HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Cảnh báo loại đồ uống làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ chỉ sau 1 giờ uống
Nội dung:

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát hiện ra rằng, một số loại đồ uống như rượu, bia có nguy cơ gây đột quỵ cao chỉ sau 1 giờ uống.

Nghiên cứu cho thấy, uống bia, rượu vang hay rượu mạnh đều làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ chỉ 1 giờ sau khi uống. Tác giả cao cấp của nghiên cứu, Tiến sĩ – bác sĩ Murray A. Mittleman, Giám đốc của bộ phận Nghiên cứu Tim mạch tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess thuộc Trường Y Harvard (Mỹ) cho biết, tác hại của bia rượu đối với nguy cơ đột quỵ tùy thuộc vào lượng bia rượu uống vào và tần suất uống.

Trước nghiên cứu này, các nhà khoa học không biết liệu uống rượu có ngay lập tức gây ra đột quỵ hay không. Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn 390 bệnh nhân khoảng 3 ngày sau khi bị đột quỵ. Có 14 bệnh nhân đã uống bia rượu trong vòng 1 giờ trước khi khởi phát đột quỵ. Kết quả cho thấy, so với khi không uống rượu, nguy cơ đột quỵ sau khi uống rượu tăng gấp: 2,3 lần trong 1 giờ đầu tiên và 1,6 lần trong giờ thứ 2. 

 

Bia rượu là hai loại đồ uống gây đột quỵ cao. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Đáng chú ý, kết quả cho thấy uống rượu vang, bia hay rượu mạnh đều tăng nguy cơ đột quỵ như nhau. Ngay cả khi đã loại trừ các tác nhân tiềm ẩn gây đột quỵ khác, kết quả vẫn như vậy. Tiến sĩ Mittleman nói: Tác hại của việc uống nhiều rượu bia đó là đều làm tăng nguy cơ đột quỵ cả trong ngắn hạn và dài hạn. Ngay sau khi uống rượu, huyết áp tăng và các tiểu cầu trong máu trở nên đặc hơn, có thể làm tăng khả năng hình thành cục máu đông.

Tiến sĩ Mittleman nói thêm, điều quan trọng cần lưu ý là kết quả này có thể không đúng đối với bệnh nhân bị đột quỵ nặng.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, có nhiều yếu tố gây đột quỵ như người trên 55 tuổi dễ bị đột quỵ hơn, mặc dù khoảng 1/4 trường hợp đột quỵ xảy ra ở người trẻ. Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ, sẽ có nguy cơ cao hơn. Người đã từng bị đột quỵ, như thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc đau tim sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn.

Liên quan tới đột quỵ, các bác sĩ tại Bệnh viện Vinmec cho biết, đột quỵ nói chung và đột quỵ mùa đông nói riêng sẽ xảy ra một cách đột ngột và không có dấu hiệu báo trước, có thể người bệnh sinh hoạt bình thường 1-2 giây trước nhưng 1-2 giây sau đã xảy ra bất thường, liệt nửa người, nói đớ… Để phòng ngừa đột quỵ cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ bệnh nền dẫn đến đột quỵ.

Trên thế giới, cứ 40 giây có một bệnh nhân đột quỵ, cứ 3 phút có một trường hợp đột quỵ tử vong. Theo thống kê của Hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, nước ta có khoảng 200.000 bệnh nhân đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ cấp đặc biệt nguy hiểm bởi nguy cơ tử vong cao, lên đến 50%, thời gian tử vong nhanh, trường hợp được cứu sống có thể bị di chứng nặng nề, chi phí điều trị đột quỵ não tốn kém và tỷ lệ tái phát cao.

Ở một số nước ôn đới như Hàn Quốc, các nước Châu Âu vào mùa lạnh số người bị đột quỵ mùa đông có sự gia tăng so với mùa nóng. Điều này chứng tỏ yếu tố thời tiết có liên quan đến người bị đột quỵ. Về mặt khoa học, việc tắm đêm và tắm lạnh thì không thể nào trực tiếp gây vỡ mạch máu não hoặc đột quỵ nhồi máu não. Tuy nhiên, việc tắm đêm, tắm lạnh gây xáo trộn nhiệt độ đột ngột hoặc nhanh khiến cơ thể phản ứng và gây ảnh hưởng huyết áp hoặc bệnh nền và khiến người bệnh bị đột quỵ.

Để phòng ngừa đột quỵ mùa đông, bên cạnh việc kiểm soát và điều trị các yếu tố nguy cơ, người bệnh có thể áp dụng biện pháp phòng ngừa sau: Khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng; Thay đổi lối sống; Tập thể dục đều đặn; Kiểm soát huyết áp; Chế độ dinh dưỡng hợp lý; Điều trị các bệnh lý nguy cơ đột quỵ bao gồm tiểu đường, cao huyết áp, rung nhĩ, tim mạch…




NHUẬN BÚT


Tác giả: Sưu tầm
Tiêu đề: Cảnh báo loại đồ uống làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ chỉ sau 1 giờ uống
Ngày xuất bản: ngày 10 tháng 10 năm 2022
Nội dung:

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát hiện ra rằng, một số loại đồ uống như rượu, bia có nguy cơ gây đột quỵ cao chỉ sau 1 giờ uống.

Nghiên cứu cho thấy, uống bia, rượu vang hay rượu mạnh đều làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ chỉ 1 giờ sau khi uống. Tác giả cao cấp của nghiên cứu, Tiến sĩ – bác sĩ Murray A. Mittleman, Giám đốc của bộ phận Nghiên cứu Tim mạch tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess thuộc Trường Y Harvard (Mỹ) cho biết, tác hại của bia rượu đối với nguy cơ đột quỵ tùy thuộc vào lượng bia rượu uống vào và tần suất uống.

Trước nghiên cứu này, các nhà khoa học không biết liệu uống rượu có ngay lập tức gây ra đột quỵ hay không. Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn 390 bệnh nhân khoảng 3 ngày sau khi bị đột quỵ. Có 14 bệnh nhân đã uống bia rượu trong vòng 1 giờ trước khi khởi phát đột quỵ. Kết quả cho thấy, so với khi không uống rượu, nguy cơ đột quỵ sau khi uống rượu tăng gấp: 2,3 lần trong 1 giờ đầu tiên và 1,6 lần trong giờ thứ 2. 

 

Bia rượu là hai loại đồ uống gây đột quỵ cao. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Đáng chú ý, kết quả cho thấy uống rượu vang, bia hay rượu mạnh đều tăng nguy cơ đột quỵ như nhau. Ngay cả khi đã loại trừ các tác nhân tiềm ẩn gây đột quỵ khác, kết quả vẫn như vậy. Tiến sĩ Mittleman nói: Tác hại của việc uống nhiều rượu bia đó là đều làm tăng nguy cơ đột quỵ cả trong ngắn hạn và dài hạn. Ngay sau khi uống rượu, huyết áp tăng và các tiểu cầu trong máu trở nên đặc hơn, có thể làm tăng khả năng hình thành cục máu đông.

Tiến sĩ Mittleman nói thêm, điều quan trọng cần lưu ý là kết quả này có thể không đúng đối với bệnh nhân bị đột quỵ nặng.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, có nhiều yếu tố gây đột quỵ như người trên 55 tuổi dễ bị đột quỵ hơn, mặc dù khoảng 1/4 trường hợp đột quỵ xảy ra ở người trẻ. Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ, sẽ có nguy cơ cao hơn. Người đã từng bị đột quỵ, như thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc đau tim sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn.

Liên quan tới đột quỵ, các bác sĩ tại Bệnh viện Vinmec cho biết, đột quỵ nói chung và đột quỵ mùa đông nói riêng sẽ xảy ra một cách đột ngột và không có dấu hiệu báo trước, có thể người bệnh sinh hoạt bình thường 1-2 giây trước nhưng 1-2 giây sau đã xảy ra bất thường, liệt nửa người, nói đớ… Để phòng ngừa đột quỵ cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ bệnh nền dẫn đến đột quỵ.

Trên thế giới, cứ 40 giây có một bệnh nhân đột quỵ, cứ 3 phút có một trường hợp đột quỵ tử vong. Theo thống kê của Hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, nước ta có khoảng 200.000 bệnh nhân đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ cấp đặc biệt nguy hiểm bởi nguy cơ tử vong cao, lên đến 50%, thời gian tử vong nhanh, trường hợp được cứu sống có thể bị di chứng nặng nề, chi phí điều trị đột quỵ não tốn kém và tỷ lệ tái phát cao.

Ở một số nước ôn đới như Hàn Quốc, các nước Châu Âu vào mùa lạnh số người bị đột quỵ mùa đông có sự gia tăng so với mùa nóng. Điều này chứng tỏ yếu tố thời tiết có liên quan đến người bị đột quỵ. Về mặt khoa học, việc tắm đêm và tắm lạnh thì không thể nào trực tiếp gây vỡ mạch máu não hoặc đột quỵ nhồi máu não. Tuy nhiên, việc tắm đêm, tắm lạnh gây xáo trộn nhiệt độ đột ngột hoặc nhanh khiến cơ thể phản ứng và gây ảnh hưởng huyết áp hoặc bệnh nền và khiến người bệnh bị đột quỵ.

Để phòng ngừa đột quỵ mùa đông, bên cạnh việc kiểm soát và điều trị các yếu tố nguy cơ, người bệnh có thể áp dụng biện pháp phòng ngừa sau: Khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng; Thay đổi lối sống; Tập thể dục đều đặn; Kiểm soát huyết áp; Chế độ dinh dưỡng hợp lý; Điều trị các bệnh lý nguy cơ đột quỵ bao gồm tiểu đường, cao huyết áp, rung nhĩ, tim mạch…




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây