HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Trao đổi thảo luận
Nội dung:

Câu hỏi: Phương tiện đo nhóm 2 là gì? được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào?

Trả lời: Theo khoản 2, Điều 16, Luật Đo lường quy định phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục phương tiện đo nhóm 2 tại Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN.

Theo Khoản 2, Điều 1, Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN quy định về danh mục phương tiện đo, có 68 loại phương tiện đo phải áp dụng biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo.

******

Câu hỏi: Trách nhiệm của cơ sở sử dụng phương tiện đo được quy định như thế nào trong văn bản quy phạm pháp luật?

Trả lời: Theo khoản 3, Điều 1, Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN quy định:

  1. Bảo đảm các điều kiện bảo quản, sử dụng phương tiện đo theo quy định của nhà sản xuất, yêu cầu kỹ thuật đo lường của cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền; duy trì đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định.
  2. Thực hiện việc kiểm định định kỳ, kiểm định sau sửa chữa đối với phương tiện đo trong quá trình sử dụng theo quy định tại Chương IV Thông tư này.
  3. Tuân thủ yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người sử dụng phương tiện đo khi thực hiện phép đo theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền.
  4. Bảo đảm điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, lượng hàng hóa.
  5. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.”.

******

Câu hỏi: Hành vi vi phạm trong sử dụng phương tiện đo nhóm 2 được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 10 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 quy định cụ thể các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt bằng tiền mức thấp nhất là 500.000 đồng và tối đa là 70.000.000 đồng, cụ thể như sau:

  1. Hành vi không có chứng chỉ kiểm định (tem, dấu, giấy chứng nhận) hoặc hiệu chuẩn theo quy định; Chứng chỉ kiểm định hoặc hiệu chuẩn đã hết hiệu lực; Tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, chứng chỉ kiểm định hoặc hiệu chuẩn trên phương tiện đo; Không thực hiện kiểm định đối chứng theo quy định; Không bảo đảm các điều kiện vận chuyển, bảo quản, yêu cầu sử dụng phương tiện đo theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  2. Hành vi sử dụng phương tiện đo bị sai, hỏng hoặc không đạt yêu cầu quy định về kỹ thuật đo lường.
  3. Hành vi làm thay đổi cấu trúc, đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo; Tác động, điều chỉnh, lắp thêm, rút bớt, thay thế chức năng, cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo làm sai lệch kết quả đo hoặc sử dụng các thiết bị khác để điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quá giới hạn sai số cho phép; Không thực hiện việc kiểm định hoặc hiệu chuẩn phương tiện đo trong thời hạn quy định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài hình thức xử phạt bằng tiền, Nghị định cũng quy định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

– Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP;

+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 10 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc thu hồi chứng chỉ kiểm định hoặc hiệu chuẩn đã hết hiệu lực đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 3, các điểm b và c khoản 4 Điều 10 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP.

(Nguyễn Thị Thắng)




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Trao đổi thảo luận
Ngày xuất bản: ngày 05 tháng 10 năm 2021
Nội dung:

Câu hỏi: Phương tiện đo nhóm 2 là gì? được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào?

Trả lời: Theo khoản 2, Điều 16, Luật Đo lường quy định phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục phương tiện đo nhóm 2 tại Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN.

Theo Khoản 2, Điều 1, Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN quy định về danh mục phương tiện đo, có 68 loại phương tiện đo phải áp dụng biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo.

******

Câu hỏi: Trách nhiệm của cơ sở sử dụng phương tiện đo được quy định như thế nào trong văn bản quy phạm pháp luật?

Trả lời: Theo khoản 3, Điều 1, Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN quy định:

  1. Bảo đảm các điều kiện bảo quản, sử dụng phương tiện đo theo quy định của nhà sản xuất, yêu cầu kỹ thuật đo lường của cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền; duy trì đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định.
  2. Thực hiện việc kiểm định định kỳ, kiểm định sau sửa chữa đối với phương tiện đo trong quá trình sử dụng theo quy định tại Chương IV Thông tư này.
  3. Tuân thủ yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người sử dụng phương tiện đo khi thực hiện phép đo theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền.
  4. Bảo đảm điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, lượng hàng hóa.
  5. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.”.

******

Câu hỏi: Hành vi vi phạm trong sử dụng phương tiện đo nhóm 2 được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 10 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 quy định cụ thể các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt bằng tiền mức thấp nhất là 500.000 đồng và tối đa là 70.000.000 đồng, cụ thể như sau:

  1. Hành vi không có chứng chỉ kiểm định (tem, dấu, giấy chứng nhận) hoặc hiệu chuẩn theo quy định; Chứng chỉ kiểm định hoặc hiệu chuẩn đã hết hiệu lực; Tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, chứng chỉ kiểm định hoặc hiệu chuẩn trên phương tiện đo; Không thực hiện kiểm định đối chứng theo quy định; Không bảo đảm các điều kiện vận chuyển, bảo quản, yêu cầu sử dụng phương tiện đo theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  2. Hành vi sử dụng phương tiện đo bị sai, hỏng hoặc không đạt yêu cầu quy định về kỹ thuật đo lường.
  3. Hành vi làm thay đổi cấu trúc, đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo; Tác động, điều chỉnh, lắp thêm, rút bớt, thay thế chức năng, cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo làm sai lệch kết quả đo hoặc sử dụng các thiết bị khác để điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quá giới hạn sai số cho phép; Không thực hiện việc kiểm định hoặc hiệu chuẩn phương tiện đo trong thời hạn quy định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài hình thức xử phạt bằng tiền, Nghị định cũng quy định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

– Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP;

+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 10 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc thu hồi chứng chỉ kiểm định hoặc hiệu chuẩn đã hết hiệu lực đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 3, các điểm b và c khoản 4 Điều 10 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP.

(Nguyễn Thị Thắng)




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây