Tam Quang có 3 sản phẩm có tiềm năng sản xuất và lựa chọn thực hiện để phát triển thành sản phẩm OCOP đến năm 2023

Thứ hai - 12/09/2022 21:40 0
Tam Quang là xã vùng cao biên giới, có đường biên giới dài hơn 21km. Cách Trung tâm huyện Tương Dương khoảng 30km về phía đông Nam. Tổng diện tích tự nhiên trong toàn xã là: 37.517,78ha, có 11 bản làng, trong đó phân bố thành 3 vùng dân cư rõ rệt; Xã Tam Quang có địa hình khá phức tạp, nhiều núi đá, địa hình có độ cao trung bình 700m so với với mực nước biển.
Năm 2021 đã xây dựng 01 sản phẩm đạt 3 sao là Thanh long ruột đỏ Tương Dương của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Bãi Sở xã Tam Quang. Quy mô sản xuất 7 ha, sản lượng 60 tấn, doanh thu 900 triệu đồng. Đồng thời, trong năm xã đã củng cố 1 HTX, thành lập 1 tổ hợp tác tham gia chương trình OCOP. Tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh cho cán bộ quản lý nhà nước cấp xã và chủ thể thực hiện Chương trình OCOP (1 cán bộ phụ trách OCOP cấp xã, 2 chủ thể HTX).

Để có được kết quả trên, là nhờ được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện, các phòng ban liên quan cấp huyện. Sự quyết tâm vào cuộc của Đảng ủy, UBND và các ngành, đoàn thể cấp xã đối với các mục tiêu đã được đề ra, đây không chỉ là nhiệm vụ phát triển kinh tế đơn thuần, mà còn là nhiệm vụ chính trị quan trọng đối với mục đích an dân, trong xu thế chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi của xã, góp phần vào nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, tăng cường công tác tuyên truyền để nhân dân nắm chắc về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đưa chính sách vào đời sống của nhân dân một cách hiệu quả thiết thực nhất;
Cây Thanh long được triển khai đã tận dụng được tiềm lực về đất đai, lao động của gia đình và địa phương hạn chế tối đa việc lao động nông thôn đi làm ăn xa; Diện tích hàng năm được nhân rộng nhờ có nguồn giống tại chỗ, kinh nghiệm tại chỗ; Các hộ gia đình đều có tiềm lực về lao động, siêng năng, luôn đi đầu về phát triển nông nghiệp, … đây cũng là yếu tố góp phần vào sự thành công của OCOP. Nhân dân tiếp cận kỹ thuật mới trong công tác phát triển sản xuất của xã Tam Quang khẳng định cây Thanh long trên địa bàn xã Tam Quang là thành công và có thể tiếp tục nhân rộng. Tam Quang là xã có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau. Hiện nay trên địa bàn xã có nhiều sản phẩm mang tính đặc trưng như: Chăn nuôi bò vỗ béo, lạc sen, bưởi và đặc biệt là Thanh long ruột đỏ,…
Bên cạnh đó, Tam Quang còn một số hạn chế như, nguồn nước tưới tiêu cho cây Thanh long không đảm bảo, các hộ dân tự chủ động tìm nguồn nước xa, nên chi phí mua đường ống, dây điện,…phục vụ cho tưới tiêu tốn kém, hệ thống tưới tiêu cho đồng ruộng không đảm bảo nên việc phát triển và mở rộng diện tích cỏ, ngô..để phục vụ chăn nuôi, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển đại trà trong nhân rộng mô hình. Quy mô các cơ sở chủ yếu là ở mức nhỏ, các sản phẩm sản xuất còn thô sơ, nhỏ lẽ, sản lượng sản xuất chưa nhiều. Trong khi máy móc thiết bị còn lạc hậu, vẫn còn sản xuất  thủ công là chủ yếu. Các sản phẩm sản xuất ra, giá cả không ổn định, do các sản phẩm chưa có nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc. Phần lớn các cơ sở sản xuất chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng sản phẩm OCOP, nên chưa chủ động đăng ký sản phẩm tham gia, công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm trên các hệ thống trang mạng xã hội, các hội chợ triển lãm, khi được công nhận sản phẩm OCOP chưa mạnh, việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị máy móc vào sản xuất, chăn nuôi chưa cao. Vẫn còn tình trạng cơ sở có tư tưởng trong chờ sự hỗ trợ của nhà nước, thiếu chủ động trong xây dựng phương án sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm.
Đến nay trên địa bàn xã có 1 HTX, 15 thành viên. Đã tạo được mối quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho một bộ phận nông dân tham gia vào HTX. Các HTX trên địa bàn có quy mô nhỏ nên các HTX sản xuất kinh doanh từ nguồn vốn tự đóng góp nên ít có nợ đọng trong suốt quá trình hoạt động.
Nhìn chung phần lớn cơ sở sản xuất sau khi có sản phẩm OCOP đạt 3 sao đã duy trì về quy mô và diện tích, số lượng, chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm được bán ra thị trường, điển hình là sản phẩm là quả Thanh long ruột đỏ. Quy mô sản xuất 7,1ha, sản lượng 60 tấn, doanh thu 900 triệu, tăng 22% so với năm 2020. UBND xã đã phối hợp với Hội Nông dân xã chỉ đạo các ban, ngành rà soát tổ chức triển khai thu thập và cập nhật thông tin, xác định số hộ, cơ sở sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm tiềm năng. Hiện nay sản phẩm Thanh long đang cho thu hoạch quả,... đã được  nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến. Được một số nhà hàng, ký kết tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua việc đánh giá, lựa chọn, Tam Quang đã xác định 3 sản phẩm có tiềm năng sản xuất và lựa chọn thực hiện để phát triển thành sản phẩm OCOP đến năm 2023 gồm: Mây tre đan (Tam Bông); Du lich cộng đồng Nặm Xán: 1500-2000 khách/năm và thương hiệu thịt bò Tam Quang.
 

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây