HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Hội thảo khoa học Điều tra, khảo sát và thu thập bổ sung các nguồn gen đặc sản quý hiếm trên địa bàn tỉnh Nghệ An dọc tuyến đường 7
Nội dung:
Sáng nay, ngày 3/12/2021, tại Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An đã diễn ra hội thảo khoa học Điều tra, khảo sát và thu thập bổ sung các nguồn gen đặc sản quý hiếm trên địa bàn tỉnh Nghệ An dọc tuyến đường 7. Tham dự hội thảo có các chuyên gia như: ông Bs Hoàng Văn Hảo - Chủ tịch hội Y học Nghệ An, TS Phan Hồng Ban - chuyên gia về thực vật học, TS  Đỗ Ngọc Đài -  Đại học Kinh tế Nghệ An… Tham dự Hội thảo còn có đại diện Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ cùng đại diện các huyện Con Cuông, Kỳ Sơn và Nghi Lộc. Ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo ông Trần Quốc Thành cho biết: Trung tâm Ứng dụng TBKHCN (Sở KH&CN) là được giao nhiệm vụ hàng năm triển khai điều tra, đánh giá các vấn đề thuộc lĩnh vực quỹ gen. Với tiêu chí lấy phát triển để bảo tồn, điều tra các đối tượng quý hiếm, dễ thương mại hóa để tham mưu cho UBND tỉnh đưa vào danh sách bảo tồn nguồn gen quy hiếm.
Ông Phạm Xuân Trung (Trung tâm UDTBKHCN) đã báo cáo với hội thảo nhưng nội dung đã được thực hiện trong nhiệm vụ này. Trong đó chỉ rõ: nhiệm vụ triển khai điều tra, thu thập và xác định bổ sung nguồn gen cây trồng nông - lâm nghiệp, cây dược liệu, vật nuôi, thủy sản, nấm và vi sinh vật bản địa quý hiếm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cụ thể là điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và thu thập nguồn gen quý hiếm ở các huyện dọc theo tuyến đường 7, tập trung các huyện miền tây Nghệ An, và Vườn Quốc gia Pù Mát. Bổ sung được 5- 6 nguồn gen bản địa, quý hiếm mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An vào danh mục các loài cần bảo tồn. Địa điểm điều tra gồm các huyện Nghi Lộc và các huyện dọc theo tuyến đường 7, tập trung vào các huyện miền Tây Nghệ An gồm: Con Cuông (Vườn Quốc gia Pù Mát), Tương Dương, Kỳ Sơn.

Trung tâm đã phối hợp với chuyên gia trong các lĩnh vực để điều tra khảo sát, định loại gồm, chuyên gia thủy sản TS. Nguyễn Văn Hải, PGS.TS Nguyễn Quang Huy; chuyên gia thực vật: NCS.Nguyễn Tiến Cường, chuyên gia động vật TS. Nguyễn Hữu Minh (Sở NN&PTNT) nhóm điều tra trên địa bàn các huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn và Nghi Lộc
Kết quả điều tra cho thấy 5/6 loài cá phát hiện ở Khe Choăng đều có mặt trong danh mục bảo tồn các loài thủy sản trong Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen giai đoạn 2021-2025. điều tra ở vùng biển xã Nghi Tiến đã phát hiện có sự phân bố của loài Hải sâm đen, có tên (Holuthuria leucospilota), 27 nguồn gen cây dược liệu và giống gà tây Kỳ Sơn.
Tham gia tham luận tại Hội thảo, TS Phan Hồng Ban đánh giá cao kết quả điều tra đánh giá của nhiệm vụ này. Đây là nhưng thông tin bổ ích để tham mưu cho UBND tỉnh đưa vào danh mục bảo tồn nguồn gen quý hiếm, đồng thời có huớng bảo tổn và phát triển theo hướng hàng hóa.  Cùng ý kiến với TS Ban, TS Đỗ Ngọc Đại còn có ý kiến bổ sung thêm các tên gọi của các loài cho đúng với tên khoa học cũng như đề xuất thêm 1 số nguồn có thể đưa thêm vào danh sách này. BS Hoàng Văn Hảo thì đề xuất Sở KH&CN cần có điều tra chuyên sâu về cây thông đất - 1 loại giá trị lớn trong chế biến dược phẩm chữa chứng bệnh Alzheimer…
Bên canh đó, hội thảo còn được nghe ý kiến của địa diện Sở Y tế, Sở nông nghiệp và của 3 địa phương có đối tượng nguồn gen cần bảo tồn và hướng bảo vệ,  phát triển các nguồn gen này./.

 



NHUẬN BÚT


Tác giả: Hải Yến
Tiêu đề: Hội thảo khoa học Điều tra, khảo sát và thu thập bổ sung các nguồn gen đặc sản quý hiếm trên địa bàn tỉnh Nghệ An dọc tuyến đường 7
Ngày xuất bản: ngày 02 tháng 12 năm 2021
Nội dung:
Sáng nay, ngày 3/12/2021, tại Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An đã diễn ra hội thảo khoa học Điều tra, khảo sát và thu thập bổ sung các nguồn gen đặc sản quý hiếm trên địa bàn tỉnh Nghệ An dọc tuyến đường 7. Tham dự hội thảo có các chuyên gia như: ông Bs Hoàng Văn Hảo - Chủ tịch hội Y học Nghệ An, TS Phan Hồng Ban - chuyên gia về thực vật học, TS  Đỗ Ngọc Đài -  Đại học Kinh tế Nghệ An… Tham dự Hội thảo còn có đại diện Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ cùng đại diện các huyện Con Cuông, Kỳ Sơn và Nghi Lộc. Ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo ông Trần Quốc Thành cho biết: Trung tâm Ứng dụng TBKHCN (Sở KH&CN) là được giao nhiệm vụ hàng năm triển khai điều tra, đánh giá các vấn đề thuộc lĩnh vực quỹ gen. Với tiêu chí lấy phát triển để bảo tồn, điều tra các đối tượng quý hiếm, dễ thương mại hóa để tham mưu cho UBND tỉnh đưa vào danh sách bảo tồn nguồn gen quy hiếm.
Ông Phạm Xuân Trung (Trung tâm UDTBKHCN) đã báo cáo với hội thảo nhưng nội dung đã được thực hiện trong nhiệm vụ này. Trong đó chỉ rõ: nhiệm vụ triển khai điều tra, thu thập và xác định bổ sung nguồn gen cây trồng nông - lâm nghiệp, cây dược liệu, vật nuôi, thủy sản, nấm và vi sinh vật bản địa quý hiếm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cụ thể là điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng và thu thập nguồn gen quý hiếm ở các huyện dọc theo tuyến đường 7, tập trung các huyện miền tây Nghệ An, và Vườn Quốc gia Pù Mát. Bổ sung được 5- 6 nguồn gen bản địa, quý hiếm mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An vào danh mục các loài cần bảo tồn. Địa điểm điều tra gồm các huyện Nghi Lộc và các huyện dọc theo tuyến đường 7, tập trung vào các huyện miền Tây Nghệ An gồm: Con Cuông (Vườn Quốc gia Pù Mát), Tương Dương, Kỳ Sơn.

Trung tâm đã phối hợp với chuyên gia trong các lĩnh vực để điều tra khảo sát, định loại gồm, chuyên gia thủy sản TS. Nguyễn Văn Hải, PGS.TS Nguyễn Quang Huy; chuyên gia thực vật: NCS.Nguyễn Tiến Cường, chuyên gia động vật TS. Nguyễn Hữu Minh (Sở NN&PTNT) nhóm điều tra trên địa bàn các huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn và Nghi Lộc
Kết quả điều tra cho thấy 5/6 loài cá phát hiện ở Khe Choăng đều có mặt trong danh mục bảo tồn các loài thủy sản trong Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen giai đoạn 2021-2025. điều tra ở vùng biển xã Nghi Tiến đã phát hiện có sự phân bố của loài Hải sâm đen, có tên (Holuthuria leucospilota), 27 nguồn gen cây dược liệu và giống gà tây Kỳ Sơn.
Tham gia tham luận tại Hội thảo, TS Phan Hồng Ban đánh giá cao kết quả điều tra đánh giá của nhiệm vụ này. Đây là nhưng thông tin bổ ích để tham mưu cho UBND tỉnh đưa vào danh mục bảo tồn nguồn gen quý hiếm, đồng thời có huớng bảo tổn và phát triển theo hướng hàng hóa.  Cùng ý kiến với TS Ban, TS Đỗ Ngọc Đại còn có ý kiến bổ sung thêm các tên gọi của các loài cho đúng với tên khoa học cũng như đề xuất thêm 1 số nguồn có thể đưa thêm vào danh sách này. BS Hoàng Văn Hảo thì đề xuất Sở KH&CN cần có điều tra chuyên sâu về cây thông đất - 1 loại giá trị lớn trong chế biến dược phẩm chữa chứng bệnh Alzheimer…
Bên canh đó, hội thảo còn được nghe ý kiến của địa diện Sở Y tế, Sở nông nghiệp và của 3 địa phương có đối tượng nguồn gen cần bảo tồn và hướng bảo vệ,  phát triển các nguồn gen này./.

 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây