Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen vi sinh vật thú y

Thứ hai - 28/11/2022 21:17 0

Năm 2018, TS. Nguyễn Thị Thu Hằng cùng các cộng sự tại Viện thú y đã thực hiện đề tài: “Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen vi sinh vật thú y”. Đề tài hướng đến thực hiện các mục tiêu sau: lưu giữ bảo quản Trichinella spiralis trên động vật thí nghiệm; bảo tồn được 7 chủng E.coli mang gen kháng kháng sinh bằng phương pháp đông khô; và tư liệu hóa nguồn gen và lập hồ sơ gốc.

Đề tài đã thu được các kết quả sau:

1. Đảm bảo lưu giữ, bảo quản 09 nguồn gen vi sinh vật 2015-2016 gồm 01 Giống giun xoắn Trichinella spiralis; 02 giống virus cúm A/Dk/VN/QB7412; 06 Chủng Campylobacter (2 Campylobacter jejuni và 4 chủng Campylobacter coli) ở điều kiện đông khô, âm sâu và trên động vật thí nghiệm.

2. Giống Trichinella spiralis lưu giữ ổn định trên 11 chuột cống trắng và 02 con chó.

3. 07 chủng E.coli mang gen kháng kháng sinh đã được hồi phục và có các đặc tính sinh hóa phù hợp với các nghiên cứu trước đó. 07 chủng E.coli xác định có mang gen đặc trưng loài uidA bằng phương pháp PCR. Kết quả kiểm tra lại gen kháng kháng sinh colistin mcr-1 bằng PCR, chỉ có 05/07 chủng phát hiện gen mcr-1 sau 03 năm bảo quản bằng phương pháp âm sâu. Tổng số 07 chủng E.coli được bảo tồn, lưu giữ bằng phương pháp đông khô 91 ống.

4. Đã cập nhật tư liệu hóa 08 nguồn gen 2018 bao gồm 01 nguồn gen Trichinella spiralis và 07 nguồn gen E.coli.

Việc lưu giữ các chủng vi khuẩn này là vô cùng quan trọng. Chúng có thể được sử dụng hướng tới làm chủng tiêu chuẩn trong các nghiên cứu về kháng kháng sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp theo hoặc cho các nghiên cứu sâu hơn về các gen kháng kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin và colistin.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17718/2018) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

N.P.D (TH)

Nguồn: Sưu tầm

 Tags: thực hiện

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây