HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Lừa bán thực phẩm mùa giãn cách, người tiêu dùng cần cảnh giác
Nội dung:

Do tình hình dịch Covid-19 ngày càng căng thẳng, nhiều gia đình không thể đi chợ mà phải mua thực phẩm online, tuy nhiên rất nhiều người trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, người dân có tâm lý tránh tiếp xúc gần với tác nhân gây bệnh và có xu hướng lựa chọn sử dụng phương thức trực tuyến để đặt hàng thay vì mua hàng tại điểm bán truyền thống. Kinh doanh trực tuyến đã và đang là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp, tập trung đông người. Với lợi thế mặt hàng phong phú, dễ lựa chọn, các bà nội trợ không phải bỏ công đi chợ chọn lựa, nấu nướng, được “ship” tận nhà nên không ít người dân vẫn ưu tiên lựa chọn dịch vụ này. 

Tuy nhiên, việc mua – bán thực phẩm trực tuyến trên các website, ứng dụng thương mại điện tử và mạng xã hội tiềm ẩn một số rủi ro. Nhiều đối tượng lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm giả, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp hơn tiêu chuẩn công bố; thành phần các chất không đúng quy định, không nằm trong giới hạn cho phép; sản phẩm chứa các chất phụ gia không cho phép hoặc vượt quá giới hạn cho phép; thực phẩm chứa các chất độc hại, ô nhiễm; thực phẩm bị hư hỏng biến chất do điều kiện bảo quản không bảo đảm, v.v… Các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát. Đặc biệt, gần đây còn xuất hiện chiêu trò mạo danh các siêu thị để lừa đảo người tiêu dùng chuyển tiền.

 

 Mua bán thực phẩm online cần thận trọng, tránh bị lừa đảo. Ảnh minh họa

Giả mạo nhân viên siêu thị để lừa đảo bán hàng

Ngoài lừa bán hàng, nhiều đối tượng còn giả mạo siêu thị để lừa khách chuyển tiền. Điển hình, đại diện Bách Hóa Xanh cho hay, thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh của khách về tình trạng mạo danh nhân viên, Zalo của đơn vị để yêu cầu khách chuyển tiền, lừa đảo trúng thưởng. Đơn vị đã gửi đơn đến cơ quan công an nhờ can thiệp. Hệ thống siêu thị này cho biết chỉ có một fanpage Zalo (có dấu xác nhận từ Zalo) và các group chat Zalo được liên kết trực tiếp từ website, mỗi cửa hàng sẽ cung cấp một số tài khoản cá nhân để nhận tiền khách.

“Quy trình chuyển tiền sẽ được hướng dẫn trên website, khách chỉ chuyển khi nhận được tin nhắn xác nhận đơn hàng của siêu thị, được cung cấp hình hóa đơn chi tiết, số tài khoản đúng như số tài khoản công khai” – vị này khuyến cáo.

Saigon Co.opmart cũng ghi nhận nhiều đối tượng mạo danh đơn vị để lừa khách chuyển tiền, yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản. Theo đại diện đơn vị này, các siêu thị và cửa hàng của hệ thống không yêu cầu khách cung cấp thông tin cá nhân như mật khẩu Facebook, mật khẩu ngân hàng… khi mua sắm online. “Thông thường, chúng tôi chỉ đề nghị khách cung cấp số điện thoại di động, địa chỉ để tiện ghi đơn hàng và giao nhận” – vị này thông tin.

Theo đại diện Co.opmart, lợi dụng nhu cầu mua sắm trên nền tảng onine tăng cao, một số thành phần xấu đã mạo danh các nhãn hàng, siêu thị để gửi link (đường dẫn) lừa người dân nhập tên, mật khẩu facebook cá nhân.

Cá biệt có một số trang khuyến dụ người dân cung cấp thông tin, mật khẩu tài khoản ngân hàng sau đó chiếm dụng. Thủ thuật chung là gửi link có nội dung khuyến mãi, tặng quà hấp dẫn và yêu cầu người dân nhập thông tin đăng nhập trang facebook cá nhân, hay nguy hiểm hơn là mật khẩu tài khoản ngân hàng sau đó tiến hành chiếm đoạt. Đối với các tài khoản facebook cá nhân, thủ phạm sẽ lần lượt nhắn tin danh sách bạn bè để nhờ nạp tiền, chuyển khoản… Đối với tài khoản ngân hàng, kẻ gian sẽ thực hiện chuyển tiền hoặc rút tiền… để chiếm đoạt.

Không nên chuyển tiền trước nếu chỉ giao dịch lần đầu

Trước thực trạng giả danh lừa đảo người tiêu dùng, bà Phan Thị Việt Thu – Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM cho hay, người dân cần cảnh giác với những người bán yêu cầu chuyển tiền trước. Nếu cần nên chọn nguồn cung đã từng mua và được giới thiệu từ chính quyền hoặc tổ chức, hiệp hội. Khi bị lừa, nên lưu giữ bằng chứng và gửi đến cơ quan công an kèm đơn tố cáo để được can thiệp, giải quyết.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử VN cũng khuyến cáo người tiêu dùng không chuyển khoản trước nếu cảm thấy người bán chưa đáng tin cậy. Theo ông Dũng, việc giao dịch trên các mạng xã hội tiềm ẩn rất nhiều rủi ro với người mua hàng vì chỉ dựa vào niềm tin giữa hai bên. Do đó, chỉ nên “tiền trao cháo múc” với các giao dịch với người lạ hoặc mới mua bán chưa đủ độ tin cậy.

Còn theo khuyến cáo của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: Thông tin về chủ sở hữu website (Tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…); Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, Thông tin về điều kiên giao dịch chung, các chính như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vận chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng.

Nếu mua hàng qua mạng xã hội, cần tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan quản lý kiểm tra về an toàn thực phẩm, tuyệt đối không nên mua ở những Fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể.

An Dương (T/h




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Lừa bán thực phẩm mùa giãn cách, người tiêu dùng cần cảnh giác
Ngày xuất bản: ngày 20 tháng 09 năm 2021
Nội dung:

Do tình hình dịch Covid-19 ngày càng căng thẳng, nhiều gia đình không thể đi chợ mà phải mua thực phẩm online, tuy nhiên rất nhiều người trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, người dân có tâm lý tránh tiếp xúc gần với tác nhân gây bệnh và có xu hướng lựa chọn sử dụng phương thức trực tuyến để đặt hàng thay vì mua hàng tại điểm bán truyền thống. Kinh doanh trực tuyến đã và đang là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp, tập trung đông người. Với lợi thế mặt hàng phong phú, dễ lựa chọn, các bà nội trợ không phải bỏ công đi chợ chọn lựa, nấu nướng, được “ship” tận nhà nên không ít người dân vẫn ưu tiên lựa chọn dịch vụ này. 

Tuy nhiên, việc mua – bán thực phẩm trực tuyến trên các website, ứng dụng thương mại điện tử và mạng xã hội tiềm ẩn một số rủi ro. Nhiều đối tượng lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm giả, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp hơn tiêu chuẩn công bố; thành phần các chất không đúng quy định, không nằm trong giới hạn cho phép; sản phẩm chứa các chất phụ gia không cho phép hoặc vượt quá giới hạn cho phép; thực phẩm chứa các chất độc hại, ô nhiễm; thực phẩm bị hư hỏng biến chất do điều kiện bảo quản không bảo đảm, v.v… Các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát. Đặc biệt, gần đây còn xuất hiện chiêu trò mạo danh các siêu thị để lừa đảo người tiêu dùng chuyển tiền.

 

 Mua bán thực phẩm online cần thận trọng, tránh bị lừa đảo. Ảnh minh họa

Giả mạo nhân viên siêu thị để lừa đảo bán hàng

Ngoài lừa bán hàng, nhiều đối tượng còn giả mạo siêu thị để lừa khách chuyển tiền. Điển hình, đại diện Bách Hóa Xanh cho hay, thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh của khách về tình trạng mạo danh nhân viên, Zalo của đơn vị để yêu cầu khách chuyển tiền, lừa đảo trúng thưởng. Đơn vị đã gửi đơn đến cơ quan công an nhờ can thiệp. Hệ thống siêu thị này cho biết chỉ có một fanpage Zalo (có dấu xác nhận từ Zalo) và các group chat Zalo được liên kết trực tiếp từ website, mỗi cửa hàng sẽ cung cấp một số tài khoản cá nhân để nhận tiền khách.

“Quy trình chuyển tiền sẽ được hướng dẫn trên website, khách chỉ chuyển khi nhận được tin nhắn xác nhận đơn hàng của siêu thị, được cung cấp hình hóa đơn chi tiết, số tài khoản đúng như số tài khoản công khai” – vị này khuyến cáo.

Saigon Co.opmart cũng ghi nhận nhiều đối tượng mạo danh đơn vị để lừa khách chuyển tiền, yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản. Theo đại diện đơn vị này, các siêu thị và cửa hàng của hệ thống không yêu cầu khách cung cấp thông tin cá nhân như mật khẩu Facebook, mật khẩu ngân hàng… khi mua sắm online. “Thông thường, chúng tôi chỉ đề nghị khách cung cấp số điện thoại di động, địa chỉ để tiện ghi đơn hàng và giao nhận” – vị này thông tin.

Theo đại diện Co.opmart, lợi dụng nhu cầu mua sắm trên nền tảng onine tăng cao, một số thành phần xấu đã mạo danh các nhãn hàng, siêu thị để gửi link (đường dẫn) lừa người dân nhập tên, mật khẩu facebook cá nhân.

Cá biệt có một số trang khuyến dụ người dân cung cấp thông tin, mật khẩu tài khoản ngân hàng sau đó chiếm dụng. Thủ thuật chung là gửi link có nội dung khuyến mãi, tặng quà hấp dẫn và yêu cầu người dân nhập thông tin đăng nhập trang facebook cá nhân, hay nguy hiểm hơn là mật khẩu tài khoản ngân hàng sau đó tiến hành chiếm đoạt. Đối với các tài khoản facebook cá nhân, thủ phạm sẽ lần lượt nhắn tin danh sách bạn bè để nhờ nạp tiền, chuyển khoản… Đối với tài khoản ngân hàng, kẻ gian sẽ thực hiện chuyển tiền hoặc rút tiền… để chiếm đoạt.

Không nên chuyển tiền trước nếu chỉ giao dịch lần đầu

Trước thực trạng giả danh lừa đảo người tiêu dùng, bà Phan Thị Việt Thu – Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM cho hay, người dân cần cảnh giác với những người bán yêu cầu chuyển tiền trước. Nếu cần nên chọn nguồn cung đã từng mua và được giới thiệu từ chính quyền hoặc tổ chức, hiệp hội. Khi bị lừa, nên lưu giữ bằng chứng và gửi đến cơ quan công an kèm đơn tố cáo để được can thiệp, giải quyết.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử VN cũng khuyến cáo người tiêu dùng không chuyển khoản trước nếu cảm thấy người bán chưa đáng tin cậy. Theo ông Dũng, việc giao dịch trên các mạng xã hội tiềm ẩn rất nhiều rủi ro với người mua hàng vì chỉ dựa vào niềm tin giữa hai bên. Do đó, chỉ nên “tiền trao cháo múc” với các giao dịch với người lạ hoặc mới mua bán chưa đủ độ tin cậy.

Còn theo khuyến cáo của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: Thông tin về chủ sở hữu website (Tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…); Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, Thông tin về điều kiên giao dịch chung, các chính như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vận chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng.

Nếu mua hàng qua mạng xã hội, cần tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan quản lý kiểm tra về an toàn thực phẩm, tuyệt đối không nên mua ở những Fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể.

An Dương (T/h




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây