HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Định vị thương hiệu sản phẩm thông qua việc truy xuất nguồn gốc
Nội dung:

Truy xuất nguồn gốc không chỉ là bước để các doanh nghiệp tạo sự tin tưởng nơi khách hàng mà còn là “bức tường” bảo vệ uy tín sản phẩm và doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không chỉ chinh phục thị trường trong nước, mà còn hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại.

Định vị thương hiệu là gì?

Thương hiệu của các doanh nghiệp, công ty là một yếu tố quan trọng hàng đầu để khẳng định vị trí của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Một thương hiệu nổi tiếng, uy tín sẽ thu hút được đông đảo khách hàng tại thị trường trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, thương hiệu hơn bao giờ hết, ngày một trở nên quan trọng. Việc định vị thương hiệu cũng ngày càng trở nên quan trọng.

Theo như định nghĩa của P. Kotler thì “định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng”. Cũng định nghĩa đó, theo Marc Filser “định vị thương hiệu là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Hay cụ thể hơn, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình”. Nói tóm lại, giống như con người cần một vị thế trong xã hội để được tôn trọng và khẳng định bản thân thì thương hiệu cũng cần được định vị để khẳng định sản phẩm của thương hiệu cũng như khẳng định sức ảnh hưởng của công ty với thương hiệu.

Định vị thương hiệu đặt ra mục tiêu là tạo cho thương hiệu hình ảnh riêng so với các thương hiệu khác. Dù ở hình thức nào, thương hiệu cũng phải có nét riêng tách biệt, giúp khách hàng phân biệt với những sản phẩm cùng loại. Việc định vị thương hiệu nên được hình thành ngay trong quá trình thiết kế nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu.

Các chiến lược định vị mà các doanh nghiệp có thể áp dụng trong việc định vị thương hiệu của mình: Định vị dựa vào vấn đề, giải pháp; Định vị dựa vào tính năng; Định vị theo chất lượng; Định vị dựa vào đối thủ; Định vị dựa vào giá trị; Định vị dựa vào công dụng; Định vị dựa vào mối quan hệ; Định vị dựa vào mong ước; Định vị dựa vào cảm xúc

Tại sao cần định vị thương hiệu cho sản phẩm thông qua việc truy xuất nguồn gốc?

Truy xuất nguồn gốc để nhận diện giá trị sản phẩm (định vị dựa vào giá trị)

Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối.

Đối với doanh nghiệp, truy xuất nguồn gốc giúp kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi, xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa. Đây không chỉ là bước để các doanh nghiệp tạo sự tin tưởng nơi khách hàng mà còn là “bức tường” bảo vệ uy tín sản phẩm và doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không chỉ chinh phục thị trường trong nước, mà còn hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, đây chính là công cụ hữu ích phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thị trường hàng hóa.

Bên cạnh đó, truy xuất nguồn gốc hàng hóa cũng góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Đối với xuất khẩu hàng hóa, nếu không đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thì sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh. Khi áp dụng truy xuất nguồn gốc vào hàng hóa xuất khẩu, tức là đã tiến thêm một bước trong việc hội nhập sâu vào chuỗi giá trị chung.

Còn đối với hàng hóa nhập khẩu, thông qua việc truy xuất có thể kiểm soát chất lượng của các mặt hàng nhập khẩu tốt hơn, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng và sự cạnh tranh bình đẳng giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước.

Truy xuất nguồn gốc để nhận diện chất lượng sản phẩm (định vị dựa vào chất lượng)

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Việt Nam bởi hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ngày càng tràn lan và trở thành “cơn ác mộng” đối với người tiêu dùng.

Việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong những định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu minh bạch, nhận diện giá trị, định vị thương hiệu sản phẩm (Định vị theo chất lượng) nhằm đẩy mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, ngành hàng.

Đặc biệt, trong bối cảnh người tiêu dùng trong nước ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa như lương thực, thực phẩm… việc truy xuất nguồn gốc được coi là “chìa khóa” khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp họ yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được bảo đảm; đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam.

Truy xuất nguồn gốc để nhận diện mong muốn của cộng đồng và tất cả các bên tham gia (định vị dựa vào mong muốn)

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong xu thế hội nhập là tất yếu để người tiêu dùng đến doanh nghiệp nhận diện được giá trị sản phẩm, đặc biệt truy xuất nguồn gốc còn là giải pháp tối ưu, mang lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên nhận diện được giá trị tham gia vào chuỗi cung ứng.

Một hệ thống truy xuất nguồn gốc cần có sự liên kết giữa các mắt xích, các đơn vị trong chuỗi để mang lại lợi ích cho các bên tham gia, tăng tính minh bạch, qua đó nâng cao uy tín của các sản phẩm trên thị trường.

Không chỉ vậy, đối với xuất khẩu, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nhất là nông sản giúp các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, giúp doanh nghiệp hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại.

Việc chủ động, minh bạch nguồn gốc sản phẩm rất cần thiết, bởi nó tạo cơ sở dữ liệu để lưu trữ và chọn lựa phương án sản xuất kinh doanh cho các kỳ tiếp theo, tránh được việc giả mạo thương hiệu.

Đồng thời, giúp khách hàng, nhà quản lý, các bên liên quan có cơ sở giám sát bất kỳ khi nào họ cần. Đây cũng là căn cứ để giúp chủ cơ sở giám sát nội bộ, bảo vệ trước pháp luật khi bị truy xuất nguồn gốc.

Truy xuất nguồn gốc là tiêu chuẩn bắt buộc để hội nhập (định vị dựa vào vấn đề, giải pháp)

Theo xu thế phát triển của thị trường, bên cạnh những đòi hỏi ngày càng cao nơi doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng đã dần ý thức được việc tự bảo vệ lợi ích và sức khỏe của bản thân.

Đó cũng là lúc việc truy xuất nguồn gốc, nhất là những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như thực phẩm, mỹ phẩm, đồ gia dụng… trở thành tiêu chuẩn bắt buộc.

Nói một cách khác, trong bối cảnh hội nhập thế giới, truy xuất nguồn gốc và hoạt động truy xuất nguồn gốc là nền tảng cho việc sản xuất, xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế số.

Truy xuất nguồn gốc được xác định là một trong những khâu đột phá và ngày càng trở nên cần thiết trong xu thế tất yếu của thị trường khi nhu cầu minh bạch nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hàng hóa được quan tâm nhiều hơn và trở thành tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu, hội nhập kinh tế thế giới.

Đồng thời, truy xuất nguồn gốc góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, hàng hóa của các địa phương, góp phần thiết thực tái cơ cấu ngành trong giai đoạn mới theo hướng công khai, minh bạch, bình đẳng.

Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt sản phẩm nông nghiệp từ vùng trồng đến sản phẩm có vai trò quan trọng bởi việc truy xuất nguồn gốc khẳng định chất lượng sản phẩm trong xuất khẩu sản phẩm ra thế giới.

Đặc biệt, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp quản lý được những loài dịch hại là đối tượng kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu theo yêu cầu nhập khẩu của các nước; kiểm soát được việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản xuất khẩu.

Có thể khẳng định, việc truy xuất nguồn gốc nâng cao uy tín sản phẩm, hàng hóa Việt Nam vào thị trường “khó tính”, thị trường “giá trị cao” như châu Âu, Mỹ, Nhật…

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực sự là tiêu chí bắt buộc để thông qua đó, các cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước được thuận lợi.

Kết luận lợi ích của doanh nghiệp khi định vị thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp qua truy xuất nguồn gốc

Bảo vệ thương hiệu, nâng tầm giá trị doanh nghiệp

Một trong những lợi ích của truy xuất nguồn gốc đầu tiên phải kể đến đó chính là bảo vệ thương hiệu uy tín và nâng tầm giá trị của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Thực tế cho thấy, có không ít các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới bị kẻ xấu lợi dụng, trà trộn bán hàng thật giả lẫn lộn, hủy hoại niềm tin của người tiêu dùng đối với những sản phẩm mà doanh nghiệp đã mất rất nhiều công sức để gây dựng thương hiệu trước đó. Truy xuất nguồn gốc chính là con đường ngắn nhắn giúp bảo vệ uy tín doanh nghiệp một cách hiệu quả, đồng thời truyền tải mọi thông điệp của nhà sản xuất đến tay người tiêu dung chỉ thông qua một thao tác quét mã đơn giản.

Tăng tính cạnh tranh, kích thích hành vi mua hàng

Lợi ích tiếp theo phải kể đến đó chính là giúp tăng tính cạnh tranh, kích thích hành vi mua hàng. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắc khe hơn về chất lượng của sản phẩm hàng hóa, đặc biệt đối với những sản phẩm nông lâm thủy sản… do vậy, việc áp dụng truy xuát nguồn gốc sẽ góp phần mạnh mẽ trong việc nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.

Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư hệ thống

Nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn khi sử dụng tem truy xuất nguồn gốc vì lo ngại sẽ làm tăng giá đầu vào. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác bởi hầu hết hiện nay các đơn vị cung cấp dịch vụ tem truy xuất nguồn gốc có mức phí khá rẻ, mỗi con tem thường chỉ có mức giá dao động khoảng hai hoặc 300 đồng đến gần một nghìn đồng (đối với tem vỡ, phủ cào…) Trong khi đó, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp cả một hệ thống truy xuất nguồn gốc tích hợp được những tính năng của hệ thống phần mềm quản lý kho, quản lý bán hàng, đây là hai tính năng rất quan trọng và cần thiết đối các doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp chỉ cần phải bỏ một chi phí đầu tư nhưng lại nhận được phần mềm có những 3 tính năng chuyên biệt. Ngoài ra, hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thương được vận hành khá đơn giản, nếu biết tận dụng tốt mọi tính năng, doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm được nguồn nhân lực quản lý một cách đáng kể.

Nền tảng để xuất khẩu hàng hóa đi quốc tế

Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều sản phẩm nông sản có giá trị, tuy nhiên thị phần xuất khẩu ra thị trường quốc tế lại khá thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hình thức sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tập trung, quy mô và cách thức còn nhiều hạn chế. Việc áp dụng truy xuất nguồn gốc sẽ giúp hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu sản phẩm phát triển mạnh mẽ, giúp các doanh nghiệp vươn tầm thế giới. Ngoài ra, đối với một số lĩnh vực như nông – thủy sản, truy xuất xuất nguồn gốc thủy sản chính là yếu tố bất buộc đối với toàn bộ doanh nghiệp muốn xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Việc các doanh nghiệp Việt Nam thường bị treo đèn vàng mỗi khi xuất khẩu sản phẩm thủy sản chính là tiếng chuông báo động cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Bảo vệ công đồng, tẩy chay hàng giả hàng nhái ra khỏi Việt Nam

Với mỗi doanh nghiệp, việc áp dụng truy xuất nguồn gốc không đơn thuần chỉ có giá trị về mặt kinh tế, chính trị mà nó còn là cách các doanh nghiệp đang chung tay góp sức bảo vệ lợi ích cộng đồng, đẩy lùi hàng giả hàng nhái ra khỏi thị trường Việt Nam. Đây cũng chính là thông điệp quan trọng vô cùng có ý nghĩa đối với toàn xã hội.




NHUẬN BÚT


Tác giả: Sưu tầm
Tiêu đề: Định vị thương hiệu sản phẩm thông qua việc truy xuất nguồn gốc
Ngày xuất bản: ngày 13 tháng 09 năm 2022
Nội dung:

Truy xuất nguồn gốc không chỉ là bước để các doanh nghiệp tạo sự tin tưởng nơi khách hàng mà còn là “bức tường” bảo vệ uy tín sản phẩm và doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không chỉ chinh phục thị trường trong nước, mà còn hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại.

Định vị thương hiệu là gì?

Thương hiệu của các doanh nghiệp, công ty là một yếu tố quan trọng hàng đầu để khẳng định vị trí của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Một thương hiệu nổi tiếng, uy tín sẽ thu hút được đông đảo khách hàng tại thị trường trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, thương hiệu hơn bao giờ hết, ngày một trở nên quan trọng. Việc định vị thương hiệu cũng ngày càng trở nên quan trọng.

Theo như định nghĩa của P. Kotler thì “định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng”. Cũng định nghĩa đó, theo Marc Filser “định vị thương hiệu là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Hay cụ thể hơn, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình”. Nói tóm lại, giống như con người cần một vị thế trong xã hội để được tôn trọng và khẳng định bản thân thì thương hiệu cũng cần được định vị để khẳng định sản phẩm của thương hiệu cũng như khẳng định sức ảnh hưởng của công ty với thương hiệu.

Định vị thương hiệu đặt ra mục tiêu là tạo cho thương hiệu hình ảnh riêng so với các thương hiệu khác. Dù ở hình thức nào, thương hiệu cũng phải có nét riêng tách biệt, giúp khách hàng phân biệt với những sản phẩm cùng loại. Việc định vị thương hiệu nên được hình thành ngay trong quá trình thiết kế nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu.

Các chiến lược định vị mà các doanh nghiệp có thể áp dụng trong việc định vị thương hiệu của mình: Định vị dựa vào vấn đề, giải pháp; Định vị dựa vào tính năng; Định vị theo chất lượng; Định vị dựa vào đối thủ; Định vị dựa vào giá trị; Định vị dựa vào công dụng; Định vị dựa vào mối quan hệ; Định vị dựa vào mong ước; Định vị dựa vào cảm xúc

Tại sao cần định vị thương hiệu cho sản phẩm thông qua việc truy xuất nguồn gốc?

Truy xuất nguồn gốc để nhận diện giá trị sản phẩm (định vị dựa vào giá trị)

Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối.

Đối với doanh nghiệp, truy xuất nguồn gốc giúp kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi, xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa. Đây không chỉ là bước để các doanh nghiệp tạo sự tin tưởng nơi khách hàng mà còn là “bức tường” bảo vệ uy tín sản phẩm và doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không chỉ chinh phục thị trường trong nước, mà còn hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, đây chính là công cụ hữu ích phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thị trường hàng hóa.

Bên cạnh đó, truy xuất nguồn gốc hàng hóa cũng góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Đối với xuất khẩu hàng hóa, nếu không đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thì sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh. Khi áp dụng truy xuất nguồn gốc vào hàng hóa xuất khẩu, tức là đã tiến thêm một bước trong việc hội nhập sâu vào chuỗi giá trị chung.

Còn đối với hàng hóa nhập khẩu, thông qua việc truy xuất có thể kiểm soát chất lượng của các mặt hàng nhập khẩu tốt hơn, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng và sự cạnh tranh bình đẳng giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước.

Truy xuất nguồn gốc để nhận diện chất lượng sản phẩm (định vị dựa vào chất lượng)

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Việt Nam bởi hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ngày càng tràn lan và trở thành “cơn ác mộng” đối với người tiêu dùng.

Việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong những định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu minh bạch, nhận diện giá trị, định vị thương hiệu sản phẩm (Định vị theo chất lượng) nhằm đẩy mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, ngành hàng.

Đặc biệt, trong bối cảnh người tiêu dùng trong nước ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa như lương thực, thực phẩm… việc truy xuất nguồn gốc được coi là “chìa khóa” khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp họ yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được bảo đảm; đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam.

Truy xuất nguồn gốc để nhận diện mong muốn của cộng đồng và tất cả các bên tham gia (định vị dựa vào mong muốn)

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong xu thế hội nhập là tất yếu để người tiêu dùng đến doanh nghiệp nhận diện được giá trị sản phẩm, đặc biệt truy xuất nguồn gốc còn là giải pháp tối ưu, mang lại lợi ích to lớn cho tất cả các bên nhận diện được giá trị tham gia vào chuỗi cung ứng.

Một hệ thống truy xuất nguồn gốc cần có sự liên kết giữa các mắt xích, các đơn vị trong chuỗi để mang lại lợi ích cho các bên tham gia, tăng tính minh bạch, qua đó nâng cao uy tín của các sản phẩm trên thị trường.

Không chỉ vậy, đối với xuất khẩu, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, nhất là nông sản giúp các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, giúp doanh nghiệp hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại.

Việc chủ động, minh bạch nguồn gốc sản phẩm rất cần thiết, bởi nó tạo cơ sở dữ liệu để lưu trữ và chọn lựa phương án sản xuất kinh doanh cho các kỳ tiếp theo, tránh được việc giả mạo thương hiệu.

Đồng thời, giúp khách hàng, nhà quản lý, các bên liên quan có cơ sở giám sát bất kỳ khi nào họ cần. Đây cũng là căn cứ để giúp chủ cơ sở giám sát nội bộ, bảo vệ trước pháp luật khi bị truy xuất nguồn gốc.

Truy xuất nguồn gốc là tiêu chuẩn bắt buộc để hội nhập (định vị dựa vào vấn đề, giải pháp)

Theo xu thế phát triển của thị trường, bên cạnh những đòi hỏi ngày càng cao nơi doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng đã dần ý thức được việc tự bảo vệ lợi ích và sức khỏe của bản thân.

Đó cũng là lúc việc truy xuất nguồn gốc, nhất là những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như thực phẩm, mỹ phẩm, đồ gia dụng… trở thành tiêu chuẩn bắt buộc.

Nói một cách khác, trong bối cảnh hội nhập thế giới, truy xuất nguồn gốc và hoạt động truy xuất nguồn gốc là nền tảng cho việc sản xuất, xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế số.

Truy xuất nguồn gốc được xác định là một trong những khâu đột phá và ngày càng trở nên cần thiết trong xu thế tất yếu của thị trường khi nhu cầu minh bạch nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hàng hóa được quan tâm nhiều hơn và trở thành tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu, hội nhập kinh tế thế giới.

Đồng thời, truy xuất nguồn gốc góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, hàng hóa của các địa phương, góp phần thiết thực tái cơ cấu ngành trong giai đoạn mới theo hướng công khai, minh bạch, bình đẳng.

Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt sản phẩm nông nghiệp từ vùng trồng đến sản phẩm có vai trò quan trọng bởi việc truy xuất nguồn gốc khẳng định chất lượng sản phẩm trong xuất khẩu sản phẩm ra thế giới.

Đặc biệt, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp quản lý được những loài dịch hại là đối tượng kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu theo yêu cầu nhập khẩu của các nước; kiểm soát được việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản xuất khẩu.

Có thể khẳng định, việc truy xuất nguồn gốc nâng cao uy tín sản phẩm, hàng hóa Việt Nam vào thị trường “khó tính”, thị trường “giá trị cao” như châu Âu, Mỹ, Nhật…

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực sự là tiêu chí bắt buộc để thông qua đó, các cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước được thuận lợi.

Kết luận lợi ích của doanh nghiệp khi định vị thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp qua truy xuất nguồn gốc

Bảo vệ thương hiệu, nâng tầm giá trị doanh nghiệp

Một trong những lợi ích của truy xuất nguồn gốc đầu tiên phải kể đến đó chính là bảo vệ thương hiệu uy tín và nâng tầm giá trị của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Thực tế cho thấy, có không ít các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới bị kẻ xấu lợi dụng, trà trộn bán hàng thật giả lẫn lộn, hủy hoại niềm tin của người tiêu dùng đối với những sản phẩm mà doanh nghiệp đã mất rất nhiều công sức để gây dựng thương hiệu trước đó. Truy xuất nguồn gốc chính là con đường ngắn nhắn giúp bảo vệ uy tín doanh nghiệp một cách hiệu quả, đồng thời truyền tải mọi thông điệp của nhà sản xuất đến tay người tiêu dung chỉ thông qua một thao tác quét mã đơn giản.

Tăng tính cạnh tranh, kích thích hành vi mua hàng

Lợi ích tiếp theo phải kể đến đó chính là giúp tăng tính cạnh tranh, kích thích hành vi mua hàng. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắc khe hơn về chất lượng của sản phẩm hàng hóa, đặc biệt đối với những sản phẩm nông lâm thủy sản… do vậy, việc áp dụng truy xuát nguồn gốc sẽ góp phần mạnh mẽ trong việc nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.

Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư hệ thống

Nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn khi sử dụng tem truy xuất nguồn gốc vì lo ngại sẽ làm tăng giá đầu vào. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác bởi hầu hết hiện nay các đơn vị cung cấp dịch vụ tem truy xuất nguồn gốc có mức phí khá rẻ, mỗi con tem thường chỉ có mức giá dao động khoảng hai hoặc 300 đồng đến gần một nghìn đồng (đối với tem vỡ, phủ cào…) Trong khi đó, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp cả một hệ thống truy xuất nguồn gốc tích hợp được những tính năng của hệ thống phần mềm quản lý kho, quản lý bán hàng, đây là hai tính năng rất quan trọng và cần thiết đối các doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp chỉ cần phải bỏ một chi phí đầu tư nhưng lại nhận được phần mềm có những 3 tính năng chuyên biệt. Ngoài ra, hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thương được vận hành khá đơn giản, nếu biết tận dụng tốt mọi tính năng, doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm được nguồn nhân lực quản lý một cách đáng kể.

Nền tảng để xuất khẩu hàng hóa đi quốc tế

Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều sản phẩm nông sản có giá trị, tuy nhiên thị phần xuất khẩu ra thị trường quốc tế lại khá thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hình thức sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tập trung, quy mô và cách thức còn nhiều hạn chế. Việc áp dụng truy xuất nguồn gốc sẽ giúp hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu sản phẩm phát triển mạnh mẽ, giúp các doanh nghiệp vươn tầm thế giới. Ngoài ra, đối với một số lĩnh vực như nông – thủy sản, truy xuất xuất nguồn gốc thủy sản chính là yếu tố bất buộc đối với toàn bộ doanh nghiệp muốn xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Việc các doanh nghiệp Việt Nam thường bị treo đèn vàng mỗi khi xuất khẩu sản phẩm thủy sản chính là tiếng chuông báo động cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Bảo vệ công đồng, tẩy chay hàng giả hàng nhái ra khỏi Việt Nam

Với mỗi doanh nghiệp, việc áp dụng truy xuất nguồn gốc không đơn thuần chỉ có giá trị về mặt kinh tế, chính trị mà nó còn là cách các doanh nghiệp đang chung tay góp sức bảo vệ lợi ích cộng đồng, đẩy lùi hàng giả hàng nhái ra khỏi thị trường Việt Nam. Đây cũng chính là thông điệp quan trọng vô cùng có ý nghĩa đối với toàn xã hội.




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây