HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Kết quả xây dựng mô hình sản xuất giống cá Rô phi lai xa dòng Israel tại Nghệ An
Nội dung:
Trong nuôi thủy sản nước ngọt, cá rô phi là một trong những đối tượng nuôi chính, có giá trị kinh tế cao của tỉnh, với nhiều vùng nuôi cá rô phi tập trung quy mô lớn, hiệu quả cao. Chính vì thế, nhu cầu về nguồn cá giống rất lớn, hàng năm cần khoảng 20 - 25 triệu con cá giống. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng được 30 - 40% nhu cầu con giống, số còn lại được nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên không kiểm soát được đầu vào, giá bán cao, chất lượng con giống chưa thực sự đảm bảo, không chủ động, hao hụt lớn dẫn đến năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế của vụ nuôi đem lại chưa cao. Mặt khác, công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực tại Nghệ An hiện đang áp dụng phương pháp trộn hormone vào thức ăn cho cá bột ăn 21 ngày, có những bất cập như: Tỷ lệ cá hao hụt trong quá trình xử lý hormone cao (thường chỉ đạt 50 - 55%), tỷ lệ đơn tính đực đạt 90 - 95%, không thân thiện với môi trường và đối với người tiêu dùng.
Dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất cá Rô phi lai xa dòng Israel quy mô hàng hóa tại Nghệ An” được triển khai thực hiện sẻ bổ sung thêm dòng cá rô phi mới có nhiều đặc điểm nổi trội và quy trình công nghệ sản xuất giống cá Rô phi có nhiều đặc điểm ưu việt, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất giống cá Rô phi từ đó góp phần chủ động con giống đảm bảo chất lượng, số lượng, mùa vụ cho phong trào nuôi cá Rô phi thương phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1. Kết quả tuyển chọn, nhập đàn cá bố mẹ.
Để đảm bảo đàn cá bố mẹ thực hiện dự án, đơn vi đã tiến hành tuyển chọn, nhập đàn cá Rô phi lai xa dòng Israel về nuôi vỗ phục vụ sản xuất. Cá giống được nhập từ Trung tâm Quốc gia giống thủy sản miền Bắc - Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I. Cá đực rô phi xanh (O. aureus) khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng; có khởi điểm tia vây lưng sau cung nắp mang với số lượng 2.000. Cá cái rô phi vằn (O. niloticus) khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng; có khởi điểm tia vây lưng sau cung nắp mang với số lượng 3.000.

2. Kết quả ghép đàn cá bố mẹ phục vụ sản xuất giống.
Vụ thu năm 2019, cá sau khi vận chuyển về, hồi phục sức khỏe, tiến hành ghép đàn phục vụ sản xuất. Vụ xuân và vụ thu năm 2020, sau khi nuôi vỗ cá đạt độ béo, tiến hành ghép đàn cho sinh sản phục vụ sản xuất. Tỷ lệ ghép đàn cá đực/cá cái hàng năm là 2 cá đực/3 cá cái. Mật độ nuôi dao động từ  37,5 - 42,8 kg/100 m2 ao. Số đầu con đưa vào ghép đàn hàng năm giảm dần sau mỗi đợt sản xuất nguyên nhân do trong quá trình sản xuất cá có hao hụt tự nhiên và thải loại những con gầy yếu, không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, khối lượng cá tăng lên so với lượng ban đầu do quá trình nuôi, sản xuất cá có sự tăng trưởng về khối lượng.
Qua đó cho thấy, mật độ ghép đàn và tỷ lệ ghép đực/cái trong quá trình thực hiện dự án luôn đảm bảo yêu cầu, đúng với yêu cầu quy trình chuyển giao của bên chuyển giao công nghệ. Quá trình sản xuất cá có sự hao hụt nhưng không đáng kể, bảo toàn được đàn cá bố mẹ đảm bảo cho việc thực hiện dự án.
3. Kết quả thu bột qua các năm thực hiện dự án.
Sau 12 - 15 ngày ghép đàn, quan sát khi có cá bột trong ao, dùng lưới mềm tiến hành thu cá bột. Tổng lượng cá bột thu được trong hai năm sản xuất đạt 7.228.800 con, đảm bảo tiêu chuẩn đưa vào ương nuôi lên cá giống. Trong đó, vụ thu đông năm 2019 đạt 1.677.800 con, năng suất đạt trung bình 1.119 con; Vụ xuân hè năm 2020 đạt 3.590.000 con, năng suất đạt 2.325 con và vụ thu đông năm 2020 đạt 1.961.000 con, năng suất đạt trung bình 1.334 con/kg cá cái. Với năng suất, sản lượng thu được như trên là khá cao và cao hơn năng suất so với cá Rô phi dòng Gift, thu bằng phương pháp truyền thống mà đơn vị đang áp dụng sản xuất.
Năng suất thu cá bột vụ xuân năm 2020 đạt khá cao, bình quân 2.325 con/1 kg cá cái, cao hơn so với năng suất của hai vụ thu. Bên cạnh đó, thời gian thu cá bột ở vụ xuân kéo dài hơn (4 tháng) so với ở các vụ thu nên cho năng suất, sản lượng cao hơn vụ thu. Nguyên nhân do ở vụ xuân nhiệt độ nước cao, phù hợp với việc sinh sản của cá rô phi và kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm nên cho năng suất, sản lượng, hiệu quả hơn so với sản xuất cá rô phi trong vụ thu.
4. Kết quả ương cá bột lên cá hương, cá giống cỡ  3 - 5 cm.
a) Ương nuôi cá bột lên cá hương 10 ngày tuổi trong giai:
Cá bột thu được tiến hành vệ sinh sạch sẽ, lọc loại bỏ những con vượt đàn và các con yếu chết, sau đó định lượng, chuyển vào giai để ương lên cá hương. Sau 10 ngày ương cá đạt kích cỡ 20.000 - 25.000 con/kg tiến hành thu, định lượng chuyển ra ao ương lên cá giống.

b) Ương cá hương lên cá giống trong ao:
Cá hương sau khi chuyển từ giai ra ao ương lên cá giống được định lượng, cân đối mật độ ương để xây dựng quy trình, chế độ chăm sóc hợp lý. Sau 20 - 25 ngày ương nuôi, cá đạt kích cỡ 3 - 5 cm/con (400 - 500 con/kg) tiến hành thu hoạch cá giống xuất bán, chuyển nuôi thương phẩm.
Tỷ lệ sống giai đoạn ương cá bột lên cá hương trong giai vụ thu năm 2019 đạt khá cao, trung bình đạt 80,4 và cao hơn so với vụ xuân và vụ thu năm 2020. Nguyên nhân do, vụ thu năm 2019 nguồn nước ao ương luôn đảm bảo, nhiệt độ nước thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cá, ở xuân năm 2020 trong các tháng 2, 3 nhiệt độ nước thấp, cá có hiện tượng bị bệnh, các tháng 4 - 5 trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao và vụ thu năm 2020, do nguồn nước sông thường xuyên đóng kéo dài, nên nguồn nước không đảm bảo để thay, luân chuyển nước nên đã ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá trong quá trình ương.
Tỷ lệ sống của cá giai đoạn ương từ cá hương lên cá giống trong ao ở các đợt sản xuất đạt khá cao, trung bình đạt từ 74,4 - 76,7%, khá tương đồng nhau do việc áp dụng độ ương, chế độ chăm sóc, quản lý như nhau, các yếu tố môi trường cơ bản thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cá.
Tỷ lệ sống của cá ương từ cá bột lên cá giống đạt khá cao, đạt từ 55,6 - 60,2%, trong đó vụ thu năm 2019 đạt cao nhất 60,2% và thời gian ương kéo dài từ 30 - 35 ngày. Qua đó cho thấy, tỷ lệ sống ương từ cá bột lên cá giống của dự án đạt được cao hơn rất nhiều so với sản xuất bằng phương pháp xử lý hoormol thường chỉ đạt 40 - 50% và rút ngắn thời gian ương 10 - 15 ngày so với quy trình sản xuất bằng phương pháp xử lý hoormol tại đơn vị đang áp dụng, thời gian ương thường kéo dài từ 45 - 50 ngày. Tỷ lệ sống của dự án đạt thấp hơn so với tiêu chí quy trình chuyển giao đề ra, tuy nhiên tại đơn vị mật động ương bố trí tối đa theo quy trình chuyển giao từ giai đoạn ương cá hương, cá giống./.
Thái Chương
 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Kết quả xây dựng mô hình sản xuất giống cá Rô phi lai xa dòng Israel tại Nghệ An
Ngày xuất bản: ngày 20 tháng 07 năm 2021
Nội dung:
Trong nuôi thủy sản nước ngọt, cá rô phi là một trong những đối tượng nuôi chính, có giá trị kinh tế cao của tỉnh, với nhiều vùng nuôi cá rô phi tập trung quy mô lớn, hiệu quả cao. Chính vì thế, nhu cầu về nguồn cá giống rất lớn, hàng năm cần khoảng 20 - 25 triệu con cá giống. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng được 30 - 40% nhu cầu con giống, số còn lại được nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên không kiểm soát được đầu vào, giá bán cao, chất lượng con giống chưa thực sự đảm bảo, không chủ động, hao hụt lớn dẫn đến năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế của vụ nuôi đem lại chưa cao. Mặt khác, công nghệ sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực tại Nghệ An hiện đang áp dụng phương pháp trộn hormone vào thức ăn cho cá bột ăn 21 ngày, có những bất cập như: Tỷ lệ cá hao hụt trong quá trình xử lý hormone cao (thường chỉ đạt 50 - 55%), tỷ lệ đơn tính đực đạt 90 - 95%, không thân thiện với môi trường và đối với người tiêu dùng.
Dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất cá Rô phi lai xa dòng Israel quy mô hàng hóa tại Nghệ An” được triển khai thực hiện sẻ bổ sung thêm dòng cá rô phi mới có nhiều đặc điểm nổi trội và quy trình công nghệ sản xuất giống cá Rô phi có nhiều đặc điểm ưu việt, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất giống cá Rô phi từ đó góp phần chủ động con giống đảm bảo chất lượng, số lượng, mùa vụ cho phong trào nuôi cá Rô phi thương phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1. Kết quả tuyển chọn, nhập đàn cá bố mẹ.
Để đảm bảo đàn cá bố mẹ thực hiện dự án, đơn vi đã tiến hành tuyển chọn, nhập đàn cá Rô phi lai xa dòng Israel về nuôi vỗ phục vụ sản xuất. Cá giống được nhập từ Trung tâm Quốc gia giống thủy sản miền Bắc - Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I. Cá đực rô phi xanh (O. aureus) khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng; có khởi điểm tia vây lưng sau cung nắp mang với số lượng 2.000. Cá cái rô phi vằn (O. niloticus) khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng; có khởi điểm tia vây lưng sau cung nắp mang với số lượng 3.000.

2. Kết quả ghép đàn cá bố mẹ phục vụ sản xuất giống.
Vụ thu năm 2019, cá sau khi vận chuyển về, hồi phục sức khỏe, tiến hành ghép đàn phục vụ sản xuất. Vụ xuân và vụ thu năm 2020, sau khi nuôi vỗ cá đạt độ béo, tiến hành ghép đàn cho sinh sản phục vụ sản xuất. Tỷ lệ ghép đàn cá đực/cá cái hàng năm là 2 cá đực/3 cá cái. Mật độ nuôi dao động từ  37,5 - 42,8 kg/100 m2 ao. Số đầu con đưa vào ghép đàn hàng năm giảm dần sau mỗi đợt sản xuất nguyên nhân do trong quá trình sản xuất cá có hao hụt tự nhiên và thải loại những con gầy yếu, không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, khối lượng cá tăng lên so với lượng ban đầu do quá trình nuôi, sản xuất cá có sự tăng trưởng về khối lượng.
Qua đó cho thấy, mật độ ghép đàn và tỷ lệ ghép đực/cái trong quá trình thực hiện dự án luôn đảm bảo yêu cầu, đúng với yêu cầu quy trình chuyển giao của bên chuyển giao công nghệ. Quá trình sản xuất cá có sự hao hụt nhưng không đáng kể, bảo toàn được đàn cá bố mẹ đảm bảo cho việc thực hiện dự án.
3. Kết quả thu bột qua các năm thực hiện dự án.
Sau 12 - 15 ngày ghép đàn, quan sát khi có cá bột trong ao, dùng lưới mềm tiến hành thu cá bột. Tổng lượng cá bột thu được trong hai năm sản xuất đạt 7.228.800 con, đảm bảo tiêu chuẩn đưa vào ương nuôi lên cá giống. Trong đó, vụ thu đông năm 2019 đạt 1.677.800 con, năng suất đạt trung bình 1.119 con; Vụ xuân hè năm 2020 đạt 3.590.000 con, năng suất đạt 2.325 con và vụ thu đông năm 2020 đạt 1.961.000 con, năng suất đạt trung bình 1.334 con/kg cá cái. Với năng suất, sản lượng thu được như trên là khá cao và cao hơn năng suất so với cá Rô phi dòng Gift, thu bằng phương pháp truyền thống mà đơn vị đang áp dụng sản xuất.
Năng suất thu cá bột vụ xuân năm 2020 đạt khá cao, bình quân 2.325 con/1 kg cá cái, cao hơn so với năng suất của hai vụ thu. Bên cạnh đó, thời gian thu cá bột ở vụ xuân kéo dài hơn (4 tháng) so với ở các vụ thu nên cho năng suất, sản lượng cao hơn vụ thu. Nguyên nhân do ở vụ xuân nhiệt độ nước cao, phù hợp với việc sinh sản của cá rô phi và kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm nên cho năng suất, sản lượng, hiệu quả hơn so với sản xuất cá rô phi trong vụ thu.
4. Kết quả ương cá bột lên cá hương, cá giống cỡ  3 - 5 cm.
a) Ương nuôi cá bột lên cá hương 10 ngày tuổi trong giai:
Cá bột thu được tiến hành vệ sinh sạch sẽ, lọc loại bỏ những con vượt đàn và các con yếu chết, sau đó định lượng, chuyển vào giai để ương lên cá hương. Sau 10 ngày ương cá đạt kích cỡ 20.000 - 25.000 con/kg tiến hành thu, định lượng chuyển ra ao ương lên cá giống.

b) Ương cá hương lên cá giống trong ao:
Cá hương sau khi chuyển từ giai ra ao ương lên cá giống được định lượng, cân đối mật độ ương để xây dựng quy trình, chế độ chăm sóc hợp lý. Sau 20 - 25 ngày ương nuôi, cá đạt kích cỡ 3 - 5 cm/con (400 - 500 con/kg) tiến hành thu hoạch cá giống xuất bán, chuyển nuôi thương phẩm.
Tỷ lệ sống giai đoạn ương cá bột lên cá hương trong giai vụ thu năm 2019 đạt khá cao, trung bình đạt 80,4 và cao hơn so với vụ xuân và vụ thu năm 2020. Nguyên nhân do, vụ thu năm 2019 nguồn nước ao ương luôn đảm bảo, nhiệt độ nước thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cá, ở xuân năm 2020 trong các tháng 2, 3 nhiệt độ nước thấp, cá có hiện tượng bị bệnh, các tháng 4 - 5 trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao và vụ thu năm 2020, do nguồn nước sông thường xuyên đóng kéo dài, nên nguồn nước không đảm bảo để thay, luân chuyển nước nên đã ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá trong quá trình ương.
Tỷ lệ sống của cá giai đoạn ương từ cá hương lên cá giống trong ao ở các đợt sản xuất đạt khá cao, trung bình đạt từ 74,4 - 76,7%, khá tương đồng nhau do việc áp dụng độ ương, chế độ chăm sóc, quản lý như nhau, các yếu tố môi trường cơ bản thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cá.
Tỷ lệ sống của cá ương từ cá bột lên cá giống đạt khá cao, đạt từ 55,6 - 60,2%, trong đó vụ thu năm 2019 đạt cao nhất 60,2% và thời gian ương kéo dài từ 30 - 35 ngày. Qua đó cho thấy, tỷ lệ sống ương từ cá bột lên cá giống của dự án đạt được cao hơn rất nhiều so với sản xuất bằng phương pháp xử lý hoormol thường chỉ đạt 40 - 50% và rút ngắn thời gian ương 10 - 15 ngày so với quy trình sản xuất bằng phương pháp xử lý hoormol tại đơn vị đang áp dụng, thời gian ương thường kéo dài từ 45 - 50 ngày. Tỷ lệ sống của dự án đạt thấp hơn so với tiêu chí quy trình chuyển giao đề ra, tuy nhiên tại đơn vị mật động ương bố trí tối đa theo quy trình chuyển giao từ giai đoạn ương cá hương, cá giống./.
Thái Chương
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây