HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Triển khai hoạt động so sánh liên phòng trong đo lường: Yêu cầu cấp bách
Nội dung:

So sánh liên phòng hay thử nghiệm thành thạo là hoạt động đánh giá kết quả đo, thử nghiệm cho cùng một đối tượng, trên cùng một phương pháp của một nhóm các phòng thí nghiệm có năng lực và điều kiện tương đương, áp dụng đối với các phòng hiệu chuẩn, kiểm định đo lường gọi là so sánh liên phòng và áp dụng đối với các phòng thử nghiệm gọi là thử nghiệm thành thạo.

So sánh liên phòng là hoạt động không thể thiếu trong việc duy trì hệ thống quản lý theo ISO/IEC 17025 và hoạt động quản lý nhà nước về đo lường. So sánh liên phòng và thử nghiệm thành thạo là công việc hết sức quan trọng trong hoạt động đo lường, thử nghiệm, nó diễn ra dưới các cấp độ khác nhau phục vụ từng mục đích cụ thể.

Trên cấp độ toàn cầu, các quốc gia muốn tham gia thỏa thuận thừa nhận toàn cầu về đo lường, thử nghiệm thì bắt buộc phép đo xin thừa nhận phải được tham gia so sánh vòng hoặc phép thử nghiệm thành thạo do các tổ chức đo lường thế giới tổ chức hoặc ít ra phải được tổ chức đo lường khu vực tổ chức và tổ chức đo lường thế giới thừa nhận. Kết quả của việc tham gia trên là cơ sở để đánh giá khả năng của phòng thử nghiệm trong quá trình xem xét cùng các tiêu chí khác trong quá trình tổ chức đánh giá để thừa nhận nếu kết quả đạt yêu cầu.


 

Cuộc họp triển khai chương trình so sánh liên phòng dưới sự chủ trì của TS. Hà Minh Hiệp – Phó tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục TCĐLCL.

Trên bình diện từng quốc gia, việc tổ chức so sánh liên phòng và thử nghiệm thành thạo là hoạt động hết sức cần thiết, nhằm đánh giá năng lực thực tế của phòng thí nghiệm để nâng cao tính đúng đắn của kết quả và sự công nhận lẫn nhau về kết quả của phép đo lường hoặc thử nghiệm.

Kết quả so sánh liên phòng cũng là cơ sở về năng lực của các phòng thử nghiệm, phòng đo lường để tổ chức chứng nhận, công nhận xem xét khi đánh giá.

Trên thế giới, việc tổ chức so sánh liên phòng hay thử nghiệm thành thạo được tuân thủ theo tiêu chuẩn ISOS/IEC 17043:2011. Trên cả hai bình diện quốc tế và trong nước, Viện Đo lường Việt Nam mới tham gia chương trình so sánh liên phòng do APMP, APLAC, NIMT… tổ chức từ nhiều năm nay với 26 chương trình. Chính vì vậy cho đến nay số lượng phép đo, hiệu chuẩn (CMC) được thừa nhận rất khiêm tốn (khoảng 31 phép đo, hiệu chuẩn được thừa nhận của quốc tế trong một số lĩnh vực áp suất, nhiệt, khối lượng, dung tích…) do đó còn nhiều hạn chế.

Đối với trong nước, thời gian qua thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động đo lường, nhiều tổ chức đã đăng ký cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường góp phần đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường cho doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Đồng thời cũng có nhiều tổ chức chứng nhận/công nhận hoạt động của phòng thử nghiệm theo các tiêu chuẩn như ISO17025 về phòng thử nghiệm và các lĩnh vực khác cũng tương tự.

 

 Các đại biểu đại diện các đơn vị tham dự hội nghị.

Thực tế trên đặt ra yêu cầu rất cấp bách triển khai tổ chức các hoạt động so sánh liên phòng và thử nghiệm thành thạo để các phòng thử nghiệm tham gia. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động này hoàn toàn tự phát, không hiệu quả nên xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức về năng lực cung cấp dịch vụ dẫn đến kết quả hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường chưa cao như mong muốn.

Vì vậy, việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình so sánh liên phòng, thử nghiệm thành thạo giữa các tổ chức hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường và phòng thử nghiệm để làm cơ sở đánh giá năng lực, khả năng đo của từng phòng thí nghiệm, tổ chức hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về đo lường là rất cần thiết và thiết thực trong giai đoạn hiện nay.

Đặc biệt là để các phòng hiệu chuẩn, thử nghiệm tự đánh giá hoàn thiện năng lực, tạo khả năng cạnh tranh thực sự công bằng trên tinh thần chất lượng dịch vụ. Hoạt động này góp phần vào việc nâng cao năng lực kỹ thuật chuyên môn của hoạt động hiệu chuẩn, chuẩn đo lường, thí nghiệm của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghệm.

Đồng thời nâng cao tính thống nhất của kết quả đo trong hệ thống các phòng hiệu chuẩn, thử nghiệm, tạo điều kiện cho việc thừa nhận kết quả của phòng hiệu chuẩn, thử nghiệm lẫn nhau tránh lãng phí và tiết kiệm thời gian, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đo lường.

Với vai trò và tầm quan trọng nêu trên, ngày 16/3/2022, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) đã tổ chức hội nghị bàn về triển khai hoạt động so sánh liên phòng. TS. Hà Minh Hiệp – Phó tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục chủ trị Hội nghị, cùng sự tham gia của Vụ Đo lường, Viện Đo lường Việt Nam, Trung tâm Kỹ thuật 1, 2, 3, Trung tâm Đo lường thuộc Cục TCĐLCL – Bộ Quốc phòng và Tổ chuyên gia tư vấn Đề án 996 về đo lường.

Cuộc họp đã thảo luận các nội dung chính để triển khai hoạt động so sánh liên phòng đối với lĩnh vực đo lường khối lượng, đo lường dung tích, đo lường điện và đo lường áp suất.

Trong khuôn khổ triển khai Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong năm 2022, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã giao Vụ Đo lường làm đầu mối chủ trì thực hiện chương trình so sánh liên phòng, Viện Đo lường Việt Nam (VMI) là đơn vị trực tiếp dẫn đầu (Pilot) thực hiện so sánh liên phòng cùng sự tham gia của Trung tâm Kỹ thuật 1, 2, 3 và Trung tâm đo lường thuộc Cục TCĐLCL – Bộ Quốc phòng. Mục đích của chương trình so sánh liên phòng nhằm đánh giá mức độ, khả năng đo, hiệu chuẩn của các phòng thí nghiệm và phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước về đo lường.

Chương trình bắt đầu thực hiện trong năm 2022, được đánh giá sẽ là điểm nhấn nâng cao năng lực khả năng đo hiệu chuẩn của các đơn vị kỹ thuật thuộc Tổng cục TCĐLCL và Trung tâm Đo lường thuộc Cục TCĐLCL – Bộ Quốc phòng với sự dẫn đầu của Viện Đo lường Việt Nam (Pilot).

Tiếp theo sẽ là chương trình so sánh liên phòng của các vùng với sự dẫn đầu của Trung tâm Kỹ thuật 1, 2, 3 (Pilot) thực hiện ở khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam; tiếp theo nữa là các chương trình so sánh liên phòng của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn của các tổ chức doanh nghiệp trong cả nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Trần Quý Giầu




NHUẬN BÚT


Tác giả: Sưu tầm
Tiêu đề: Triển khai hoạt động so sánh liên phòng trong đo lường: Yêu cầu cấp bách
Ngày xuất bản: ngày 20 tháng 03 năm 2022
Nội dung:

So sánh liên phòng hay thử nghiệm thành thạo là hoạt động đánh giá kết quả đo, thử nghiệm cho cùng một đối tượng, trên cùng một phương pháp của một nhóm các phòng thí nghiệm có năng lực và điều kiện tương đương, áp dụng đối với các phòng hiệu chuẩn, kiểm định đo lường gọi là so sánh liên phòng và áp dụng đối với các phòng thử nghiệm gọi là thử nghiệm thành thạo.

So sánh liên phòng là hoạt động không thể thiếu trong việc duy trì hệ thống quản lý theo ISO/IEC 17025 và hoạt động quản lý nhà nước về đo lường. So sánh liên phòng và thử nghiệm thành thạo là công việc hết sức quan trọng trong hoạt động đo lường, thử nghiệm, nó diễn ra dưới các cấp độ khác nhau phục vụ từng mục đích cụ thể.

Trên cấp độ toàn cầu, các quốc gia muốn tham gia thỏa thuận thừa nhận toàn cầu về đo lường, thử nghiệm thì bắt buộc phép đo xin thừa nhận phải được tham gia so sánh vòng hoặc phép thử nghiệm thành thạo do các tổ chức đo lường thế giới tổ chức hoặc ít ra phải được tổ chức đo lường khu vực tổ chức và tổ chức đo lường thế giới thừa nhận. Kết quả của việc tham gia trên là cơ sở để đánh giá khả năng của phòng thử nghiệm trong quá trình xem xét cùng các tiêu chí khác trong quá trình tổ chức đánh giá để thừa nhận nếu kết quả đạt yêu cầu.


 

Cuộc họp triển khai chương trình so sánh liên phòng dưới sự chủ trì của TS. Hà Minh Hiệp – Phó tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục TCĐLCL.

Trên bình diện từng quốc gia, việc tổ chức so sánh liên phòng và thử nghiệm thành thạo là hoạt động hết sức cần thiết, nhằm đánh giá năng lực thực tế của phòng thí nghiệm để nâng cao tính đúng đắn của kết quả và sự công nhận lẫn nhau về kết quả của phép đo lường hoặc thử nghiệm.

Kết quả so sánh liên phòng cũng là cơ sở về năng lực của các phòng thử nghiệm, phòng đo lường để tổ chức chứng nhận, công nhận xem xét khi đánh giá.

Trên thế giới, việc tổ chức so sánh liên phòng hay thử nghiệm thành thạo được tuân thủ theo tiêu chuẩn ISOS/IEC 17043:2011. Trên cả hai bình diện quốc tế và trong nước, Viện Đo lường Việt Nam mới tham gia chương trình so sánh liên phòng do APMP, APLAC, NIMT… tổ chức từ nhiều năm nay với 26 chương trình. Chính vì vậy cho đến nay số lượng phép đo, hiệu chuẩn (CMC) được thừa nhận rất khiêm tốn (khoảng 31 phép đo, hiệu chuẩn được thừa nhận của quốc tế trong một số lĩnh vực áp suất, nhiệt, khối lượng, dung tích…) do đó còn nhiều hạn chế.

Đối với trong nước, thời gian qua thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động đo lường, nhiều tổ chức đã đăng ký cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường góp phần đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường cho doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Đồng thời cũng có nhiều tổ chức chứng nhận/công nhận hoạt động của phòng thử nghiệm theo các tiêu chuẩn như ISO17025 về phòng thử nghiệm và các lĩnh vực khác cũng tương tự.

 

 Các đại biểu đại diện các đơn vị tham dự hội nghị.

Thực tế trên đặt ra yêu cầu rất cấp bách triển khai tổ chức các hoạt động so sánh liên phòng và thử nghiệm thành thạo để các phòng thử nghiệm tham gia. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động này hoàn toàn tự phát, không hiệu quả nên xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức về năng lực cung cấp dịch vụ dẫn đến kết quả hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường chưa cao như mong muốn.

Vì vậy, việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình so sánh liên phòng, thử nghiệm thành thạo giữa các tổ chức hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường và phòng thử nghiệm để làm cơ sở đánh giá năng lực, khả năng đo của từng phòng thí nghiệm, tổ chức hiệu chuẩn, thử nghiệm về đo lường phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về đo lường là rất cần thiết và thiết thực trong giai đoạn hiện nay.

Đặc biệt là để các phòng hiệu chuẩn, thử nghiệm tự đánh giá hoàn thiện năng lực, tạo khả năng cạnh tranh thực sự công bằng trên tinh thần chất lượng dịch vụ. Hoạt động này góp phần vào việc nâng cao năng lực kỹ thuật chuyên môn của hoạt động hiệu chuẩn, chuẩn đo lường, thí nghiệm của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghệm.

Đồng thời nâng cao tính thống nhất của kết quả đo trong hệ thống các phòng hiệu chuẩn, thử nghiệm, tạo điều kiện cho việc thừa nhận kết quả của phòng hiệu chuẩn, thử nghiệm lẫn nhau tránh lãng phí và tiết kiệm thời gian, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đo lường.

Với vai trò và tầm quan trọng nêu trên, ngày 16/3/2022, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) đã tổ chức hội nghị bàn về triển khai hoạt động so sánh liên phòng. TS. Hà Minh Hiệp – Phó tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục chủ trị Hội nghị, cùng sự tham gia của Vụ Đo lường, Viện Đo lường Việt Nam, Trung tâm Kỹ thuật 1, 2, 3, Trung tâm Đo lường thuộc Cục TCĐLCL – Bộ Quốc phòng và Tổ chuyên gia tư vấn Đề án 996 về đo lường.

Cuộc họp đã thảo luận các nội dung chính để triển khai hoạt động so sánh liên phòng đối với lĩnh vực đo lường khối lượng, đo lường dung tích, đo lường điện và đo lường áp suất.

Trong khuôn khổ triển khai Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong năm 2022, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã giao Vụ Đo lường làm đầu mối chủ trì thực hiện chương trình so sánh liên phòng, Viện Đo lường Việt Nam (VMI) là đơn vị trực tiếp dẫn đầu (Pilot) thực hiện so sánh liên phòng cùng sự tham gia của Trung tâm Kỹ thuật 1, 2, 3 và Trung tâm đo lường thuộc Cục TCĐLCL – Bộ Quốc phòng. Mục đích của chương trình so sánh liên phòng nhằm đánh giá mức độ, khả năng đo, hiệu chuẩn của các phòng thí nghiệm và phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước về đo lường.

Chương trình bắt đầu thực hiện trong năm 2022, được đánh giá sẽ là điểm nhấn nâng cao năng lực khả năng đo hiệu chuẩn của các đơn vị kỹ thuật thuộc Tổng cục TCĐLCL và Trung tâm Đo lường thuộc Cục TCĐLCL – Bộ Quốc phòng với sự dẫn đầu của Viện Đo lường Việt Nam (Pilot).

Tiếp theo sẽ là chương trình so sánh liên phòng của các vùng với sự dẫn đầu của Trung tâm Kỹ thuật 1, 2, 3 (Pilot) thực hiện ở khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam; tiếp theo nữa là các chương trình so sánh liên phòng của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn của các tổ chức doanh nghiệp trong cả nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Trần Quý Giầu




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây