Nghiên cứu chế tạo cảm biến nano và hệ thiết bị giám sát các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt

Chủ nhật - 26/02/2023 21:41 0
Vừa qua, cơ quan chủ trì Viện Công Nghệ Nano - ĐHQG TP. HCM cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài GS. TS Đặng Mậu Chiến thực hiện “Nghiên cứu chế tạo cảm biến nano và hệ thiết bị giám sát các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN02:2009/BYT”. Đề tài được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu chế tạo một số đầu dò cảm biến nano đo hàm lượng amoni, hàm lượng sắt, hàm lượng arsenic (là một số chỉ tiêu được quy định theo QCVN 02: 2009/BYT) và sau đó tích hợp với các đầu dò thương mại đo một số chỉ tiêu cơ bản khác như pH, độ cứng tổng cộng, clo, độ đục thành một hệ thống cảm biến nano hoàn chỉnh ứng dụng trong kiểm soát chất lượng nước sinh hoạt.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau: Tổng quan các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt và Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt; các phương pháp đo các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt; các nghiên cứu ngoài nước và trong nước về đo đạc hàm lượng asen, hàm lượng sắt, hàm lượng amoni. Đánh giá thực trạng tình hình, nhu cầu thực tế về việc đo đạc, kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các tỉnh thành khác trên cả nước. Từ đó, xác định các thông số chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt cơ bản có thể đo đạc trực tiếp tại hiện trường và tại phòng thí nghiệm. Thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu về các thiết bị, hệ thống cảm biến trên thị trường sử dụng để đo đạc chất lượng nước sinh hoạt; các phương pháp đo và công nghệ chế tạo đầu dò cảm biến; các phương pháp truyền dữ liệu không dây, các phương thức truyền dữ liệu không dây, thông tin về các thiết bị và linh kiện cần thiết cho việc truyền dữ liệu không dây. Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công đầu dò cảm biến đo hàm lượng asen, hàm lượng sắt, hàm lượng amoni.
Tích hợp các đầu dò cảm biến chế tạo (asen, sắt, amoni) với các đầu dò thương mại (pH, độ cứng tổng cộng, clo, độ đục) thành một Hệ thống cảm biến nano đo các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt.
Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công bộ hiển thị dữ liệu đo đạc, truyền số liệu tự động qua mạng không dây và lưu trữ dữ liệu trên Web Server.
Đánh giá Hệ thống cảm biến nano trong điều kiện phòng thí nghiệm và thử nghiệm thực tế tại 3 tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang. Đánh giá độ chính xác, sai số, độ ổn định tín hiệu của hệ thống theo thời gian./.
Xuân Hồng (TH)
 

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây