và Costa Rica) sẽ ngừng áp dụng và sẽ cần được đàm phán lại.

Đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác (trên thực tế là hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam), một sản phẩm hữu cơ sẽ cần phải tuân thủ tất cả các quy tắc sản xuất hữu cơ được xác định trong quy định mới này (2018/848) và sẽ phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan kiểm soát hoặc các cơ quan kiểm soát được Ủy ban châu Âu công nhận.

Các nguyên tắc cụ thể mới áp dụng cho các hoạt động canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản hữu cơ

(i) Duy trì và nâng cao tuổi thọ của đất và độ phì tự nhiên của đất, ổn định đất, giữ nước cho đất và đa dạng sinh học của đất, ngăn ngừa và chống thất thoát chất hữu cơ trong đất, và nuôi dưỡng thực vật chủ yếu thông qua hệ sinh thái đất;

(ii) Hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo và các yếu tố đầu vào bên ngoài;

(iii) Tái chế chất thải và phụ phẩm có nguồn gốc động thực vật làm đầu vào cho sản xuất cây trồng và vật nuôi;

(iv) Duy trì sức khỏe cây trồng bằng các biện pháp phòng trừ, cụ thể là lựa chọn loài, giống hoặc vật liệu dị hợp thích hợp có khả năng chống chịu sâu bệnh, luân canh cây trồng thích hợp, các biện pháp cơ học, vật lý và bảo vệ thiên địch của dịch hại;

(v) Sử dụng hạt giống và động vật có mức độ đa dạng di truyền cao, kháng bệnh và kéo dài tuổi thọ;

(vi) Trong việc lựa chọn giống cây trồng, có tính đến đặc thù của các hệ thống sản xuất hữu cơ cụ thể, tập trung vào hiệu suất nông học, khả năng kháng bệnh, thích ứng với các điều kiện khí hậu và đất đai đa dạng của địa phương;

(vii) Sản xuất các giống hữu cơ thông qua khả năng sinh sản tự nhiên và tập trung vào việc ngăn chặn sinh sản không tự nhiên;

(viii) Người nông dân có thể sử dụng vật liệu tái tạo cây trồng thu được từ trang trại của họ để nuôi dưỡng các nguồn gen thích nghi đến các điều kiện đặc biệt của sản xuất hữu cơ;

(ix) Trong việc lựa chọn giống vật nuôi, xét đến mức độ đa dạng di truyền cao, khả năng thích nghi của vật nuôi với điều kiện địa phương, giá trị giống, tuổi thọ, sức sống và khả năng chống chịu bệnh tật, sức khỏe của vật nuôi;

(x) Thực hành sản xuất chăn nuôi thích hợp với địa điểm và đất đai;

(xi) Áp dụng các phương pháp chăn nuôi nhằm nâng cao hệ thống miễn dịch và tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên chống lại bệnh tật;

(xii) Cho vật nuôi ăn bằng thức ăn hữu cơ bao gồm các thành phần nông nghiệp do sản xuất hữu cơ và các chất phi nông nghiệp tự nhiên;

(xiii) Sản xuất các sản phẩm chăn nuôi hữu cơ có nguồn gốc từ động vật được nuôi bằng phương pháp hữu cơ trong suốt cuộc đời của chúng kể từ khi chúng mới sinh hoặc nở ra;

(xiv) Duy trì chất lượng của môi trường thủy sinh và chất lượng của các hệ sinh thái thủy sinh và xung quanh trên cạn;

(xv) Cho các sinh vật thủy sinh ăn thức ăn từ thủy sản khai thác bền vững theo Quy định (EU) số 1380/2013 hoặc bằng thức ăn hữu cơ bao gồm các thành phần nông nghiệp được sản xuất hữu cơ, bao gồm nuôi trồng thủy sản hữu cơ và các chất phi nông nghiệp tự nhiên;

(xvi) Tránh bất kỳ mối nguy hiểm nào đối với các loài bảo tồn có thể phát sinh từ sản xuất hữu cơ. (còn tiếp…)

 (Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển)




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây