HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nghiệm thu dự án: Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Neo - Polymic xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản tại Nghệ An
Nội dung:
Sáng ngày 5/5, tại văn phòng Sở KH&CN đã tổ chức buổi nghiệm thu dự án “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Neo - Polymic xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản tại Nghệ An” do PGS.TS Nguyễn Quang Huy làm chủ nhiệm, trung tâm ứng dụng Tiến bộ KH&CN làm chủ trì với sự tham dự ThS Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở, Chủ tịch hội đồng nghiệm thu cùng các thành viên phản biện.
Toàn cảnh buổi nghiệm thu
Tại buổi nghiệm thu, chủ nhiệm dự án đã báo cáo về quá trình triển khai thực hiện cũng như các kết quả đạt được.Với mục tiêu chính là xây dựng thành công mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Neo - Polymic xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản tại tỉnh Nghệ An, dự án đã tiếp nhận quy trình chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất xây dựng được mô hình sử dụng chế phẩm Neo - Polymic xử lý cho môi trường nuôi cá rô phi đơn tính và tôm chân trắng. Kết quả đạt được trên thực tế đã cho năng suất nuôi cao hơn, giảm chi phí đồng thời cải thiện chất lượng nuôi trồng thuỷ sản trên cả nước ngọt, mặn, lợ.
Thành viên phản biện đánh giá dự án
Qua báo cáo trình bày, Hội đồng đánh giá cao quá trình thực hiện của nhóm dự án. Đây là dự án được triển khai nhằm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm sinh học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất và kinh doanh do đó cần tiếp tục cải tiến chất lượng để chế phẩm ngày càng hiệu quả hơn đồng thời triển khai nhân rộng các mô hình nhằm thương mại hoá sản phẩm tạo việc làm cho người dân… Bên cạnh đó, hội đồng cũng đưa ra một số ý kiến cần chỉnh sửa cho báo cáo hoàn thiện như: Bổ sung quy trình chuyển giao, bổ sung hoàn thiện các giải pháp, làm rõ các kết quả đạt được, lỗi chính tả…
Hội đồng thông qua và đồng ý nghiệm thu, xếp loại: Khá./.



NHUẬN BÚT


Tác giả: Thúy Vinh
Tiêu đề: Nghiệm thu dự án: Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Neo - Polymic xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản tại Nghệ An
Ngày xuất bản: ngày 05 tháng 05 năm 2023
Nội dung:
Sáng ngày 5/5, tại văn phòng Sở KH&CN đã tổ chức buổi nghiệm thu dự án “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Neo - Polymic xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản tại Nghệ An” do PGS.TS Nguyễn Quang Huy làm chủ nhiệm, trung tâm ứng dụng Tiến bộ KH&CN làm chủ trì với sự tham dự ThS Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở, Chủ tịch hội đồng nghiệm thu cùng các thành viên phản biện.
Toàn cảnh buổi nghiệm thu
Tại buổi nghiệm thu, chủ nhiệm dự án đã báo cáo về quá trình triển khai thực hiện cũng như các kết quả đạt được.Với mục tiêu chính là xây dựng thành công mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Neo - Polymic xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản tại tỉnh Nghệ An, dự án đã tiếp nhận quy trình chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất xây dựng được mô hình sử dụng chế phẩm Neo - Polymic xử lý cho môi trường nuôi cá rô phi đơn tính và tôm chân trắng. Kết quả đạt được trên thực tế đã cho năng suất nuôi cao hơn, giảm chi phí đồng thời cải thiện chất lượng nuôi trồng thuỷ sản trên cả nước ngọt, mặn, lợ.
Thành viên phản biện đánh giá dự án
Qua báo cáo trình bày, Hội đồng đánh giá cao quá trình thực hiện của nhóm dự án. Đây là dự án được triển khai nhằm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm sinh học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất và kinh doanh do đó cần tiếp tục cải tiến chất lượng để chế phẩm ngày càng hiệu quả hơn đồng thời triển khai nhân rộng các mô hình nhằm thương mại hoá sản phẩm tạo việc làm cho người dân… Bên cạnh đó, hội đồng cũng đưa ra một số ý kiến cần chỉnh sửa cho báo cáo hoàn thiện như: Bổ sung quy trình chuyển giao, bổ sung hoàn thiện các giải pháp, làm rõ các kết quả đạt được, lỗi chính tả…
Hội đồng thông qua và đồng ý nghiệm thu, xếp loại: Khá./.



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây