HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Hội thảo: “ Đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất thử nghiệm các loại cây ôn đới nhập nội (Đào, lê, dâu tây) trên địa bàn huyện Kỳ Sơn
Nội dung:
Hợp tác xã Bảo tồn và phát triển cây đào Mường Lống đã tổ chức hội thảo: “ Đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất thử nghiệm các loại cây ôn đới nhập nội (Đào, lê, dâu tây) trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. Đây là hội thảo nhằm đánh giá lại kết quả sau 03 năm thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ Khoa học xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm một số giống cây ăn quả ôn đới nhập nội (lê, đào, dâu tây) tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An”.
Đại biểu tham quan vườn cây ôn đới

 Tham dự buổi hội thảo với sự có mặt của đại diện lãnh đạo Sở KH&CN, phòng kinh tế hạ tầng- Kỳ Sơn, Trung tâm DVNN huyện Kỳ Sơn, UBND xã Mường Lống - Kỳ Sơn, Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển cây đào Mường Lống, các nhà khoa học và các hộ dân tham gia mô hình…. Tại hội thảo đơn vị chủ trì đã đánh giá được kết quả 03 năm triển khai dự án (từ tháng 04/2019 đến tháng 04/2022), mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai nhưng Ban chỉ đạo dự án  các cán bộ kỹ thuật đã nỗ lực và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung hạng mục theo đề cương của dự án đã được phê duyệt. Qua quá trình triển khai dự án cho thấy các loại cây ôn đới nhập nội (đào, lê, dâu tây) có thể có khả năng thích nghi tốt tại Nghệ An.  Giống đào ĐML1 sinh trưởng tốt, chiều cao trung bình168,00 cm, đường kính gốc bình quân là 6,12 cm, đường kính tán trung bình là 162,00 cm.  Sau hơn 26 tháng đào ĐML1 bắt đầu ra hoa và cho quả bói. Qua đó thấy được đây là  giống có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu tại xã Mường Lống đồng thời  đào ĐML1 có khả năng chống chịu với sâu bệnh hại tốt. Đối với  giống lê BV1 sinh trưởng tốt với điều kiện khí hậu tại xã Mường Lống. Cây sau trồng 26 tháng có chiều cao trung bình 1,33m, đường kính gốc bình quân là 6,12 cm, đường kính tán trung bình là 162,00 cm.  Lê bắt đầu ra hoa Khả năng chống chịu với sâu bệnh hại tốt. Đối với giống dâu tây Newzealand sau 02 năm trồng có tỷ lệ sống của dâu tây tại vườn trung bình đạt 83,74%. Năng suất bình quân năm thứ nhất là 4,03 tấn/ha, năm thứ 2 là 6,06 tấn/ha. Dây tây Newzealand là loài rất mẫn cảm với sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh phấn trắng gây hại rất nặng. Dâu tây Newzealand trồng tại Mường Lống có độ ngọt trung bình của dâu tây là 7,82%, hàm lượng Vitamin C trung bình của dâu tây là 31,66 mg/l, A xít tổng số trung bình 0,46 %, Brix/axit là 17,25.
Tham quan vườn ươm giồng cây ôn đới
Từ những đánh giá kết quả đã đạt được của các mô hình. Hợp tác xã Bảo tồn và phát triển cây đào Mường Lống tiếp tục theo dõi và chăm sóc để nhân rộng mô hình. 



NHUẬN BÚT


Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc
Tiêu đề: Hội thảo: “ Đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất thử nghiệm các loại cây ôn đới nhập nội (Đào, lê, dâu tây) trên địa bàn huyện Kỳ Sơn
Ngày xuất bản: ngày 31 tháng 03 năm 2022
Nội dung:
Hợp tác xã Bảo tồn và phát triển cây đào Mường Lống đã tổ chức hội thảo: “ Đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất thử nghiệm các loại cây ôn đới nhập nội (Đào, lê, dâu tây) trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. Đây là hội thảo nhằm đánh giá lại kết quả sau 03 năm thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ Khoa học xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm một số giống cây ăn quả ôn đới nhập nội (lê, đào, dâu tây) tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An”.
Đại biểu tham quan vườn cây ôn đới

 Tham dự buổi hội thảo với sự có mặt của đại diện lãnh đạo Sở KH&CN, phòng kinh tế hạ tầng- Kỳ Sơn, Trung tâm DVNN huyện Kỳ Sơn, UBND xã Mường Lống - Kỳ Sơn, Hợp tác xã Bảo tồn và Phát triển cây đào Mường Lống, các nhà khoa học và các hộ dân tham gia mô hình…. Tại hội thảo đơn vị chủ trì đã đánh giá được kết quả 03 năm triển khai dự án (từ tháng 04/2019 đến tháng 04/2022), mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai nhưng Ban chỉ đạo dự án  các cán bộ kỹ thuật đã nỗ lực và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung hạng mục theo đề cương của dự án đã được phê duyệt. Qua quá trình triển khai dự án cho thấy các loại cây ôn đới nhập nội (đào, lê, dâu tây) có thể có khả năng thích nghi tốt tại Nghệ An.  Giống đào ĐML1 sinh trưởng tốt, chiều cao trung bình168,00 cm, đường kính gốc bình quân là 6,12 cm, đường kính tán trung bình là 162,00 cm.  Sau hơn 26 tháng đào ĐML1 bắt đầu ra hoa và cho quả bói. Qua đó thấy được đây là  giống có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu tại xã Mường Lống đồng thời  đào ĐML1 có khả năng chống chịu với sâu bệnh hại tốt. Đối với  giống lê BV1 sinh trưởng tốt với điều kiện khí hậu tại xã Mường Lống. Cây sau trồng 26 tháng có chiều cao trung bình 1,33m, đường kính gốc bình quân là 6,12 cm, đường kính tán trung bình là 162,00 cm.  Lê bắt đầu ra hoa Khả năng chống chịu với sâu bệnh hại tốt. Đối với giống dâu tây Newzealand sau 02 năm trồng có tỷ lệ sống của dâu tây tại vườn trung bình đạt 83,74%. Năng suất bình quân năm thứ nhất là 4,03 tấn/ha, năm thứ 2 là 6,06 tấn/ha. Dây tây Newzealand là loài rất mẫn cảm với sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh phấn trắng gây hại rất nặng. Dâu tây Newzealand trồng tại Mường Lống có độ ngọt trung bình của dâu tây là 7,82%, hàm lượng Vitamin C trung bình của dâu tây là 31,66 mg/l, A xít tổng số trung bình 0,46 %, Brix/axit là 17,25.
Tham quan vườn ươm giồng cây ôn đới
Từ những đánh giá kết quả đã đạt được của các mô hình. Hợp tác xã Bảo tồn và phát triển cây đào Mường Lống tiếp tục theo dõi và chăm sóc để nhân rộng mô hình. 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây