Huyện Quỳ Châu từng bước chuyển đổi số để phát triển

Thứ ba - 14/02/2023 21:44 0
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 5/8/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025. Các nội dung triển khai thực hiện chuyển đổi số đến năm 2025 gồm: Phát triển chính quyền số, phát triển hạ tầng số, phát triển nhân lực chuyển đổi số, từng bước phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, hướng đến xã hội số và bảo đảm an toàn thông tin.
Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm chuyển đổi các hoạt động quản lý Nhà nước từ phương thức truyền thống sang ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển từ văn bản giấy sang môi trường số được đẩy mạnh và đạt kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận; nhiều sản phẩm, dịch vụ thiết thực được đưa ra phục vụ kịp thời, đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn huyện miền núi cao Quỳ Châu đã và đang gặp không ít khó khăn cả trên 3 yếu tố “hạ tầng số, con người, cơ chế chính sách”. Tuy nhiên, với mục tiêu vì sự phát triển bền vững, huyện đã và đang quyết tâm, từng bước thực hiện tốt nội dung này.
Thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn huyện miền núi cao Quỳ Châu đã và đang gặp không ít khó khăn cả trên 3 yếu tố “hạ tầng số, con người, cơ chế chính sách”. Tuy nhiên, với mục tiêu vì sự phát triển bền vững, huyện đã và đang quyết tâm, từng bước thực hiện tốt nội dung này.

Hiện tại UBND huyện Quỳ Châu đang từng bước thực hiện: Xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS): Huyện Quỳ Châu đã triển khai hệ thống GIS để quản lý thông tin địa lý, giúp cho việc quản lý tài nguyên và kế hoạch phát triển trở nên chính xác hơn. Hệ thống này cũng giúp cho việc định vị và theo dõi các dự án phát triển của huyện được dễ dàng hơn. Áp dụng công nghệ thông tin vào nông nghiệp: Huyện Quỳ Châu đã triển khai một số dự án sử dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp. Điều này giúp cho việc quản lý và sản xuất nông nghiệp trở nên hiệu quả hơn. Phát triển kinh tế số: Huyện Quỳ Châu đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh để chuyển đổi sang mô hình kinh tế số. Huyện đã hỗ trợ đào tạo và cung cấp các công nghệ số để giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường quản lý và tiết kiệm chi phí. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin công tác xã hội: Huyện Quỳ Châu đã triển khai hệ thống quản lý thông tin công tác xã hội để quản lý các hoạt động của các tổ chức xã hội. Hệ thống này giúp cho việc quản lý thông tin, phân tích dữ liệu và theo dõi hoạt động của các tổ chức xã hội trở nên chính xác hơn. Hơn nữa, hệ thống còn hỗ trợ việc quản lý, phân bổ nguồn lực và đánh giá hiệu quả của các dự án xã hội tại địa phương tải địa phương. Xây dựng hệ thống quản lý hành chính công: Huyện Quỳ Châu đã triển khai hệ thống quản lý hành chính công để giúp cho việc quản lý và cung cấp dịch vụ công trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn. Hệ thống này cho phép người dân có thể tra cứu thông tin, nộp đơn trực tuyến và đánh giá chất lượng dịch vụ công.Xây dựng hệ thống giáo dục trực tuyến: Huyện Quỳ Châu đã triển khai hệ thống giáo dục trực tuyến để giúp cho việc học tập và giảng dạy trở nên tiện lợi hơn, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Hệ thống giáo dục trực tuyến cho phép giáo viên và học sinh có thể truy cập và tham gia vào các hoạt động giảng dạy và học tập mọi lúc, mọi nơi.
Những bước chuyển đổi số trên đã giúp cho huyện Quỳ Châu phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống của người dân. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp đã giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm thiểu chi phí. Hệ thống quản lý thông tin và hành chính công giúp cho việc quản lý và cung cấp dịch vụ công trở nên tiện lợi hơn. Hơn nữa, huyện còn đầu tư vào giáo dục trực tuyến để nâng cao trình độ học vấn của người dân và tạo ra những cơ hội mới cho các em học sinh. Tất cả những bước chuyển đổi số này đã giúp cho huyện Quỳ Châu tiếp cận với các cơ hội phát triển kinh tế và xã hội trong thời đại số hóa.
Hiện nay, Quỳ Châu đã tích cực triển khai các văn bản chỉ đạo của tỉnh, các ngành liên quan về tăng cường triển khai chuyển đối số. Huyện cũng chỉ đạo việc tăng cường chuyển đổi số từng lĩnh vực. phát triển chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, Quỳ Châu cố gắng tăng chỉ số cải cách hành chính từng bước loại bỏ việc xử lý công việc bằng văn bản giấy, góp phần tiết kiệm ngân sách hàng năm; giảm phiền hà cho nhân dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền lợi bản thân. Quỳ Châu cố gắng đẩy mạnh việc tích hợp chuyển đổi số nhanh nhất, hiệu quả nhất tại những ngành, đơn vị có sự liên quan trực tiếp đến dân sinh.

Đưa sản phẩm truyền thống lên sàn thương mại điện tử cũng là bước phát triển của số hóa

Trong thực hiện chuyển đổi số, là một huyện miền núi cao, Quỳ Châu đã và đang gặp không ít khó khăn cả trên 3 yếu tố “hạ tầng số, con người, cơ chế chính sách”. Cụ thể, đó là việc thiếu trang thiết bị, máy móc, phần mềm; điện lưới, đường truyền chưa thuận lợi; vẫn còn không ít cán bộ lãnh đạo, quản, lý, người đứng đầu chưa thực sự quyết liệt trong quá trình chuyển đổi số; nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp chưa có nhiều kiến thức, cộng với tư tưởng ngại khó, chậm đổi mới, chậm tiếp thu ứng dụng công nghệ thông tin; việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nghệ thông tin chuyên môn sầu cần có thời gian. Bên cạnh đó, Quỳ Châu còn nhiều khó khăn về mặt nguồn lực, trong khi chính sách thuê hạ tầng số chưa được đầy đủ.
Dẫu có rất nhiều khó khăn và thách thức, tuy nhiên, Quỳ Châu luôn nêu cao quyết tâm thực hiện tốt chuyển đổi số. Đồng chí Vương Quang Minh, Bí thư Huyện uỷ Quỳ Châu nhấn mạnh: “Chuyển đổi số là một xu thế tất yếu. Trong đó cần lấy doanh nghiệp, người dân là trung tâm của chuyển đổi số. Quỳ Châu đã và đang chủ động triển khai các nội dung này theo các bước. Thứ nhất, huyện tập trung tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cấp uỷ, chính quyền về mục đích, ý nghĩa, xu thế tất yếu của chuyển đổi số; để từ đó tất cả hệ thống chính trị, xã hội đều phải cuộc. Thứ hai, huyện tổ chức ký kết chương trình phối hợp với VNPT Nghệ An và bắt tay đi vào các phần việc cụ thể mà trước mắt là xây dựng và phát triển chính quyền số. Việc phát triển chính quyền số nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch của chính quyền, đẩy lùi nạn tham nhũng, lãng phí, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động xã hội. Thứ ba là từng bước xây dựng xã hội số với thói quen, văn hoá mới…”.
Quỳ Châu nói riêng và các huyện miền núi nói chung đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện chuyển đổi số từ hạ tầng công nghệ, nhân lực cho đến cơ chế. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta chùn bước. Do đó, tiên quyết phải là quyết tâm thực hiện, gặp khó khăn thì sẽ từng bước tháo gỡ. Xác định chuyển đổi số vì sự phát triển bền vững./.
Bích Ngọc
UBND huyện Quỳ Châu

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây