HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: TRAO ĐỔI – THẢO LUẬN
Nội dung:

Câu hỏi: Hành vi nào là vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa?

Trả lời: Theo Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ban hành ngày 01/01/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử.quy định như sau:

  1. Vi phạm quy định về đo lường. Trong nhóm hành vi vi phạm này bao gồm: Vi phạm trong giữ chuẩn quốc gia của tổ chức được chỉ định; Vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và sử dụng chất chuẩn, chuẩn đo lường; Vi phạm trong sản xuất phương tiện đo; Vi phạm trong nhập khẩu phương tiện đo; Vi phạm trong sửa chữa phương tiện đo; Vi phạm trong buôn bán phương tiện đo; Vi phạm trong sử dụng phương tiện đo nhóm 2; Vi phạm của kiểm định viên, tổ chức kiểm định; Vi phạm của kỹ thuật viên hiệu chuẩn, tổ chức hiệu chuẩn; Vi phạm của kỹ thuật viên thử nghiệm, tổ chức thử nghiệm; Vi phạm về đo lường đối với phép đo nhóm 2; Vi phạm đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong sản xuất hoặc nhập khẩu; Vi phạm về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong buôn bán.
  2. Vi phạm quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong nhóm hành vi vi phạm này bao gồm: Vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng; Vi phạm quy định về hợp chuẩn; Vi phạm quy định về hợp quy; Vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường; Vi phạm quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp; Vi phạm quy định về hoạt động đào tạo, tư vấn trong lĩnh vực quản lý về tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Vi phạm quy định về hoạt động công nhận; Vi phạm về cung cấp thông tin không trung thực, sai sự thật về giấy tờ, tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Vi phạm quy định về hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Vi phạm về giải thưởng chất lượng quốc gia; Vi phạm quy định về hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ô xy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ, các chất ăn mòn; Vi phạm quy định trong sản xuất mũ bảo hiểm; Vi phạm quy định trong sản xuất, pha chế khí, pha chế xăng dầu.
  3. Vi phạm quy định về nhãn hàng hóa và mã số mã vạch. Trong nhóm hành vi vi phạm này bao gồm: Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa; Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa; Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch; Vi phạm về sử dụng giấy chứng nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.

Câu hỏi: Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định như thế nào?

Trả lời: Nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tùy mức độ mà có thể chịu một trong hai hình phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài hình phạt chính, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng thêm một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 119/2017/NĐ-CP.

Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm, cụ thể:

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với cá nhân là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng, trừ các trường hợp quy định tại các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 14; các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 15; các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 16; các khoản 3 và 4 Điều 17; khoản 4 Điều 18; khoản 4 Điều 19 và các khoản 5, 6 và 7 Điều 20 của Nghị định 119/2017/NĐ-CP.

Ngoài ra Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP còn quy định về tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, gồm:

– Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

– Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

– Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định pháp luật.

(Nguyễn Thị Thắng)




NHUẬN BÚT


Tác giả: sưu tầm
Tiêu đề: TRAO ĐỔI – THẢO LUẬN
Ngày xuất bản: ngày 11 tháng 03 năm 2022
Nội dung:

Câu hỏi: Hành vi nào là vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa?

Trả lời: Theo Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ban hành ngày 01/01/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử.quy định như sau:

  1. Vi phạm quy định về đo lường. Trong nhóm hành vi vi phạm này bao gồm: Vi phạm trong giữ chuẩn quốc gia của tổ chức được chỉ định; Vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và sử dụng chất chuẩn, chuẩn đo lường; Vi phạm trong sản xuất phương tiện đo; Vi phạm trong nhập khẩu phương tiện đo; Vi phạm trong sửa chữa phương tiện đo; Vi phạm trong buôn bán phương tiện đo; Vi phạm trong sử dụng phương tiện đo nhóm 2; Vi phạm của kiểm định viên, tổ chức kiểm định; Vi phạm của kỹ thuật viên hiệu chuẩn, tổ chức hiệu chuẩn; Vi phạm của kỹ thuật viên thử nghiệm, tổ chức thử nghiệm; Vi phạm về đo lường đối với phép đo nhóm 2; Vi phạm đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong sản xuất hoặc nhập khẩu; Vi phạm về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong buôn bán.
  2. Vi phạm quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong nhóm hành vi vi phạm này bao gồm: Vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng; Vi phạm quy định về hợp chuẩn; Vi phạm quy định về hợp quy; Vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường; Vi phạm quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp; Vi phạm quy định về hoạt động đào tạo, tư vấn trong lĩnh vực quản lý về tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Vi phạm quy định về hoạt động công nhận; Vi phạm về cung cấp thông tin không trung thực, sai sự thật về giấy tờ, tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Vi phạm quy định về hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Vi phạm về giải thưởng chất lượng quốc gia; Vi phạm quy định về hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ô xy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ, các chất ăn mòn; Vi phạm quy định trong sản xuất mũ bảo hiểm; Vi phạm quy định trong sản xuất, pha chế khí, pha chế xăng dầu.
  3. Vi phạm quy định về nhãn hàng hóa và mã số mã vạch. Trong nhóm hành vi vi phạm này bao gồm: Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa; Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa; Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch; Vi phạm về sử dụng giấy chứng nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.

Câu hỏi: Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định như thế nào?

Trả lời: Nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tùy mức độ mà có thể chịu một trong hai hình phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài hình phạt chính, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng thêm một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 119/2017/NĐ-CP.

Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm, cụ thể:

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với cá nhân là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng, trừ các trường hợp quy định tại các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 14; các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 15; các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 16; các khoản 3 và 4 Điều 17; khoản 4 Điều 18; khoản 4 Điều 19 và các khoản 5, 6 và 7 Điều 20 của Nghị định 119/2017/NĐ-CP.

Ngoài ra Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP còn quy định về tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, gồm:

– Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

– Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

– Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định pháp luật.

(Nguyễn Thị Thắng)




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây