Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử và chẩn đoán hình ảnh để nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị điếc bẩm sinh ở trẻ em bằng cấy ốc tai điện tử

Chủ nhật - 26/03/2023 22:53 0
https://www.vista.gov.vn/vn-uploads/news/2023/3-2023/23-3-2023/3.jpg
Vừa qua, Cơ quan chủ trì Trường Đại học Y Hà Nội cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS. TS. Cao Minh Thành thực hiện “Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật sinh học phân tử và chẩn đoán hình ảnh để nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị điếc bẩm sinh ở trẻ em bằng cấy ốc tai điện tử” với mục tiêu: Xác định đột biến ở một số gen thường gặp liên quan đến trẻ em điếc bẩm sinh bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới; Chuẩn hoá được kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao và cộng hưởng từ để đánh giá tình trạng tai - tai thần kinh ở trẻ điếc bẩm sinh; Xây dựng quy trình sàng lọc chẩn đoán và điều trị điếc bẩm sinh ở trẻ em bằng phẫu thuật cấy ốc tai điện tử.
Mỗi năm, khoảng 400.000 trẻ em trên toàn cầu được sinh ra với điếc bẩm sinh và trên thế giới có 360 triệu người bị điếc hoặc nghe kém, trong đó có 32 triệu trẻ em. Tỉ lệ trẻ em có vấn đề về thính giác cao nhất ở Nam Á, châu Á Thái Bình Dương và vùng châu Phi cận Saharan. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 3200 đến 5000 trẻ bị điếc bẩm sinh. Vì vậy, nhu cầu về chẩn đoán và điều trị phục hồi chức năng nghe sớm cho trẻ là rất lớn. Test để sàng lọc trẻ nghe kém sử dụng đo âm ốc tai OAE và hoặc kết hợp với đo đáp ứng thính giác thân não ABR. Khi có chẩn đoán nghe kém thì trẻ sẽ được khám với bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để khu trú vùng nghi ngờ nghe kém và loại trừ nguyên nhân nghe kém do viêm nhiễm trùng tai ngoài, tai giữa. Giai đoạn từ 0 - 24 tháng là giai đoạn vàng cho trẻ học nghe, nói và trẻ điếc bẩm sinh được cấy ốc tai điện tử trong giai đoạn này đạt kết quả phục hồi nghe, nói tốt nhất. Tuy nhiên, chi phí sàng lọc chẩn đoán sớm sau sinh và cấy ốc tai điện tử vẫn là vấn đề nan giải, do đó độ tuổi trẻ điếc bẩm sinh được cấy ốc tai điện tử trong nghiên cứu của chúng tôi nằm trong độ tuổi từ 24 tháng trở lên chiếm 84%. Sau thời gian nghiên cứu, tỷ lệ trẻ điếc 2 tai với PTA >90 dB chiếm tỷ lệ 78,0%, điếc 1 tai và nghe kém 1 tai chiếm tỷ lệ 22,0%./.
Phương Uyên (Tổng hợp)

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây