Thực trạng và giải pháp phát triển các đặc sản, sản phẩm truyền thống Nghệ An thành hàng hóa

Thứ năm - 12/09/2019 21:36 0

Nghệ An là một tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, cũng là một trong những tỉnh có tài nguyên thiên nhiên phong phú, tính đa sạng sinh học rất cao, nhiều dân tộc sinh sống, khí hậu, sông suối, thổ nhưỡng, rừng núi, kể cả truyền thống bản sắc các dân dộc, vùng miền phân bổ rất khác nhau. Vì lẽ đó mà có nhiều cây con đặc sản, sản phẩm đặc sản, nhiều sản phẩm truyền thống đã tồn tại và phát triển từ nhiều đời nay, tập trung chủ yếu là sản phẩm từ nông nghiệp, sản phẩm được khai thác từ tự nhiên và sản phẩm do người xưa tự chế biến và truyền lại cho các thế hệ hôm nay. Các đặc sản này được người dân và các thực khách trong nước và quốc tế ưa chuộng, nhiều sản phẩm đã trở thành hàng hóa có thương hiệu.

1.Thực trạng các đặc sản, sản phẩm truyền thống của Nghệ An

Nghệ An hiện có nhiều sản phẩm đặc sản nổi tiếng được thị trường người tiêu dùng quan tâm. Qua quá trình phát triển kinh tế xã hội, đời sống, văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc, cùng với sự tham gia nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học, sự quan tâm của Nhà nước và thực tế đánh giá của thị trường người tiêu dùng, đồng thời căn cứ vào thực trạng truyền thống của địa phương có thể phân các nhóm đặc sản như sau: Nhóm con đặc sản: Bò u đầu rìu, Cá mát Sông Giăng, cá ngạnh Sông Lam, vịt Bầu Quỳ, gà H'Mông (gà ác Kỳ Sơn), lợn Xao Va, cá Lăng, cá Chình, mực nháy Cửa Lò, cá ngạnh Sông Lam, Ngan trâu…; Nhóm cây đặc sản: Cam Xã Đoài, Gạo Nếp rồng, Măng loi Tân Kỳ, Trám đen Thanh Chương (Canarium Tramdeum), Sâm Puxailaileng (Araliaceae); Trà Hoa vàng (Kim hoa Trà), chè Tuyết san Kỳ Sơn, Quế Quỳ…; Các sản phẩm ẩm thực truyền thống nổi tiếng đã được chế biến như: Nước mắm Vạn Phần, nước mắm Cửa Hội, Xúp lươn Nghệ An, Nhút Thanh Chương, Tương Nam Đàn, bánh đa Đô Lương, Chịt Xồm (Món thịt chua của người Thái), dò me Nam Đàn, Tôm nõn Diễn Châu, mực khô Quỳnh Lưu, cá thu nướng, tôm càng xanh, tinh bột nghệ, rượu Mú từn, rượu men lá Con Cuông, rượu Làng Quỳnh, chè Tuyết san, chè đen Anh Sơn, bò giằng Quỳ Châu,…

http://khoahocphattrien.vn/Images/Uploaded/Share/2017/12/27/439Oi-Nghia-Dan.jpg

i Nghĩa Đàn, được Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản cấp Giấy chứng nhận VietGap

Trong số các đặc sản đó có nhiều sản phẩm đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa, dán tem truy xuất nguồn gốc như nước mắm Cửa. Tôm nõn Diễn Châu được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, mực khô Quỳnh Lưu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu; Cam Vinh được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Vinh cho sản phẩm cam quả trên địa bàn tỉnh Nghệ An"; gà Thanh Chương được công nhận "nhãn hiệu tập thể gà Thanh Chương"; tương Nam Đàn được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp "Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa"; ổi Nghĩa Đàn, được Cục quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản cấp Giấy chứng nhận VietGap… Danh tiếng của các sản phẩm đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ghi nhận.

Bên cạnh đó, các sản phẩm truyền thống khác: như Thổ cẩm, mây tren đan bản Diềm Con Cuông, mây tre đan xã Phúc Thành, Yên Thành, mây tre đan Đức Phong, mây tre đan Quỳnh Diễn, Quỳnh Lưu…. Đã được xuất bán trong và ngoài nước.

Sản phẩm mây tre đan Đức Phong đã có thị trường tiêu thu ổn định

  Tất cả các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống nói trên đã và đang được giữ gìn, bảo tồn và phát triển; một số sản phẩm đã được sản xuất tập trung quy mô lớn hình thành làng nghề, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân, góp phần đổi mới bức tranh nông thôn.

         

  2. Một số đề xuất giải pháp

  Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế về các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống của Nghệ An hiện có; những thuận lợi, khó khăn, hạn chế. Để sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống ngày một phát triển, trờ thành hàng hóa chính của vùng miến, địa phương, một số giải pháp như sau:

- Định hướng và có kế hoạch phát triển đặc sản vùng miền và có chỉ dẫn địa lý, tập trung vào bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống mang đặc trưng của sản phẩm đặc sản vùng miền.

- Ngoài những sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống đã được chứng nhận, có vị thế trên thị trường như: cam Xã Đoài, nước mắm Vạn Phần, nước mắm Cửa Hội, gà Thanh Chương, sản phẩm mây tre đan Đức Phong… còn nhiều sản phẩm đặc sản hoặc được gọi là đặc sản nhưng chưa được chứng nhận, chưa có điều kiện để xây dựng và quảng bá thành hàng hóa. Đề nghị các chuyên gia, cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục quan tâm, nghiên cứu, lựa chọn để xây dựng thương hiệu, trước hết là tập trung một số sản phẩm có lợi thế như: Nhút Thanh Chương, cá Ngạnh Sông Lam (một loài cá ngon, ngoài làm thực phẩm còn làm thuốc chữa cảm cúm, đau đầu, giải nhiệt…); bánh Vo Thanh Chương, nếp Rồng, lúa gạo Japonica, tinh dầu Sở…

- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống, nguồn gốc sản phẩm đặc sản của Nghệ An trên thị trường trong nước và quốc tế, trước hết tập trung cung cấp và quảng bá sản phẩm ở các điểm phục vụ du lịch, các nhà hàng, khách sạn lớn ở thành thị…

- Tổ chức liên kết vùng trong phát triển đặc sản vùng miền, tổ chức hội chợ đặc sản vùng miền cấp tỉnh và kết nối tham gia hội nghị quảng bá thương hiệu cấp quốc gia.

- Tiếp tục triển khai cấp chứng nhận bảo hộ các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống của địa phương.

Kết quả hình ảnh cho Vịt bầu Quỳ

Vịt bầu Quỳ là sản phẩm cần ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư ngân sách để xây dựng các mô hình, vừa bảo tồn vừa phát triển nguồn gen bản địa

 

- Tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư ngân sách để xây dựng các mô hình, vừa bảo tồn vừa phát triển nguồn gen bản địa và các sản phẩm đặc sản, gồm các nhóm sau đây: Nhóm gia súc: Bò u Đầu rìu, Lợn Xao Va, Trâu Thanh Chương; Nhóm gia cầm: Gà H'mông (Gà ác Kỳ Sơn), Vịt bầu Quỳ, Ngan Trâu; Nhóm thủy sản tự nhiên: Nuôi cá Ngạnh trên Sông Lam, cá mát Sông Giăng; Nhóm cây đặc sản: Cam Xã Đoài, Cam Bù Sen, chè tuyết Shan Kỳ Sơn, Trà Hoa vàng, Măng Loi Tân Kỳ, cây Mú Từn, giống Nếp rồng, giống lúa Ba tháng Thanh Chương (để sản xuất bánh Vo)…; Nhóm sản phẩm thổ cẩm truyền thống: Các sản phẩm thổ cẩm truyền thống cần phải được đầu tư nâng cấp trên cơ sở bảo tồn được bản sắc văn hóa của các dân tộc; Nhóm ẩm thực đặc sản: Cần tiếp tục tăng cường xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc sản như: Mực một nắng Quỳnh Lưu, rượu Mú Từn, rượu men lá Con Cuông, xúp lươn Nghệ An, bò giằng Kỳ Sơn,…

- Cần tiếp tục có cơ chế hỗ trợ người dân: Thực tế cho thấy, qua một số sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống đã được quảng bá, khôi phục, bảo tồn và phát triển, những sản phẩm đặc sản của địa phương đã từng bước được nhiều người tiêu dùng biết đến. Nhiều sản phẩm đặc sản như: Cam Xã Đoài, nước mắm Vạn Phần, nước mắm Cửa Hội, gà Thanh Chương, gà H'Mông… đã có thương hiệu riêng trên thị trường. Một số sản phẩm đã phát triển nhanh chóng và trở thành hàng hóa, cho thu nhập chính của người dân. Tuy nhiên một số sản phẩm vùng miền có lợi thế nhưng chưa được quan tâm đúng mức, người dân thiếu vốn đầu tư, thiếu cầu nối thị trường...dến đến chưa phát huy được sản phẩm để đưa ra thị trường phục vụ người tiêu dùng....

Tăng cường kêu gọi các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ, mở rộng sản xuất và xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống để trở thành hàng hóa./.

                                     Lâm Duy Thưởng

Sở NN&PTNT Nghệ An

 

 

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây