HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Nội dung:
Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ 8, BCH Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2015; Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/03/2020 của Chính phủ về việc ban hành kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám, BCH Trung ương khóa XII về chiến lược phát triển bền vùng kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm đến năm 2045,
UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26/NQ- CP ngày 5/03/2020 của Chính phủ về việc ban hành kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám, BCH Trung ương khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó nêu rõ.
Ngoài các công tác quản lý tổng hợp vùng bờ như Rà soát các chính sách, văn bản của tỉnh về biển và hải đảo, tiếp tục kiện toàn, đổi mới tổ chức và vận hành hiệu quả cơ quan quản lý tổng hợp, thống nhất về biển theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, UBND tỉnh chủ trương phát triển kinh tế biển và ven biển, trong đó chú trọng du lịch và dịch vụ biển như: Xúc tiến quảng bá du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm, chuỗi sản phẩm du lịch biển trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa lịch sử đặc sắc của các vùng miền; Xây dựng cơ chế chính sách thuận lợi để người dân chuyển đổi nghề, trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ hoạt động du lịch; có cơ chế, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển sản phẩm du lịch sinh thái biển, đảo; Thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cho các địa bàn trọng điểm du lịch biển, hải đảo; từng bước hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp quy mô lớn, có đẳng cấp, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao, các loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, du lịch cộng đồng; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch biển, đảo; Nghiên cứu phát triển tuyến du lịch ra các đảo ven bờ (đảo Hòn Ngư, đảo Hòn Mắt) kết hợp với các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch khác; khai thác, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, lễ hội truyền thống, ẩm thực vùng ven biển của tỉnh để phục vụ phát triển du lịch; Đưa nội dung phát triển du lịch biển gắn với an ninh quốc phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, chiến lược, chương trình, đề án, dự án đầu tư về du lịch bảo đảm thực hiện mục tiêu xuyên suốt là phát triển du lịch Nghệ An theo hướng bền vững.
Đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp ven biển ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường; phát triển hợp lý các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ. Đảm bảo mục tiêu, định hướng phát triển các khu kinh tế ven biển phù hợp với điều kiện, tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trên địa bàn tỉnh. Đổi mới đồng bộ về cơ chế, chính sách tạo bứt phá trong phát triển bền vững công nghiệp ven biển, bảo đảm giải quyết tốt đồng thời các vấn đề về môi trường, xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, phát triển cơ sở hạ tầng xã hội.
aa1
Nuôi trồng thủy sản ven biển theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao

 Nuôi trồng và khai thác hải sản chú trọng đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao; ưu tiên chuyển đổi một số nghề khai thác thủy sản có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, các nghề cấm nhằm giảm cường lực khai thác thủy sản trên các vùng biển; đẩy mạnh phát triển các nghề khai thác hải sản xa bờ theo hướng công nghiệp gắn khai thác bền vững với phát triển nguồn lợi thủy sản. Hiện đại hóa công tác quản lý tàu cá, công tác đảm bảo an toàn cho tàu cá. Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thủy sản đồng bộ, gắn kết các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần nghề cá, nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sản xuất các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và tiêu thụ. Xây dựng và vận hành các mô hình tổ chức sản xuất trong nuôi trồng và khai thác hải sản hợp lý; nâng cao mức sống cho cộng đồng ngư dân, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo.
Chú trọng kinh tế hàng hải và các ngành kinh tế biển mới tổ chức khai thác đồng bộ, có hiệu quả các cảng biển, các cảng chuyên dùng gắn với các dịch vụ hỗ trợ; ưu tiên xây dựng hoàn thiện hạ tầng logistics và các tuyến đường giao thông, kết nối liên thông các cảng biển. Thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn hàng hải, duy tu luồng hàng hải, nạo vét thông luồng các cửa sông ven biển của tỉnh. Xây dựng đội tàu vận tải biển, vận tải sông biển với cơ cấu hợp lý, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường vận tải nội địa, ven biển và từng bước tham gia vào các chuỗi cung ứng vận tải hàng hải quốc tế. Thí điểm và hình thành các tuyến và cảng vận tải và đón hành khách du lịch trên biển, ra các đảo, các điểm du lịch dọc bờ biển tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu phát triển một số ngành kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển như dược liệu biển, nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển...
Khai thác khoáng sản biển, năng lượng tái tạo được quan tâm phát triển trong gia đoạn này. Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản tài nguyên biển; tăng cường tìm kiếm, điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng các tài nguyên khoáng sản biển vùng biển của tỉnh. Đề xuất và thực hiện nhiệm vụ trong Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đề án tăng cường năng lực, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý tài nguyên, môi trường biển, hải đảo đến năm 2030. Nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên khoáng sản biển vùng ven biển gắn với chế biến; kết hợp hài hoà giữa khai thác, chế biến với bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái biển.
Song song với phát triển kinh tế, vấn đề nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó thân thiện với biển được chú trọng. Nâng cao đời sống, chất lượng chăm sóc y tế, giáo dục, cung cấp đầy đủ điện, thông tin liên lạc, nước ngọt, bảo đảm an ninh, an toàn cho dân cư vùng ven biển và những người lao động trên biển, thực hiện tốt Đề án phát triển y tế biển, đảo và chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng ven biển và trên biển đến năm 2030. Chú trọng phát triển các thiết chế văn hoá, phục hồi các lễ hội văn hóa truyền thống cho cộng đồng dân cư biển và ven biển; Bảo tồn và phát huy bản sắc, giá trị lịch sử và văn hoá dân tộc, tri thức tốt đẹp trong ứng xử với biển, coi đây là nền tảng quan trọng để xây dựng văn hoá biển; bảo tồn không gian văn hoá, kiến trúc và di sản thiên nhiên. Xây dựng các mô hình khu dân cư sinh thái biển, khu dân cư bảo vệ môi trường biển. Nâng cao nhận thức về biển và đại dương, xây dựng xã hội, ý thức, lối sống, hành vi văn hoá gắn bó, thân thiện với biển, phát huy tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng dân cư vùng biển, ven biển. Đồng thời, bảo đảm quyền tiếp cận, tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với biển một cách công bằng, bình đẳng.

Tảo xoắn - 1 sản phẩm kinh tế biển gắn với Khoa học và công nghệ

Để phát triển kinh tế biển bền vững, tỉnh Nghệ An chú trọng đầu tư khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực biển. Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu và công nghệ mới, tiên tiến trong giám sát, điều tra, quản lý tài nguyên, môi trường biển, phòng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển, đảo và phát triển các ngành kinh tế biển quan trọng như: cảng biển, du lịch biển, khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản, dịch vụ biển. Tổ chức thực hiện tốt Chương trình khoa học, công nghệ cấp tỉnh, cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực biển; đánh giá tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, hệ sinh thái và các ngành, lĩnh vực kinh tế biển như du lịch biển, khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản, năng lượng tái tạo, sinh dược học biển, thiết bị tự vận hành ngầm...  Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, kiến thức, hiểu biết về biển, đại dương, kỹ năng sinh tồn, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, tránh thiên tai cho học sinh, sinh viên trong tất cả các bậc học, cấp học. Có cơ chế hỗ trợ, nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nguồn nhân lực biển tại các Trường Đại học, cao đẳng, trung cấp đóng trên địa bàn tỉnh. Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu lao động cho các ngành kinh tế biển; hỗ trợ và tạo điều kiện để người dân ven biển chuyển đổi nghề từ các hoạt động có nguy cơ xâm hại, tác động tiêu cực đến biển sang bảo vệ, bảo tồn, tạo sinh kế bền vững, việc làm mới ổn định, nâng cao thu nhập.
Bảo vệ môi trường biển và hải đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế được quan tâm đúng mức.
Thái Hiếu

 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Ngày xuất bản: ngày 21 tháng 07 năm 2021
Nội dung:
Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ 8, BCH Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2015; Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/03/2020 của Chính phủ về việc ban hành kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám, BCH Trung ương khóa XII về chiến lược phát triển bền vùng kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm đến năm 2045,
UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26/NQ- CP ngày 5/03/2020 của Chính phủ về việc ban hành kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám, BCH Trung ương khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó nêu rõ.
Ngoài các công tác quản lý tổng hợp vùng bờ như Rà soát các chính sách, văn bản của tỉnh về biển và hải đảo, tiếp tục kiện toàn, đổi mới tổ chức và vận hành hiệu quả cơ quan quản lý tổng hợp, thống nhất về biển theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, UBND tỉnh chủ trương phát triển kinh tế biển và ven biển, trong đó chú trọng du lịch và dịch vụ biển như: Xúc tiến quảng bá du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm, chuỗi sản phẩm du lịch biển trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa lịch sử đặc sắc của các vùng miền; Xây dựng cơ chế chính sách thuận lợi để người dân chuyển đổi nghề, trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ hoạt động du lịch; có cơ chế, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển sản phẩm du lịch sinh thái biển, đảo; Thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cho các địa bàn trọng điểm du lịch biển, hải đảo; từng bước hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp quy mô lớn, có đẳng cấp, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao, các loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, du lịch cộng đồng; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch biển, đảo; Nghiên cứu phát triển tuyến du lịch ra các đảo ven bờ (đảo Hòn Ngư, đảo Hòn Mắt) kết hợp với các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch khác; khai thác, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, lễ hội truyền thống, ẩm thực vùng ven biển của tỉnh để phục vụ phát triển du lịch; Đưa nội dung phát triển du lịch biển gắn với an ninh quốc phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, chiến lược, chương trình, đề án, dự án đầu tư về du lịch bảo đảm thực hiện mục tiêu xuyên suốt là phát triển du lịch Nghệ An theo hướng bền vững.
Đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp ven biển ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường; phát triển hợp lý các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ. Đảm bảo mục tiêu, định hướng phát triển các khu kinh tế ven biển phù hợp với điều kiện, tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trên địa bàn tỉnh. Đổi mới đồng bộ về cơ chế, chính sách tạo bứt phá trong phát triển bền vững công nghiệp ven biển, bảo đảm giải quyết tốt đồng thời các vấn đề về môi trường, xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, phát triển cơ sở hạ tầng xã hội.
aa1
Nuôi trồng thủy sản ven biển theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao

 Nuôi trồng và khai thác hải sản chú trọng đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao; ưu tiên chuyển đổi một số nghề khai thác thủy sản có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, các nghề cấm nhằm giảm cường lực khai thác thủy sản trên các vùng biển; đẩy mạnh phát triển các nghề khai thác hải sản xa bờ theo hướng công nghiệp gắn khai thác bền vững với phát triển nguồn lợi thủy sản. Hiện đại hóa công tác quản lý tàu cá, công tác đảm bảo an toàn cho tàu cá. Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thủy sản đồng bộ, gắn kết các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần nghề cá, nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sản xuất các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và tiêu thụ. Xây dựng và vận hành các mô hình tổ chức sản xuất trong nuôi trồng và khai thác hải sản hợp lý; nâng cao mức sống cho cộng đồng ngư dân, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo.
Chú trọng kinh tế hàng hải và các ngành kinh tế biển mới tổ chức khai thác đồng bộ, có hiệu quả các cảng biển, các cảng chuyên dùng gắn với các dịch vụ hỗ trợ; ưu tiên xây dựng hoàn thiện hạ tầng logistics và các tuyến đường giao thông, kết nối liên thông các cảng biển. Thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn hàng hải, duy tu luồng hàng hải, nạo vét thông luồng các cửa sông ven biển của tỉnh. Xây dựng đội tàu vận tải biển, vận tải sông biển với cơ cấu hợp lý, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường vận tải nội địa, ven biển và từng bước tham gia vào các chuỗi cung ứng vận tải hàng hải quốc tế. Thí điểm và hình thành các tuyến và cảng vận tải và đón hành khách du lịch trên biển, ra các đảo, các điểm du lịch dọc bờ biển tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu phát triển một số ngành kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển như dược liệu biển, nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển...
Khai thác khoáng sản biển, năng lượng tái tạo được quan tâm phát triển trong gia đoạn này. Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản tài nguyên biển; tăng cường tìm kiếm, điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng các tài nguyên khoáng sản biển vùng biển của tỉnh. Đề xuất và thực hiện nhiệm vụ trong Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đề án tăng cường năng lực, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ quản lý tài nguyên, môi trường biển, hải đảo đến năm 2030. Nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên khoáng sản biển vùng ven biển gắn với chế biến; kết hợp hài hoà giữa khai thác, chế biến với bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái biển.
Song song với phát triển kinh tế, vấn đề nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hóa biển, xã hội gắn bó thân thiện với biển được chú trọng. Nâng cao đời sống, chất lượng chăm sóc y tế, giáo dục, cung cấp đầy đủ điện, thông tin liên lạc, nước ngọt, bảo đảm an ninh, an toàn cho dân cư vùng ven biển và những người lao động trên biển, thực hiện tốt Đề án phát triển y tế biển, đảo và chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng ven biển và trên biển đến năm 2030. Chú trọng phát triển các thiết chế văn hoá, phục hồi các lễ hội văn hóa truyền thống cho cộng đồng dân cư biển và ven biển; Bảo tồn và phát huy bản sắc, giá trị lịch sử và văn hoá dân tộc, tri thức tốt đẹp trong ứng xử với biển, coi đây là nền tảng quan trọng để xây dựng văn hoá biển; bảo tồn không gian văn hoá, kiến trúc và di sản thiên nhiên. Xây dựng các mô hình khu dân cư sinh thái biển, khu dân cư bảo vệ môi trường biển. Nâng cao nhận thức về biển và đại dương, xây dựng xã hội, ý thức, lối sống, hành vi văn hoá gắn bó, thân thiện với biển, phát huy tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng dân cư vùng biển, ven biển. Đồng thời, bảo đảm quyền tiếp cận, tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối với biển một cách công bằng, bình đẳng.

Tảo xoắn - 1 sản phẩm kinh tế biển gắn với Khoa học và công nghệ

Để phát triển kinh tế biển bền vững, tỉnh Nghệ An chú trọng đầu tư khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực biển. Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu và công nghệ mới, tiên tiến trong giám sát, điều tra, quản lý tài nguyên, môi trường biển, phòng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển, đảo và phát triển các ngành kinh tế biển quan trọng như: cảng biển, du lịch biển, khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản, dịch vụ biển. Tổ chức thực hiện tốt Chương trình khoa học, công nghệ cấp tỉnh, cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực biển; đánh giá tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, hệ sinh thái và các ngành, lĩnh vực kinh tế biển như du lịch biển, khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản, năng lượng tái tạo, sinh dược học biển, thiết bị tự vận hành ngầm...  Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, kiến thức, hiểu biết về biển, đại dương, kỹ năng sinh tồn, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, tránh thiên tai cho học sinh, sinh viên trong tất cả các bậc học, cấp học. Có cơ chế hỗ trợ, nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nguồn nhân lực biển tại các Trường Đại học, cao đẳng, trung cấp đóng trên địa bàn tỉnh. Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu lao động cho các ngành kinh tế biển; hỗ trợ và tạo điều kiện để người dân ven biển chuyển đổi nghề từ các hoạt động có nguy cơ xâm hại, tác động tiêu cực đến biển sang bảo vệ, bảo tồn, tạo sinh kế bền vững, việc làm mới ổn định, nâng cao thu nhập.
Bảo vệ môi trường biển và hải đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế được quan tâm đúng mức.
Thái Hiếu

 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây