HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Phát huy giá trị các nghiên cứu ứng dụng
Nội dung:


Sứ mệnh của khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo đã được khẳng định mạnh mẽ trong sáu nhiệm vụ và ba đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra. Để góp phần tăng trưởng kinh tế-xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học-công nghệ vào thực tiễn đời sống.

Thời gian qua, cùng với nghiên cứu khoa học trình độ cao, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chú trọng nghiên cứu ứng dụng. Trong thời gian 10 năm (2011-2020), đã có nhiều kết quả trong công tác ứng dụng và triển khai công nghệ, thể hiện qua việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế quản lý, khơi thông tính sáng tạo, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học-công nghệ. Trong đó, đáng chú ý là năm 2016, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ban hành Quy chế và bắt đầu tổ chức trao tặng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa với chu kỳ ba năm tổ chức một lần, nhằm tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc nhất về khoa học tự nhiên và công nghệ, đặc biệt là đã triển khai ứng dụng các kết quả đó vào phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh-quốc phòng của đất nước.

Đến nay, qua hai lần tổ chức (năm 2016 và năm 2019), đã xét tặng được sáu Giải thưởng, tôn vinh 14 nhà khoa học có các thành tựu xuất sắc. Các công trình được trao giải là kết quả của quá trình nghiên cứu lâu dài của các nhà khoa học, hội tụ đủ tính khoa học và tính ứng dụng rộng rãi. Đáng chú ý, nhiều sản phẩm của các giải thưởng thuộc các công nghệ của tương lai như: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ xử lý môi trường. Hiện tại, sản phẩm của các công trình được nhận giải thưởng đang tiếp tục đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế-xã hội của đất nước. Thí dụ, công trình “Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất vắc-xin phòng bệnh cho người” có ý nghĩa lớn trong bảo vệ sức khỏe con người. Trên cơ sở nền tảng các nghiên cứu đó, ngành sản xuất vắc-xin trong nước đã làm chủ các công nghệ mới trên thế giới như sản xuất vắc-xin viêm não Nhật Bản trên tế bào vero, vắc-xin Hib cộng hợp… Công trình “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vắc-xin cúm gia cầm subtype A/H5N1 ở Việt Nam” đã được Công ty cổ phần Thuốc thú y Trung ương (NAVETCO) đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp, bảo đảm chủ động nguồn vắc-xin phòng cúm A (H5N1) trong nước, nâng cao chất lượng phòng bệnh cúm gia cầm, góp phần mang lại hiệu quả cho nghề chăn nuôi gia cầm. Công trình “Công nghệ sản xuất tinh quặng sắt, thép và vật liệu xây dựng không nung từ bùn đỏ” có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong phục vụ môi trường, đời sống của nhân dân vùng Tây Nguyên và an ninh-quốc phòng khi ứng dụng sản xuất vật liệu xây dựng từ phụ phẩm của khai thác quặng để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các tỉnh Tây Nguyên và giải phóng chất thải tại các hồ chứa thải.

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019 đã trao tặng tập thể tác giả của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Công an về nghiên cứu các hệ vật liệu tổ hợp mới và vật liệu nano, nhằm tạo ra các sản phẩm có đặc tính chịu lực cao, phù hợp miền nhiệt đới có tính đa dạng sinh học cao của nước ta. Hiện nay, các vật liệu này đang được sử dụng phục vụ quốc phòng-an ninh như lõi đạn xuyên động năng, bộ giáp chống đạn và đang từng bước được chuyển giao cho các doanh nghiệp chế tạo sản phẩm phục vụ đời sống người dân. Công trình “Nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại công nghiệp và y tế” cũng đã được ứng dụng thực tế, đạt hiệu suất xử lý cao tại nhiều cơ sở xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng với chi phí đầu tư và chi phí xử lý thấp, vận hành đơn giản…

Theo PGS,TS Phan Tiến Dũng, Trưởng Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, việc trao Giải thưởng cho tập thể, cá nhân nhà khoa học đã thể hiện vai trò dẫn dắt khoa học-công nghệ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong việc đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực cho phát triển kinh tế-xã hội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Hai năm qua, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam liên tục được tổ chức Clarivate (Vương quốc Anh) trao Giải thưởng “Dẫn đầu về đổi mới sáng tạo khu vực Nam Á và Đông Nam Á” ở khối các tổ chức nghiên cứu khoa học của Chính phủ đã chứng tỏ kết quả của hoạt động thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng. Và việc tổ chức Giải thưởng là một trong các hoạt động nhằm tiếp tục tạo động lực cho các nhà khoa học cống hiến để khoa học-công nghệ thật sự là động lực phát triển đất nước. Sắp tới, Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần thứ ba được tổ chức, sẽ tiếp tục vinh danh cá nhân nhà khoa học có công trình khoa học định hướng ứng dụng thật sự xuất sắc và kỳ vọng sẽ có nhiều sản phẩm công nghệ từ các giải thưởng này đóng góp cho xã hội.


Phạm Phượng (TH)



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Phát huy giá trị các nghiên cứu ứng dụng
Ngày xuất bản: ngày 21 tháng 02 năm 2022
Nội dung:


Sứ mệnh của khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo đã được khẳng định mạnh mẽ trong sáu nhiệm vụ và ba đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra. Để góp phần tăng trưởng kinh tế-xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học-công nghệ vào thực tiễn đời sống.

Thời gian qua, cùng với nghiên cứu khoa học trình độ cao, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chú trọng nghiên cứu ứng dụng. Trong thời gian 10 năm (2011-2020), đã có nhiều kết quả trong công tác ứng dụng và triển khai công nghệ, thể hiện qua việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế quản lý, khơi thông tính sáng tạo, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học-công nghệ. Trong đó, đáng chú ý là năm 2016, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ban hành Quy chế và bắt đầu tổ chức trao tặng Giải thưởng Trần Đại Nghĩa với chu kỳ ba năm tổ chức một lần, nhằm tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc nhất về khoa học tự nhiên và công nghệ, đặc biệt là đã triển khai ứng dụng các kết quả đó vào phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh-quốc phòng của đất nước.

Đến nay, qua hai lần tổ chức (năm 2016 và năm 2019), đã xét tặng được sáu Giải thưởng, tôn vinh 14 nhà khoa học có các thành tựu xuất sắc. Các công trình được trao giải là kết quả của quá trình nghiên cứu lâu dài của các nhà khoa học, hội tụ đủ tính khoa học và tính ứng dụng rộng rãi. Đáng chú ý, nhiều sản phẩm của các giải thưởng thuộc các công nghệ của tương lai như: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ xử lý môi trường. Hiện tại, sản phẩm của các công trình được nhận giải thưởng đang tiếp tục đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế-xã hội của đất nước. Thí dụ, công trình “Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất vắc-xin phòng bệnh cho người” có ý nghĩa lớn trong bảo vệ sức khỏe con người. Trên cơ sở nền tảng các nghiên cứu đó, ngành sản xuất vắc-xin trong nước đã làm chủ các công nghệ mới trên thế giới như sản xuất vắc-xin viêm não Nhật Bản trên tế bào vero, vắc-xin Hib cộng hợp… Công trình “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vắc-xin cúm gia cầm subtype A/H5N1 ở Việt Nam” đã được Công ty cổ phần Thuốc thú y Trung ương (NAVETCO) đưa vào sản xuất ở quy mô công nghiệp, bảo đảm chủ động nguồn vắc-xin phòng cúm A (H5N1) trong nước, nâng cao chất lượng phòng bệnh cúm gia cầm, góp phần mang lại hiệu quả cho nghề chăn nuôi gia cầm. Công trình “Công nghệ sản xuất tinh quặng sắt, thép và vật liệu xây dựng không nung từ bùn đỏ” có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong phục vụ môi trường, đời sống của nhân dân vùng Tây Nguyên và an ninh-quốc phòng khi ứng dụng sản xuất vật liệu xây dựng từ phụ phẩm của khai thác quặng để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các tỉnh Tây Nguyên và giải phóng chất thải tại các hồ chứa thải.

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2019 đã trao tặng tập thể tác giả của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Công an về nghiên cứu các hệ vật liệu tổ hợp mới và vật liệu nano, nhằm tạo ra các sản phẩm có đặc tính chịu lực cao, phù hợp miền nhiệt đới có tính đa dạng sinh học cao của nước ta. Hiện nay, các vật liệu này đang được sử dụng phục vụ quốc phòng-an ninh như lõi đạn xuyên động năng, bộ giáp chống đạn và đang từng bước được chuyển giao cho các doanh nghiệp chế tạo sản phẩm phục vụ đời sống người dân. Công trình “Nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại công nghiệp và y tế” cũng đã được ứng dụng thực tế, đạt hiệu suất xử lý cao tại nhiều cơ sở xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng với chi phí đầu tư và chi phí xử lý thấp, vận hành đơn giản…

Theo PGS,TS Phan Tiến Dũng, Trưởng Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, việc trao Giải thưởng cho tập thể, cá nhân nhà khoa học đã thể hiện vai trò dẫn dắt khoa học-công nghệ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong việc đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực cho phát triển kinh tế-xã hội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Hai năm qua, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam liên tục được tổ chức Clarivate (Vương quốc Anh) trao Giải thưởng “Dẫn đầu về đổi mới sáng tạo khu vực Nam Á và Đông Nam Á” ở khối các tổ chức nghiên cứu khoa học của Chính phủ đã chứng tỏ kết quả của hoạt động thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng. Và việc tổ chức Giải thưởng là một trong các hoạt động nhằm tiếp tục tạo động lực cho các nhà khoa học cống hiến để khoa học-công nghệ thật sự là động lực phát triển đất nước. Sắp tới, Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần thứ ba được tổ chức, sẽ tiếp tục vinh danh cá nhân nhà khoa học có công trình khoa học định hướng ứng dụng thật sự xuất sắc và kỳ vọng sẽ có nhiều sản phẩm công nghệ từ các giải thưởng này đóng góp cho xã hội.


Phạm Phượng (TH)



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây