HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Điều gì xảy ra sau 5 năm cho doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm?
Nội dung:

Sau 5 năm Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2.2.2018 (NĐ 15) của Chính phủ quy định một số điều Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực, bên cạnh những ưu điểm, quy định doanh nghiệp (DN) tự công bố sản phẩm đã bộc lộ nhiều hạn chế.

Ngày 8.10, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức tọa đàm pháp luật với chủ đề "Thực trạng việc tự công bố sản phẩm sau 5 năm thực hiện".

Điều đặc biệt ở Nghị định 15 là cho phép hơn 90% loại sản phẩm được tự công bố chất lượng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công bố đó. Việc kiểm tra của cơ quan chức năng cũng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Do đó, đây chính là một trong những bất cập lớn của NĐ 15.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu phát biểu tại chương trình - Ảnh: Tú Viên

Luật sư Nguyễn Văn Hậu phát biểu tại chương trình - Ảnh: Tú Viên

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Đoàn luật sư TP.HCM, một số DN chưa có ý thức cao, dù biết sản phẩm chưa đủ điều kiện lưu thông trên thị trường nhưng vẫn tự công bố để sản phẩm được lưu hành. Bên cạnh đó, cơ chế kiểm soát chất lượng (hậu kiểm) còn hạn chế.

Ông Nguyễn Văn Hậu nhấn mạnh, quy định hiện tại không cho phép DN thuộc đối tượng sản phẩm được tự công bố có thể lựa chọn hình thức đăng ký bản công bố sản phẩm thay cho việc tự công bố. Thế nhưng, đối với các DN nhỏ mới thành lập, niềm tin của khách hàng sẽ khó xây dựng hơn so với các sản phẩm có cơ quan Nhà nước chứng nhận. Khách hàng phần lớn sẽ khó tin vào sự "tự khai" của DN và mong muốn có sự chứng nhận đối với sản phẩm từ cơ quan chức năng.

Qua đó, ông Hậu kiến nghị sửa đổi quy định cho phép các DN có sản phẩm thuộc đối tượng được phép tự công bố sản phẩm có thể linh hoạt lựa chọn giữa tự công bố sản phẩm và đăng ký bản công bố để tạo điều kiện cho những DN mong muốn được sự công nhận của cơ quan nhà nước, từ đó thu hút khách hàng, gia tăng cạnh tranh lành mạnh.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu đề nghị bổ sung quy định chi tiết về các thông tin cần đăng tải và công bố như các thành phần, phụ gia phụ phẩm, các kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm… để dễ dàng hơn trong việc xác minh cũng như sớm phát hiện các sản phẩm lỗi trước khi đến tay người tiêu dùng.

Chia sẻ tại tọa đàm, PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, cho biết từ khi NĐ 15 đi vào cuộc sống đến nay, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP đã nhận hơn 180.000 hồ sơ DN tự công bố và đã thực hiện hậu kiểm hơn 80% hồ sơ trên giấy tờ. Kết quả chỉ 45% hồ sơ đáp ứng yêu cầu, 55% hồ sơ không đạt do DN kê khai chưa đủ, chưa đúng quy định.

"Ban đã liên hệ DN để yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa. Chỉ 52 DN bị xử phạt vì sai sót quá lớn với tổng số tiền xử phạt lên đến hơn 3 tỉ đồng. Gần đây nhất, Ban đã đã xử phạt 1 DN rất lớn do DN này tự công bố sản phẩm thuộc danh mục phải làm hồ sơ công bố", bà Phong Lan nói thêm.




NHUẬN BÚT


Tác giả: Sưu tầm
Tiêu đề: Điều gì xảy ra sau 5 năm cho doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm?
Ngày xuất bản: ngày 10 tháng 10 năm 2022
Nội dung:

Sau 5 năm Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2.2.2018 (NĐ 15) của Chính phủ quy định một số điều Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực, bên cạnh những ưu điểm, quy định doanh nghiệp (DN) tự công bố sản phẩm đã bộc lộ nhiều hạn chế.

Ngày 8.10, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức tọa đàm pháp luật với chủ đề "Thực trạng việc tự công bố sản phẩm sau 5 năm thực hiện".

Điều đặc biệt ở Nghị định 15 là cho phép hơn 90% loại sản phẩm được tự công bố chất lượng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công bố đó. Việc kiểm tra của cơ quan chức năng cũng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Do đó, đây chính là một trong những bất cập lớn của NĐ 15.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu phát biểu tại chương trình - Ảnh: Tú Viên

Luật sư Nguyễn Văn Hậu phát biểu tại chương trình - Ảnh: Tú Viên

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Đoàn luật sư TP.HCM, một số DN chưa có ý thức cao, dù biết sản phẩm chưa đủ điều kiện lưu thông trên thị trường nhưng vẫn tự công bố để sản phẩm được lưu hành. Bên cạnh đó, cơ chế kiểm soát chất lượng (hậu kiểm) còn hạn chế.

Ông Nguyễn Văn Hậu nhấn mạnh, quy định hiện tại không cho phép DN thuộc đối tượng sản phẩm được tự công bố có thể lựa chọn hình thức đăng ký bản công bố sản phẩm thay cho việc tự công bố. Thế nhưng, đối với các DN nhỏ mới thành lập, niềm tin của khách hàng sẽ khó xây dựng hơn so với các sản phẩm có cơ quan Nhà nước chứng nhận. Khách hàng phần lớn sẽ khó tin vào sự "tự khai" của DN và mong muốn có sự chứng nhận đối với sản phẩm từ cơ quan chức năng.

Qua đó, ông Hậu kiến nghị sửa đổi quy định cho phép các DN có sản phẩm thuộc đối tượng được phép tự công bố sản phẩm có thể linh hoạt lựa chọn giữa tự công bố sản phẩm và đăng ký bản công bố để tạo điều kiện cho những DN mong muốn được sự công nhận của cơ quan nhà nước, từ đó thu hút khách hàng, gia tăng cạnh tranh lành mạnh.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu đề nghị bổ sung quy định chi tiết về các thông tin cần đăng tải và công bố như các thành phần, phụ gia phụ phẩm, các kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm… để dễ dàng hơn trong việc xác minh cũng như sớm phát hiện các sản phẩm lỗi trước khi đến tay người tiêu dùng.

Chia sẻ tại tọa đàm, PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, cho biết từ khi NĐ 15 đi vào cuộc sống đến nay, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP đã nhận hơn 180.000 hồ sơ DN tự công bố và đã thực hiện hậu kiểm hơn 80% hồ sơ trên giấy tờ. Kết quả chỉ 45% hồ sơ đáp ứng yêu cầu, 55% hồ sơ không đạt do DN kê khai chưa đủ, chưa đúng quy định.

"Ban đã liên hệ DN để yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa. Chỉ 52 DN bị xử phạt vì sai sót quá lớn với tổng số tiền xử phạt lên đến hơn 3 tỉ đồng. Gần đây nhất, Ban đã đã xử phạt 1 DN rất lớn do DN này tự công bố sản phẩm thuộc danh mục phải làm hồ sơ công bố", bà Phong Lan nói thêm.




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây