HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Hành trình 60 năm tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Nội dung:

Trong 60 năm qua, hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã có những bước chuyển đổi quan trọng gắn liền với sự vận động đi lên của nền kinh tế và tiến trình lịch sử của đất nước, phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội. Với sự nỗ lực của hơn 1.800 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Tổng cục và toàn hệ thống Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hạ tầng chất lượng quốc gia được hình thành và phát triển phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin cho người dân, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hỗ trợ Việt Nam hội nhập quốc tế.

Ngày 20/01/1950, vào thời kỳ kháng chiến cam go nhất, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 08/SL về đo lường, chính thức quy định việc áp dụng hệ Mét ở Việt Nam. Ðây là tiền đề cho việc phát triển hoạt động đo lường nói riêng, hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng nói chung của nước Việt Nam độc lập.

Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm với tập thể, cá nhân được tôn vinh trong Chương trình “Vinh quang Việt Nam – Dấu ấn 30 năm đổi mới” ngày 20/5/2017. Tổng cục TCĐLCL vinh dự là một trong 12 tập thể được tôn vinh trong Chương trình. 

Ngày 04/04/1962, Viện Đo lường và Tiêu chuẩn, cơ quan quản lý Nhà nước đầu tiên về đo lường và tiêu chuẩn hoá của nước ta đã được thành lập trực thuộc Uỷ ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ). Ngày 31/12/1970, Viện Đo lường và Tiêu chuẩn được tách thành hai cơ quan: Viện Đo lường và Viện Tiêu chuẩn đều trực thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Để đáp ứng những yêu cầu về quản lý chất lượng của nền kinh tế đất nước, ngày 06/04/1971, Cục Kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá đã được thành lập trực thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.

Ở miền Nam, trước ngày giải phóng, Viện Quốc gia Định chuẩn đã được thành lập vào năm 1972. Sau khi thống nhất đất nước, ngày 06/04/1976, Hội đồng Chính phủ đã quyết định đổi tên Viện Quốc gia Định chuẩn thành Viện Định chuẩn trực thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Cũng thời gian này, Hội đồng Chính phủ đã quyết định đổi Viện Đo lường và Viện Tiêu chuẩn thành Cục Đo lường Trung ương và Cục Tiêu chuẩn.

Do yêu cầu phải phối hợp đồng bộ ba mặt công tác tiêu chuẩn hoá, đo lường và quản lý chất lượng, ngày 13/9/1979, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 325/CP về hợp nhất Cục Tiêu chuẩn, Cục Đo lường Trung ương, Cục Kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá và Viện Định chuẩn thành Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng Nhà nước.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Tổng cục) trực thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) được thành lập ngày 08/02/1984 theo Nghị định 22/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng Nhà nước.

 Ông Nguyễn Hữu Thiện, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL

Như vậy xét dưới góc độ lịch sử và thực tế, Tổng cục được thành lập từ năm 1962 trên cơ sở thống nhất công tác quản lý nhà nước đối với 03 lĩnh vực. Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường chất lượng hiện được điều chỉnh bởi 03 Luật: Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Đo lường và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Trên cơ sở khung pháp lý vững chắc này, việc triển khai các hoạt động về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã đảm bảo tính tập trung, thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế, đã hình thành và phát triển Hạ tầng chất lượng quốc gia (National Quality Infrastructrure, NQI) làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của kinh tế – xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

Với vai trò làm đại diện Việt Nam tại 14 tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất, chất lượng, Tổng cục ngày càng có tiếng nói quan trọng trong hoạt động của Ban Chấp hành Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, Ủy ban tư vấn về tiêu chuẩn chất lượng của ASEAN (ACCSQ), Diễn đàn Tiêu chuẩn khu vực Thái Bình Dương (PASC), Tổ chức Năng suất châu Á, Chương trình Đo lường Châu Á – Thái Bình Dương APMP, Tổ chức Đo lường hợp pháp quốc tế OIML, Diễn đàn Đo lường hợp pháp Châu Á – Thái Bình Dương APLMF…

Sáu mươi năm qua, Tổng cục đã thể hiện rõ vai trò là cơ quan nhà nước trung ương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên phạm vi toàn quốc.

Ông Ngô Quý Việt, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL

Về Đo lường: Tổng cục thực hiện nhiệm vụ quản lý về đo lường trên toàn quốc; thiết lập, giữ và vận hành các chuẩn đo lường quốc gia (chuẩn đo lường cao nhất của Việt Nam được định kỳ liên kết với chuẩn đo lường quốc tế), dẫn xuất các chuẩn đo lường quốc gia đến các chuẩn đo lường cấp thấp hơn (ở các Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp); phê duyệt mẫu phương tiện đo; chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;

Cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Hệ thống chuẩn Đo lường Quốc gia đã có 32 chuẩn đo lường quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và 31 phép đo (CMCs/CIPM) của Việt Nam được Tổ chức Đo lường Quốc tế công nhận, thể hiện năng lực khoa học của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước. 

Về Tiêu chuẩn: Tổng cục quản lý thống nhất hệ thống Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) trên phạm vi toàn quốc. Tiêu chuẩn quốc gia do Tổng cục thẩm định, trình Bộ Khoa học và Công nghệ công bố (các Bộ, ngành thực hiện việc xây dựng TCVN để gửi Tổng cục thẩm định), trên cơ sở bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của WTO, hài hoà với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, giữ vai trò định hướng các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Hệ thống TCVN có tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế khoảng 60%.

Tổng cục còn hướng dẫn việc xây dựng các Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) cho các tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để giúp các tổ chức có căn cứ pháp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; Bên cạnh đó, Tổng cục còn là cơ quan thành lập và điều phối hoạt động của các Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia (TCVN/TC), là tổ chức tư vấn kỹ thuật (tương ứng với quốc tế) về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

Về quản lý chất lượng: Tổng cục quản lý thống nhất về chính sách quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên toàn quốc, đặc biệt là vai trò phân định các sản phẩm hàng hóa nhóm 2 (sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường). 

Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, Tổng cục là cơ quan thực hiện chức năng thông báo cho quốc tế về các biện pháp hàng rào kỹ thuật trong thương mại và các thông báo khác có liên quan theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


Ông Trần Văn Vinh, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL

Tổng cục được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ giao chủ trì Chương trình quốc gia về hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2010-2020 và giai đoạn 2021 – 2030 (Quyết định số 1322/ QĐ-TTg ngày 31/8/2020); Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 – 2030 (Quyết định số 36/QĐTTg ngày 11/01/2021);

Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Quyết định số 100/ QĐ-TTg ngày 19/01/2019); Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 996/QĐTTg ngày 10/8/2018).

Các Chương trình, Đề án quốc gia này tạo ra phong trào thúc đẩy năng suất chất lượng một cách bền vững, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ quản lý tiên tiến, ứng dụng chuyển đổi số, sản xuất thông minh, chương trình bảo đảm đo lường trong doanh nghiệp… Qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế.

Các hoạt động dịch vụ về tiêu chuẩn đo lường chất lượng như: giám định, chứng nhận, thử nghiệm, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, tư vấn, đào tạo… do các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục triển khai luôn đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, của tổ chức và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Lễ Kỷ niệm 55 năm hoạt động TCĐLCL và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động của Tổng cục luôn nỗ lực không ngừng, vượt qua bao khó khăn thách thức, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần vào sự phát triển, kinh tế, xã hội. Với các thành tích đã đạt được, Tổng cục đã vinh dự được Ðảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Độc lập hạng nhất năm 2012, Cờ thi đua của Chính phủ các năm 2011, 2017, 2019 cùng rất nhiều cờ và bằng khen cấp bộ.

Năm 2017, Tổng cục được vinh danh là tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc đổi mới đất nước tại Chương trình “Vinh quang Việt Nam – Dấu ấn 30 năm đổi mới”. Những thành quả đó chính là kết tinh của sự đoàn kết thống nhất, sự cống hiến hết mình của các thế hệ cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động của Tổng cục qua các thời kỳ.

Tổng cục TCĐLCL gặp mặt cán bộ hưu trí khối cơ quan Tổng cục.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Uỷ ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ), hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Việt Nam đã và đang không ngừng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu; khắc phục và vượt qua những khó khăn, thách thức; phát huy những lợi thế và thành tựu đã đạt được; không ngừng cải tiến và đổi mới theo hướng hội nhập sâu với cộng đồng tiêu chuẩn đo lường chất lượng của khu vực và thế giới để phục vụ ngày càng hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

TS. Hà Minh Hiệp – Phó tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục TCĐLCL




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Hành trình 60 năm tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Ngày xuất bản: ngày 13 tháng 02 năm 2022
Nội dung:

Trong 60 năm qua, hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã có những bước chuyển đổi quan trọng gắn liền với sự vận động đi lên của nền kinh tế và tiến trình lịch sử của đất nước, phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội. Với sự nỗ lực của hơn 1.800 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Tổng cục và toàn hệ thống Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hạ tầng chất lượng quốc gia được hình thành và phát triển phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin cho người dân, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hỗ trợ Việt Nam hội nhập quốc tế.

Ngày 20/01/1950, vào thời kỳ kháng chiến cam go nhất, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 08/SL về đo lường, chính thức quy định việc áp dụng hệ Mét ở Việt Nam. Ðây là tiền đề cho việc phát triển hoạt động đo lường nói riêng, hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng nói chung của nước Việt Nam độc lập.

Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm với tập thể, cá nhân được tôn vinh trong Chương trình “Vinh quang Việt Nam – Dấu ấn 30 năm đổi mới” ngày 20/5/2017. Tổng cục TCĐLCL vinh dự là một trong 12 tập thể được tôn vinh trong Chương trình. 

Ngày 04/04/1962, Viện Đo lường và Tiêu chuẩn, cơ quan quản lý Nhà nước đầu tiên về đo lường và tiêu chuẩn hoá của nước ta đã được thành lập trực thuộc Uỷ ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ). Ngày 31/12/1970, Viện Đo lường và Tiêu chuẩn được tách thành hai cơ quan: Viện Đo lường và Viện Tiêu chuẩn đều trực thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Để đáp ứng những yêu cầu về quản lý chất lượng của nền kinh tế đất nước, ngày 06/04/1971, Cục Kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá đã được thành lập trực thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.

Ở miền Nam, trước ngày giải phóng, Viện Quốc gia Định chuẩn đã được thành lập vào năm 1972. Sau khi thống nhất đất nước, ngày 06/04/1976, Hội đồng Chính phủ đã quyết định đổi tên Viện Quốc gia Định chuẩn thành Viện Định chuẩn trực thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Cũng thời gian này, Hội đồng Chính phủ đã quyết định đổi Viện Đo lường và Viện Tiêu chuẩn thành Cục Đo lường Trung ương và Cục Tiêu chuẩn.

Do yêu cầu phải phối hợp đồng bộ ba mặt công tác tiêu chuẩn hoá, đo lường và quản lý chất lượng, ngày 13/9/1979, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 325/CP về hợp nhất Cục Tiêu chuẩn, Cục Đo lường Trung ương, Cục Kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá và Viện Định chuẩn thành Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng Nhà nước.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Tổng cục) trực thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) được thành lập ngày 08/02/1984 theo Nghị định 22/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng Nhà nước.

 Ông Nguyễn Hữu Thiện, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL

Như vậy xét dưới góc độ lịch sử và thực tế, Tổng cục được thành lập từ năm 1962 trên cơ sở thống nhất công tác quản lý nhà nước đối với 03 lĩnh vực. Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường chất lượng hiện được điều chỉnh bởi 03 Luật: Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Đo lường và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Trên cơ sở khung pháp lý vững chắc này, việc triển khai các hoạt động về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã đảm bảo tính tập trung, thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế, đã hình thành và phát triển Hạ tầng chất lượng quốc gia (National Quality Infrastructrure, NQI) làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của kinh tế – xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

Với vai trò làm đại diện Việt Nam tại 14 tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất, chất lượng, Tổng cục ngày càng có tiếng nói quan trọng trong hoạt động của Ban Chấp hành Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, Ủy ban tư vấn về tiêu chuẩn chất lượng của ASEAN (ACCSQ), Diễn đàn Tiêu chuẩn khu vực Thái Bình Dương (PASC), Tổ chức Năng suất châu Á, Chương trình Đo lường Châu Á – Thái Bình Dương APMP, Tổ chức Đo lường hợp pháp quốc tế OIML, Diễn đàn Đo lường hợp pháp Châu Á – Thái Bình Dương APLMF…

Sáu mươi năm qua, Tổng cục đã thể hiện rõ vai trò là cơ quan nhà nước trung ương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên phạm vi toàn quốc.

Ông Ngô Quý Việt, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL

Về Đo lường: Tổng cục thực hiện nhiệm vụ quản lý về đo lường trên toàn quốc; thiết lập, giữ và vận hành các chuẩn đo lường quốc gia (chuẩn đo lường cao nhất của Việt Nam được định kỳ liên kết với chuẩn đo lường quốc tế), dẫn xuất các chuẩn đo lường quốc gia đến các chuẩn đo lường cấp thấp hơn (ở các Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp); phê duyệt mẫu phương tiện đo; chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;

Cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường. Hệ thống chuẩn Đo lường Quốc gia đã có 32 chuẩn đo lường quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và 31 phép đo (CMCs/CIPM) của Việt Nam được Tổ chức Đo lường Quốc tế công nhận, thể hiện năng lực khoa học của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước. 

Về Tiêu chuẩn: Tổng cục quản lý thống nhất hệ thống Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) trên phạm vi toàn quốc. Tiêu chuẩn quốc gia do Tổng cục thẩm định, trình Bộ Khoa học và Công nghệ công bố (các Bộ, ngành thực hiện việc xây dựng TCVN để gửi Tổng cục thẩm định), trên cơ sở bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của WTO, hài hoà với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, giữ vai trò định hướng các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Hệ thống TCVN có tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế khoảng 60%.

Tổng cục còn hướng dẫn việc xây dựng các Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) cho các tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để giúp các tổ chức có căn cứ pháp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; Bên cạnh đó, Tổng cục còn là cơ quan thành lập và điều phối hoạt động của các Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia (TCVN/TC), là tổ chức tư vấn kỹ thuật (tương ứng với quốc tế) về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

Về quản lý chất lượng: Tổng cục quản lý thống nhất về chính sách quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên toàn quốc, đặc biệt là vai trò phân định các sản phẩm hàng hóa nhóm 2 (sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường). 

Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, Tổng cục là cơ quan thực hiện chức năng thông báo cho quốc tế về các biện pháp hàng rào kỹ thuật trong thương mại và các thông báo khác có liên quan theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


Ông Trần Văn Vinh, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL

Tổng cục được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ giao chủ trì Chương trình quốc gia về hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2010-2020 và giai đoạn 2021 – 2030 (Quyết định số 1322/ QĐ-TTg ngày 31/8/2020); Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 – 2030 (Quyết định số 36/QĐTTg ngày 11/01/2021);

Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Quyết định số 100/ QĐ-TTg ngày 19/01/2019); Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 996/QĐTTg ngày 10/8/2018).

Các Chương trình, Đề án quốc gia này tạo ra phong trào thúc đẩy năng suất chất lượng một cách bền vững, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, công cụ quản lý tiên tiến, ứng dụng chuyển đổi số, sản xuất thông minh, chương trình bảo đảm đo lường trong doanh nghiệp… Qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế.

Các hoạt động dịch vụ về tiêu chuẩn đo lường chất lượng như: giám định, chứng nhận, thử nghiệm, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, tư vấn, đào tạo… do các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục triển khai luôn đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, của tổ chức và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Lễ Kỷ niệm 55 năm hoạt động TCĐLCL và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động của Tổng cục luôn nỗ lực không ngừng, vượt qua bao khó khăn thách thức, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần vào sự phát triển, kinh tế, xã hội. Với các thành tích đã đạt được, Tổng cục đã vinh dự được Ðảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Độc lập hạng nhất năm 2012, Cờ thi đua của Chính phủ các năm 2011, 2017, 2019 cùng rất nhiều cờ và bằng khen cấp bộ.

Năm 2017, Tổng cục được vinh danh là tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc đổi mới đất nước tại Chương trình “Vinh quang Việt Nam – Dấu ấn 30 năm đổi mới”. Những thành quả đó chính là kết tinh của sự đoàn kết thống nhất, sự cống hiến hết mình của các thế hệ cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động của Tổng cục qua các thời kỳ.

Tổng cục TCĐLCL gặp mặt cán bộ hưu trí khối cơ quan Tổng cục.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Uỷ ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ), hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Việt Nam đã và đang không ngừng phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu; khắc phục và vượt qua những khó khăn, thách thức; phát huy những lợi thế và thành tựu đã đạt được; không ngừng cải tiến và đổi mới theo hướng hội nhập sâu với cộng đồng tiêu chuẩn đo lường chất lượng của khu vực và thế giới để phục vụ ngày càng hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

TS. Hà Minh Hiệp – Phó tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục TCĐLCL




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây