HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Thủ tướng giao thí điểm cơ chế đặc thù trong khoa học
Nội dung:
Thủ tướng cho rằng, hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) có rất nhiều đặc thù. Vì vậy, cần tạo dựng khuôn khổ pháp lý triển khai các cơ chế thí điểm, thử nghiệm và đặc thù với các loại hình, mô hình kinh tế mới dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Khoa học góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước

Phát biểu tại Lễ Chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam chiều 17/5, Thủ tướng đánh giá nền KHCN đã có những đóng góp quan trọng, nổi bật trong mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước.

Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, các nhà khoa học có những đóng góp rất quan trọng như sáng tạo các loại vũ khí chiến đấu (súng Bazoka, lựu đạn, mìn, súng cối, súng không giật DKZ...), các công trình nghiên cứu kỹ thuật quân sự chống nhiễu ra đa, cải tiến tên lửa phòng không – không quân, nghiên cứu, ứng dụng các loại thuốc chống sốt rét, bệnh lây nhiễm, da liễu, các kỹ thuật ngoại khoa tại chiến trường.

Đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật Việt Nam cũng đóng góp tích cực vào nhiều công trình có ý nghĩa quan trọng của đất nước như xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Nhà máy Thủy điện Sơn La, đường dây 500kV Bắc – Nam, khai hoang, cải tạo vùng Đồng Tháp Mười.

Thủ tướng chia sẻ, Việt Nam có bước tiến rõ nét trong nhiều lĩnh vực, phục vụ thiết thực đời sống xã hội như lai tạo gạo ST25, chọn tạo bộ giống, quy trình kỹ thuật canh tác lúa và nhiều loại cây ăn quả, các phương pháp mổ tuyến giáp, mổ gan khô, ghép tạng, chủ động được 11/12 loại vắc-xin phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Thủ tướng giao thí điểm cơ chế đặc thù trong khoa học ảnh 1

Thủ tướng tham quan gian hàng trưng bày tại Lễ Chào mừng Ngày KHCN Việt Nam chiều 17/5.

Bên cạnh kết quả đạt được, Thủ tướng cũng cho rằng, lĩnh vực KHCN còn những tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục như sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí quốc sách hàng đầu, chưa thực sự trở thành động lực để thúc đẩy phát triển.

Hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý, hoạt động KHCN còn chậm đổi mới. Sự đầu tư, hạ tầng cho nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ còn hạn chế, thị trường KHCN còn chậm phát triển. Việt Nam cũng thiếu các nhà khoa học đầu ngành, nhân lực nghiên cứu và phát triển công nghệ còn mỏng.

Đổi mới phải chấp nhận rủi ro, cô đơn

Khẳng định KHCN là con đường ngắn nhất để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thịnh vượng, Thủ tướng chia sẻ quan điểm, phát triển KHCN phải phục vụ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Nghiên cứu khoa học vừa phải tập trung vào lĩnh vực cơ bản, nền tảng, mang tính lý thuyết, vừa phải giải quyết những nút thắt mà thực tế đặt ra, đồng thời có tính định hướng, dẫn dắt cho sự phát triển của sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng giao thí điểm cơ chế đặc thù trong khoa học ảnh 2

Thủ tướng phát biểu tại Lễ Chào mừng ngày KHCN Việt Nam.

Bên cạnh đó, phải bám sát các xu hướng của thế giới, phát triển KHCN cả chiều rộng và chiều sâu, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số lĩnh vực đặc thù, có thế mạnh của Việt Nam để bứt phá, tạo sự khác biệt, đi tiên phong trong khu vực và thế giới.

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, nguồn lực con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực thúc đẩy phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng chia sẻ, trong khoa học, phải có ước mơ, hoài bão, phải có nhiệt huyết, đam mê, phải có khát vọng, niềm tin, phải có mục tiêu, lý tưởng, phải có sự nỗ lực và kiên trì, phải có lòng tự trọng và niềm tự hào dân tộc, phải có tinh thần xả thân vì khoa học, dám đối diện với thất bại để thành công.

“Khoa học phải chấp nhận rủi ro, đôi khi phải chấp nhận cô đơn bởi đổi mới mà ai cũng hiểu, ai cũng đồng tính thì chưa chắc phải đổi mới”, Thủ tướng nói.

Thí điểm các cơ chế đặc thù

Tại buổi lễ, Thủ tướng nêu 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành KHCN trong thời gian tới.

Đầu tiên là nâng cao nhận thức và hành động của các cấp, các ngành trong chỉ đạo phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo. Thủ tướng cho rằng, nhận thức như thế nhưng hành động chưa tới.

Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, phù hợp, tạo sự đột phá trong ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển KHCN trong bối cảnh cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay.

Thủ tướng giao thí điểm cơ chế đặc thù trong khoa học ảnh 3

Thủ tướng tặng hoa các nhà khoa học, đại diện các đơn vị ứng dụng KHCN tiêu biểu.

Thủ tướng cho rằng, KHCN cần cơ chế đặc thù. Vì vậy, cần tạo dựng khuôn khổ pháp lý triển khai các cơ chế thí điểm, thử nghiệm và đặc thù đối với các loại hình, mô hình kinh tế mới dựa trên KHCN và đổi mới sáng tạo.

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh cần dỡ bỏ các rào cản hành chính trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học. Thủ tướng nêu thực tế, hồ sơ thanh toán trong nghiên cứu khoa học có trường hợp còn dày hơn cả hồ sơ khoa học, đây là vấn đề cần quan tâm, xem xét.

Nhiệm vụ thứ hai, theo chỉ đạo của Thủ tướng là phải thu hút tối đa các nguồn lực nhà nước và xã hội cho phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo, xác định đầu tư cho KHCN, đổi mới sáng tạo là đầu tư cho phát triển, lấy đầu tư công dẫn dắt, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư tư cho KHCN.

Nhiệm vụ thứ ba là tạo môi trường học thuật và điều kiện làm việc thuận lợi để sử dụng, trọng dụng và thu hút nhân tài KHCN, phát triển mạng lưới kết nối nhân tài Việt Nam trong nước và nước ngoài.

Thứ tư là các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, mạnh dạn đề xuất, triển khai các chế độ, chính sách đãi ngộ vượt trội cho đội ngũ KHCN. Nghiên cứu, áp dụng cơ chế sử dụng nguồn vốn Nhà nước để đầu tư mạo hiểm cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ năm, các doanh nghiệp cần coi hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo là một trong các yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh.

Thứ sáucác cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu về KHCN, các cơ quan truyền thông tăng cường thời lượng tuyên truyền về các mô hình hoạt động khoa học và công nghệ thành công, các sáng kiến hay được ứng dụng hiệu quả vào sản xuất, kinh doanh.

Tại Lễ chào mừng, Thủ tướng cũng kêu gọi các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa, đẩy mạnh đầu tư toàn diện cho phát triển KHCN, nhất là các lĩnh vực mới phục vụ phát triển xanh, bền vững, thân thiện môi trường, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Nguyễn Hoài



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Thủ tướng giao thí điểm cơ chế đặc thù trong khoa học
Ngày xuất bản: ngày 23 tháng 05 năm 2023
Nội dung:
Thủ tướng cho rằng, hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) có rất nhiều đặc thù. Vì vậy, cần tạo dựng khuôn khổ pháp lý triển khai các cơ chế thí điểm, thử nghiệm và đặc thù với các loại hình, mô hình kinh tế mới dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Khoa học góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước

Phát biểu tại Lễ Chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam chiều 17/5, Thủ tướng đánh giá nền KHCN đã có những đóng góp quan trọng, nổi bật trong mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước.

Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, các nhà khoa học có những đóng góp rất quan trọng như sáng tạo các loại vũ khí chiến đấu (súng Bazoka, lựu đạn, mìn, súng cối, súng không giật DKZ...), các công trình nghiên cứu kỹ thuật quân sự chống nhiễu ra đa, cải tiến tên lửa phòng không – không quân, nghiên cứu, ứng dụng các loại thuốc chống sốt rét, bệnh lây nhiễm, da liễu, các kỹ thuật ngoại khoa tại chiến trường.

Đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật Việt Nam cũng đóng góp tích cực vào nhiều công trình có ý nghĩa quan trọng của đất nước như xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Nhà máy Thủy điện Sơn La, đường dây 500kV Bắc – Nam, khai hoang, cải tạo vùng Đồng Tháp Mười.

Thủ tướng chia sẻ, Việt Nam có bước tiến rõ nét trong nhiều lĩnh vực, phục vụ thiết thực đời sống xã hội như lai tạo gạo ST25, chọn tạo bộ giống, quy trình kỹ thuật canh tác lúa và nhiều loại cây ăn quả, các phương pháp mổ tuyến giáp, mổ gan khô, ghép tạng, chủ động được 11/12 loại vắc-xin phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Thủ tướng giao thí điểm cơ chế đặc thù trong khoa học ảnh 1

Thủ tướng tham quan gian hàng trưng bày tại Lễ Chào mừng Ngày KHCN Việt Nam chiều 17/5.

Bên cạnh kết quả đạt được, Thủ tướng cũng cho rằng, lĩnh vực KHCN còn những tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục như sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí quốc sách hàng đầu, chưa thực sự trở thành động lực để thúc đẩy phát triển.

Hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý, hoạt động KHCN còn chậm đổi mới. Sự đầu tư, hạ tầng cho nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ còn hạn chế, thị trường KHCN còn chậm phát triển. Việt Nam cũng thiếu các nhà khoa học đầu ngành, nhân lực nghiên cứu và phát triển công nghệ còn mỏng.

Đổi mới phải chấp nhận rủi ro, cô đơn

Khẳng định KHCN là con đường ngắn nhất để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thịnh vượng, Thủ tướng chia sẻ quan điểm, phát triển KHCN phải phục vụ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Nghiên cứu khoa học vừa phải tập trung vào lĩnh vực cơ bản, nền tảng, mang tính lý thuyết, vừa phải giải quyết những nút thắt mà thực tế đặt ra, đồng thời có tính định hướng, dẫn dắt cho sự phát triển của sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng giao thí điểm cơ chế đặc thù trong khoa học ảnh 2

Thủ tướng phát biểu tại Lễ Chào mừng ngày KHCN Việt Nam.

Bên cạnh đó, phải bám sát các xu hướng của thế giới, phát triển KHCN cả chiều rộng và chiều sâu, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số lĩnh vực đặc thù, có thế mạnh của Việt Nam để bứt phá, tạo sự khác biệt, đi tiên phong trong khu vực và thế giới.

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, nguồn lực con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực thúc đẩy phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng chia sẻ, trong khoa học, phải có ước mơ, hoài bão, phải có nhiệt huyết, đam mê, phải có khát vọng, niềm tin, phải có mục tiêu, lý tưởng, phải có sự nỗ lực và kiên trì, phải có lòng tự trọng và niềm tự hào dân tộc, phải có tinh thần xả thân vì khoa học, dám đối diện với thất bại để thành công.

“Khoa học phải chấp nhận rủi ro, đôi khi phải chấp nhận cô đơn bởi đổi mới mà ai cũng hiểu, ai cũng đồng tính thì chưa chắc phải đổi mới”, Thủ tướng nói.

Thí điểm các cơ chế đặc thù

Tại buổi lễ, Thủ tướng nêu 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành KHCN trong thời gian tới.

Đầu tiên là nâng cao nhận thức và hành động của các cấp, các ngành trong chỉ đạo phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo. Thủ tướng cho rằng, nhận thức như thế nhưng hành động chưa tới.

Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, phù hợp, tạo sự đột phá trong ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển KHCN trong bối cảnh cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay.

Thủ tướng giao thí điểm cơ chế đặc thù trong khoa học ảnh 3

Thủ tướng tặng hoa các nhà khoa học, đại diện các đơn vị ứng dụng KHCN tiêu biểu.

Thủ tướng cho rằng, KHCN cần cơ chế đặc thù. Vì vậy, cần tạo dựng khuôn khổ pháp lý triển khai các cơ chế thí điểm, thử nghiệm và đặc thù đối với các loại hình, mô hình kinh tế mới dựa trên KHCN và đổi mới sáng tạo.

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh cần dỡ bỏ các rào cản hành chính trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học. Thủ tướng nêu thực tế, hồ sơ thanh toán trong nghiên cứu khoa học có trường hợp còn dày hơn cả hồ sơ khoa học, đây là vấn đề cần quan tâm, xem xét.

Nhiệm vụ thứ hai, theo chỉ đạo của Thủ tướng là phải thu hút tối đa các nguồn lực nhà nước và xã hội cho phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo, xác định đầu tư cho KHCN, đổi mới sáng tạo là đầu tư cho phát triển, lấy đầu tư công dẫn dắt, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư tư cho KHCN.

Nhiệm vụ thứ ba là tạo môi trường học thuật và điều kiện làm việc thuận lợi để sử dụng, trọng dụng và thu hút nhân tài KHCN, phát triển mạng lưới kết nối nhân tài Việt Nam trong nước và nước ngoài.

Thứ tư là các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, mạnh dạn đề xuất, triển khai các chế độ, chính sách đãi ngộ vượt trội cho đội ngũ KHCN. Nghiên cứu, áp dụng cơ chế sử dụng nguồn vốn Nhà nước để đầu tư mạo hiểm cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ năm, các doanh nghiệp cần coi hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo là một trong các yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh.

Thứ sáucác cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu về KHCN, các cơ quan truyền thông tăng cường thời lượng tuyên truyền về các mô hình hoạt động khoa học và công nghệ thành công, các sáng kiến hay được ứng dụng hiệu quả vào sản xuất, kinh doanh.

Tại Lễ chào mừng, Thủ tướng cũng kêu gọi các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa, đẩy mạnh đầu tư toàn diện cho phát triển KHCN, nhất là các lĩnh vực mới phục vụ phát triển xanh, bền vững, thân thiện môi trường, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn.

Nguyễn Hoài



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây