HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Quy định về nhập khẩu hàng nông sản và thực phẩm tại Thụy Điển
Nội dung:
  1. Quy định về bao gói và nhãn mác

Hiện nay, các quy định về nhãn mác của Thụy Điển phù hợp với các quy định chung của EU. Tuy nhiên, ngôn ngữ trên nhãn mác phải có ít nhất 1 trong ba thứ tiếng là Thuỵ Điển, Đan Mạch và Na Uy.

Thụy Điển không yêu cầu hàng nhập khẩu ghi tên nước xuất xứ trên nhãn hàng hoá. Tuy nhiên, các hàng hoá sai tên xuất xứ đều bị cấm.

Đối với hàng thực phẩm, cần phải tuân thủ các quy định và yêu cầu ghi nhãn mác đặc biệt.

Thụy Điển có các quy định về dán nhãn, vệ sinh và y tế rất nghiêm ngặt cũng như các yêu cầu phức tạp để giám sát chất lượng hàng hoá. Ví dụ: Một gói hàng thực phẩm bán lẻ phải ghi tên nhà sản xuất, nhà đóng gói và nhà nhập khẩu, tên thương mại của sản phẩm, trọng lượng hoặc khối lượng tịnh, các thành phần theo yêu cầu giảm dần về trọng lượng, ngày sử dụng sau cùng, hướng dẫn bảo quản nếu sản phẩm dễ hư hỏng. Các thông tin trên được mô tả bằng tiếng Thụy Điển và nhà nhập khẩu có thể hỗ trợ các công ty trong việc sắp xếp hợp lý các thông tin trên nhãn mác.

Một số quy định về nhãn mác đối với một số sản phẩm cụ thể như sau:

  • Nhãn của thực phẩm chứa đường phải nêu rõ tên loại đường, bao gồm đường Lactoza, đường hoá học, đường Mantoza, đường hoa quả và đường mía;
  • Thực phẩm chứa đường Sacarin và đường hoá học phải được ghi nhãn theo quy định riêng;
  • Nhãn mác của sản phẩm mật ong phải nêu tên nước xuất xứ;
  • Nhãn mác của sản phẩm phomai phải nêu tên nước xuất xứ và hàm lượng chất béo.

Thụy Điển không đưa ra quy định đặc biệt nào về việc bao gói sản phẩm. Tuy nhiên, Thụy Điển không khuyến khích sử dụng cỏ khô, rơm hoặc bao tải để bao gói hàng. Trong trường hợp sử dụng thì cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh kèm theo.

Bên ngoài thùng đựng hàng nên có ký hiệu của người uỷ nhiệm, ký hiệu của cảng và được đánh số (tương ứng với danh mục hàng đóng gói) trừ khi hàng đã được nhận dạng theo một cách nào khác. Vận chuyển hàng vượt quá trọng lượng 1.000 tấn phải được đánh dấu trọng lượng tổng.

  1. Quy định về kiểm dịch động thực vật
  2. Chứng nhận vệ sinh

Đối với hàng hoá có khả năng chứa các bệnh động/thực vật dễ lây lan, khi nhập khẩu vào Thụy Điển bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. Các loại hàng hoá đòi hỏi phải có chứng nhận vệ sinh bao gồm:

  • Các loại động vật sống;
  • Các sản phẩm từ động vật (thịt, các sản phẩm từ thịt và thức ăn động vật);
  • Các sản phẩm thực vật như khoai tây, cây trồng và hạt giống;
  • Giấy chứng nhận vệ sinh phải được hợp pháp hoá bởi cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc xuất khẩu.

Ngoài ra, Thụy Điển còn áp dụng các quy định về hạn chế nhập khẩu đối với một số hàng hoá để bảo đảm an toàn và sức khoẻ cộng đồng, hoặc để phòng trừ nguy cơ dịch bệnh cho động thực vật trong nước.

  1. Kiểm dịch động vật

Là thành viên của EU, Thuỵ Điển tuân thủ các quy định kiểm dịch động vật của EU. Ngoài ra, Thuỵ Điển có các quy định riêng:

  • Nhập khẩu động vật sống hay các sản phẩm từ động vật đều phải đăng ký với Uỷ ban Nông nghiệp Thụy Điển. Đối với một số mặt hàng nhất định, cần phải có sự cho phép từ phía Uỷ ban Nông nghiệp Thụy Điển;
  • Tờ khai nhập khẩu động vật, phôi, trứng, tinh trùng và các sản phẩm từ động vật khác từ các nước ngoài EU phải được nộp cho Cơ quan Kiểm dịch động vật tại biên giới trước khi tiến hành nhập khẩu ít nhất 1 ngày;
  • Việc nhập khẩu động vật và các sản phẩm động vật từ các nước ngoài EU phải được thực hiện tại địa điểm nhập khẩu định trước (điểm kiểm tra biên giới-BCP). Thuỵ Điển có 5 điểm kiểm tra biên giới;
  • Phí kiểm soát lô hàng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật là 1100 SEK + 0,15 SEK mỗi kg. Lệ phí cao hơn nếu việc kiểm tra được thực hiện ngoài giờ hành chính. Chi phí để lấy mẫu và phân tích dựa trên các biện pháp tự vệ hoặc nghi ngờ về sự bất thường của lô hàng sẽ do nhà nhập khẩu chi trả.
  1. Kiểm dịch thực vật

Thực vật và các sản phẩm thực vật (bao gồm cả trái cây, rau quả) muốn nhập khẩu vào Thuỵ Điển phải đảm bảo các quy định của EU về kiểm dịch thực vật. EU đã đặt ra các yêu cầu kiểm dịch thực vật để ngăn chặn các sinh vật gây hại cho thực vật và các sản phẩm thực vật của EU. Ngoài ra, Thuỵ Điển cũng có một số quy định riêng:

  • Nhập khẩu cây trồng, đất, phân bón, thuốc trừ sâu hoặc chất kích thích tăng trưởng với mục đích kinh doanh đều phải đăng ký với Uỷ ban Nông nghiệp Thụy Điển;
  • Cơ quan thanh tra của Uỷ ban Nông nghiệp Thụy Điển chịu trách nhiệm thanh tra các loại cây trồng nhập khẩu;
  • Một số mặt hàng liên quan đến cây trồng nhất định phải có giấy chứng nhận kiểm dịch đi kèm.

III. An toàn thực phẩm

Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu thực phẩm vào Thụy Điển với mục đích thương mại bắt buộc phải có cơ sở tại Thụy Điển và phải đăng ký với Cơ quan Thực phẩm về các mặt hàng nhập khẩu.

Các doanh nghiệp nhập khẩu phải thông báo trước cho Cơ quan kiểm tra biên giới đầy đủ về lượng hàng nhập khẩu, và phải sử dụng mẫu tờ khai đặc biệt. Việc nhập khẩu thực phẩm phải được thực hiện tại địa điểm nhập khẩu đã định sẵn.

Việc nhập khẩu thực phẩm được tiến hành sau khi Uỷ ban Nông nghiệp Thụy Điển phê duyệt.

  1. Các địa chỉ liên hệ

Cơ quan Thực phẩm Thuỵ Điển là cơ quan có thẩm quyền về việc cấp phép và quản lý nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, nhập khẩu thực phẩm cho người, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, phân bón. Liên hệ:

Livsmedelsverket (Swedish Food Agency)
Box 622, 751 26 Uppsala
(+46) 18 17 55 00
livsmedelsverket@slv.se

Uỷ ban Nông nghiệp Thuỵ Điển là cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm dịch thực vật, nhập khẩu động vật sống và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật không dùng cho con người. Liên hệ:

Jordbruksverket (Swedish Board of Agriculture)
Vallgatan 8, 551 82 Jönköping
(+46) 36 15 50 00/771 223 223
jordbruksverket@jordbruksverket.se

 (Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển)




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Quy định về nhập khẩu hàng nông sản và thực phẩm tại Thụy Điển
Ngày xuất bản: ngày 06 tháng 01 năm 2022
Nội dung:
  1. Quy định về bao gói và nhãn mác

Hiện nay, các quy định về nhãn mác của Thụy Điển phù hợp với các quy định chung của EU. Tuy nhiên, ngôn ngữ trên nhãn mác phải có ít nhất 1 trong ba thứ tiếng là Thuỵ Điển, Đan Mạch và Na Uy.

Thụy Điển không yêu cầu hàng nhập khẩu ghi tên nước xuất xứ trên nhãn hàng hoá. Tuy nhiên, các hàng hoá sai tên xuất xứ đều bị cấm.

Đối với hàng thực phẩm, cần phải tuân thủ các quy định và yêu cầu ghi nhãn mác đặc biệt.

Thụy Điển có các quy định về dán nhãn, vệ sinh và y tế rất nghiêm ngặt cũng như các yêu cầu phức tạp để giám sát chất lượng hàng hoá. Ví dụ: Một gói hàng thực phẩm bán lẻ phải ghi tên nhà sản xuất, nhà đóng gói và nhà nhập khẩu, tên thương mại của sản phẩm, trọng lượng hoặc khối lượng tịnh, các thành phần theo yêu cầu giảm dần về trọng lượng, ngày sử dụng sau cùng, hướng dẫn bảo quản nếu sản phẩm dễ hư hỏng. Các thông tin trên được mô tả bằng tiếng Thụy Điển và nhà nhập khẩu có thể hỗ trợ các công ty trong việc sắp xếp hợp lý các thông tin trên nhãn mác.

Một số quy định về nhãn mác đối với một số sản phẩm cụ thể như sau:

  • Nhãn của thực phẩm chứa đường phải nêu rõ tên loại đường, bao gồm đường Lactoza, đường hoá học, đường Mantoza, đường hoa quả và đường mía;
  • Thực phẩm chứa đường Sacarin và đường hoá học phải được ghi nhãn theo quy định riêng;
  • Nhãn mác của sản phẩm mật ong phải nêu tên nước xuất xứ;
  • Nhãn mác của sản phẩm phomai phải nêu tên nước xuất xứ và hàm lượng chất béo.

Thụy Điển không đưa ra quy định đặc biệt nào về việc bao gói sản phẩm. Tuy nhiên, Thụy Điển không khuyến khích sử dụng cỏ khô, rơm hoặc bao tải để bao gói hàng. Trong trường hợp sử dụng thì cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh kèm theo.

Bên ngoài thùng đựng hàng nên có ký hiệu của người uỷ nhiệm, ký hiệu của cảng và được đánh số (tương ứng với danh mục hàng đóng gói) trừ khi hàng đã được nhận dạng theo một cách nào khác. Vận chuyển hàng vượt quá trọng lượng 1.000 tấn phải được đánh dấu trọng lượng tổng.

  1. Quy định về kiểm dịch động thực vật
  2. Chứng nhận vệ sinh

Đối với hàng hoá có khả năng chứa các bệnh động/thực vật dễ lây lan, khi nhập khẩu vào Thụy Điển bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp. Các loại hàng hoá đòi hỏi phải có chứng nhận vệ sinh bao gồm:

  • Các loại động vật sống;
  • Các sản phẩm từ động vật (thịt, các sản phẩm từ thịt và thức ăn động vật);
  • Các sản phẩm thực vật như khoai tây, cây trồng và hạt giống;
  • Giấy chứng nhận vệ sinh phải được hợp pháp hoá bởi cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc xuất khẩu.

Ngoài ra, Thụy Điển còn áp dụng các quy định về hạn chế nhập khẩu đối với một số hàng hoá để bảo đảm an toàn và sức khoẻ cộng đồng, hoặc để phòng trừ nguy cơ dịch bệnh cho động thực vật trong nước.

  1. Kiểm dịch động vật

Là thành viên của EU, Thuỵ Điển tuân thủ các quy định kiểm dịch động vật của EU. Ngoài ra, Thuỵ Điển có các quy định riêng:

  • Nhập khẩu động vật sống hay các sản phẩm từ động vật đều phải đăng ký với Uỷ ban Nông nghiệp Thụy Điển. Đối với một số mặt hàng nhất định, cần phải có sự cho phép từ phía Uỷ ban Nông nghiệp Thụy Điển;
  • Tờ khai nhập khẩu động vật, phôi, trứng, tinh trùng và các sản phẩm từ động vật khác từ các nước ngoài EU phải được nộp cho Cơ quan Kiểm dịch động vật tại biên giới trước khi tiến hành nhập khẩu ít nhất 1 ngày;
  • Việc nhập khẩu động vật và các sản phẩm động vật từ các nước ngoài EU phải được thực hiện tại địa điểm nhập khẩu định trước (điểm kiểm tra biên giới-BCP). Thuỵ Điển có 5 điểm kiểm tra biên giới;
  • Phí kiểm soát lô hàng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật là 1100 SEK + 0,15 SEK mỗi kg. Lệ phí cao hơn nếu việc kiểm tra được thực hiện ngoài giờ hành chính. Chi phí để lấy mẫu và phân tích dựa trên các biện pháp tự vệ hoặc nghi ngờ về sự bất thường của lô hàng sẽ do nhà nhập khẩu chi trả.
  1. Kiểm dịch thực vật

Thực vật và các sản phẩm thực vật (bao gồm cả trái cây, rau quả) muốn nhập khẩu vào Thuỵ Điển phải đảm bảo các quy định của EU về kiểm dịch thực vật. EU đã đặt ra các yêu cầu kiểm dịch thực vật để ngăn chặn các sinh vật gây hại cho thực vật và các sản phẩm thực vật của EU. Ngoài ra, Thuỵ Điển cũng có một số quy định riêng:

  • Nhập khẩu cây trồng, đất, phân bón, thuốc trừ sâu hoặc chất kích thích tăng trưởng với mục đích kinh doanh đều phải đăng ký với Uỷ ban Nông nghiệp Thụy Điển;
  • Cơ quan thanh tra của Uỷ ban Nông nghiệp Thụy Điển chịu trách nhiệm thanh tra các loại cây trồng nhập khẩu;
  • Một số mặt hàng liên quan đến cây trồng nhất định phải có giấy chứng nhận kiểm dịch đi kèm.

III. An toàn thực phẩm

Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu thực phẩm vào Thụy Điển với mục đích thương mại bắt buộc phải có cơ sở tại Thụy Điển và phải đăng ký với Cơ quan Thực phẩm về các mặt hàng nhập khẩu.

Các doanh nghiệp nhập khẩu phải thông báo trước cho Cơ quan kiểm tra biên giới đầy đủ về lượng hàng nhập khẩu, và phải sử dụng mẫu tờ khai đặc biệt. Việc nhập khẩu thực phẩm phải được thực hiện tại địa điểm nhập khẩu đã định sẵn.

Việc nhập khẩu thực phẩm được tiến hành sau khi Uỷ ban Nông nghiệp Thụy Điển phê duyệt.

  1. Các địa chỉ liên hệ

Cơ quan Thực phẩm Thuỵ Điển là cơ quan có thẩm quyền về việc cấp phép và quản lý nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, nhập khẩu thực phẩm cho người, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, phân bón. Liên hệ:

Livsmedelsverket (Swedish Food Agency)
Box 622, 751 26 Uppsala
(+46) 18 17 55 00
livsmedelsverket@slv.se

Uỷ ban Nông nghiệp Thuỵ Điển là cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm dịch thực vật, nhập khẩu động vật sống và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật không dùng cho con người. Liên hệ:

Jordbruksverket (Swedish Board of Agriculture)
Vallgatan 8, 551 82 Jönköping
(+46) 36 15 50 00/771 223 223
jordbruksverket@jordbruksverket.se

 (Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển)




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây