Nghệ An: Hàng nghìn ha rau màu mất trắng do ngập lụt
Thứ hai - 15/11/2021 21:58250
Sau 2 ngày mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, quan sát trên các cánh đồng rau màu của vùng bãi ngang
Nguồn tin: Sưu tầm
Sau 2 ngày mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 6, quan sát trên các cánh đồng rau màu của vùng bãi ngang huyện Quỳnh Lưu cho thấy, mặc dù nước đã rút, hầu hết các loại rau màu đã bị hư hỏng, nhưng chưa thấy bà con ra đồng chăm sóc, chỉ có một vài hộ thu hoạch hành hoa bán cho thương lái. Theo bà con nông dân cho biết, hiện chưa tái sản xuất được, vì đất đang ướt.
Huyện Quỳnh Lưu có 957ha rau màu bị ngập nước, hư hỏng sau đợt lũ này. Ảnh: Xuân Hoàng
Bà Hồ Thị Loan ở xã Quỳnh Minh chia sẻ: Đám hành hoa chỉ còn ít ngày nữa là đến kỳ thu hoạch, nhưng mưa gây ngập úng, hư hỏng. Tiếc của, gia đình ra thu hoạch những phần còn lại để bòn ít vốn, nhưng do lá dập nát, hư hỏng, nên thương lái chỉ mua với giá 5.000 đồng/kg. “Nước đã rút được 1 ngày, nhưng đất còn ướt và mùa này thường có lũ lụt nên chưa biết khi nào mới tái sản xuất được”, bà Hồ Thị Loan cho hay.
Trong đợt mưa lũ này, huyện Quỳnh Lưu thiệt hại nặng nhất là 956ha rau màu vụ thu đông ở các xã Quỳnh Yên, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Tân, Ngọc Sơn, Quỳnh Tam, Quỳnh Châu, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Minh, Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng, Quỳnh Thọ, Quỳnh Thuận, Quỳnh Văn bị ngập nước, hư hỏng trên 70%, tiếp đó là khoảng 600ha ao hồ nuôi trồng thủy sản nước ngọt; 10 nghìn con gia cầm của các trang trại, gia trại bị chết…
Hầu hết những diện tích rau màu bị ngập nước là mất trắng. Ảnh: Quang An
Theo ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện thì, đối với rau màu và những diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt là xem như mất trắng, thiệt hại lớn đến kinh tế của người dân. Hiện vùng sản xuất rau nước đã rút, nhưng do tháng này là mùa mưa, thường bị ngập úng, nên bà con chưa vội tái sản xuất, chờ sau khoảng 1 tháng nữa mới triển khai trồng cây vụ đông cho an toàn.
Dù nước lũ đã rút nhưng đất đang ướt và đây là mùa mưa nên bà con chưa tái sản xuất. Ảnh: Xuân Hoàng
Huyện Diễn Châu trong đợt mưa lũ vừa qua cũng thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp huyện, mưa lũ đã ngập trên 1.255ha rau màu, hơn 490ha nuôi trồng thủy sản.
Ông Lê Thế Hiếu - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết, hiện nay huyện đang chỉ đạo các địa phương rà soát lại diện tích rau màu bị thiệt hại, đối với cây ngô, nếu diện tích nào có thể thu hoạch được để làm thức ăn cho trâu bò thì tiến hành thu hoạch; với những diện tích không thể khắc phục được thì chờ khô ráo tiến hành làm đất trồng lại; với diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập nước xem như mất trắng, bà con nông dân tiến hành tu sửa lại bờ bao, vệ sinh ao hồ… để nuôi thả lại.
Một số hộ dân thu hoạch hành hoa để vớt vát sau lũ nhưng giá bán chỉ 5.000 đồng/kg. Ảnh: Quang An
Chưa có số liệu thống kê thiệt hại từ các địa phương, nhưng với diện tích rau màu bị mất trắng nhiều như vậy, chắc chắn thiệt hại đến kinh tế của người dân là không nhỏ./.
Xuyên trưa tiếp tế cho người dân vùng ngập lũ Quỳnh Lưu
27/09/2021 15:06
(Baonghean.vn) - Xã Quỳnh Hồng là vùng ngập sâu của huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), hiện còn hàng trăm nhà dân đang chìm trong nước, chính quyền địa phương xuyên trưa cứu trợ thực phẩm, nước uống đến tay người dân.
Xã Quỳnh Hồng là vùng ngập sâu của huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), hiện còn hàng trăm nhà dân đang chìm trong nước, chính quyền địa phương xuyên trưa cứu trợ thực phẩm, nước uống đến tay người dân.
CLip: Xuân Hoàng - Quan An
Quỳnh Hồng hiện là địa phương bị ngập nặng nhất trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, hầu hết các xóm bị chia cắt, nước mênh mông bạc trắng. Ông Nguyễn Sỹ Thành - Chủ tịch UBND xã cho biết, trong sáng nay 27/9 toàn xã vẫn còn 650 hộ ngập nước từ 30cm - 1,5m. Ảnh: Quang An Do bị lũ cô lập, nên người dân chỉ có thể đi lại bằng thuyền khi cần thiết. Ảnh: Quang An Nhiều phương tiện chết máy khi đi vào địa bàn xã Quỳnh Hồng, buộc phải quay đầu. Ảnh: Xuân Hoàng Người dân cho biết, dù nước lũ đã rút nhưng ở mức độ chậm, nên hàng trăm gia đình vẫn chịu cảnh bị cô lập. Ảnh: Quang An Bà Nguyễn Thị Hoa ở xóm Hồng Yên, xã Quỳnh Hồng cho biết, cả gia đình thức trắng, do nước ngập giường nên không nơi chợp mắt, nhiều vật dụng đã bị hư hỏng. Ảnh: Quang An Do nhiều tuyến đường ngập sâu trên 1 m, nên địa phương phải sử dụng xe vận tải chở lực lượng vào hỗ trợ người dân. Ảnh: Xuân Hoàng
Nước lũ lên cao, nguồn nước sạch dự trữ của người dân cạn kiệt; hệ thống nước máy không thể sử dụng. Do đó xã Quỳnh Hồng đã chỉ đạo lực lượng đoàn viên thanh niên, dân quân tự vệ... xuyên trưa tiếp ứng nước sạch cho người dân. Ảnh: Quang An Nhiều thực phẩm cũng được chính quyền xã hỗ trợ kịp thời đến người dân vùng ngập nước. Ảnh: Xuân Hoàng Bên cạnh đó, các lực lượng cũng chia thành tổ để vận chuyển lương thực, đồ đạc của người dân đến nơi khô ráo, an toàn. Ảnh: Quang An
Quỳnh Hồng hiện là địa phương bị ngập nặng nhất trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, hầu hết các xóm bị chia cắt, nước mênh mông bạc trắng. Ông Nguyễn Sỹ Thành - Chủ tịch UBND xã cho biết, trong sáng nay 27/9 toàn xã vẫn còn 650 hộ ngập nước từ 30cm - 1,5m. Ảnh: Quang An Do bị lũ cô lập, nên người dân chỉ có thể đi lại bằng thuyền khi cần thiết. Ảnh: Quang An Nhiều phương tiện chết máy khi đi vào địa bàn xã Quỳnh Hồng, buộc phải quay đầu. Ảnh: Xuân Hoàng Người dân cho biết, dù nước lũ đã rút nhưng ở mức độ chậm, nên hàng trăm gia đình vẫn chịu cảnh bị cô lập. Ảnh: Quang An Bà Nguyễn Thị Hoa ở xóm Hồng Yên, xã Quỳnh Hồng cho biết, cả gia đình thức trắng, do nước ngập giường nên không nơi chợp mắt, nhiều vật dụng đã bị hư hỏng. Ảnh: Quang An Do nhiều tuyến đường ngập sâu trên 1 m, nên địa phương phải sử dụng xe vận tải chở lực lượng vào hỗ trợ người dân. Ảnh: Xuân Hoàng
Nước lũ lên cao, nguồn nước sạch dự trữ của người dân cạn kiệt; hệ thống nước máy không thể sử dụng. Do đó xã Quỳnh Hồng đã chỉ đạo lực lượng đoàn viên thanh niên, dân quân tự vệ... xuyên trưa tiếp ứng nước sạch cho người dân. Ảnh: Quang An Nhiều thực phẩm cũng được chính quyền xã hỗ trợ kịp thời đến người dân vùng ngập nước. Ảnh: Xuân Hoàng Bên cạnh đó, các lực lượng cũng chia thành tổ để vận chuyển lương thực, đồ đạc của người dân đến nơi khô ráo, an toàn. Ảnh: Quang An