Thúc đẩy hoạt động ĐMST thông qua nâng cao năng suất doanh nghiệp

Chủ nhật - 26/02/2023 21:36 0
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 36/QĐ-TTg về Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng KH-CN và ĐMST giai đoạn 2021-2030. Trong đó, cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp về: Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy năng suất dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST; Phát triển hoạt động nghiên cứu, tư vấn, đào tạo và các tổ chức hỗ trợ hoạt động năng suất; Đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý, mô hình, công cụ nâng cao năng suất trong doanh nghiệp; Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về năng suất; Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế.
Liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Nghị quyết đặt mục tiêu “Hằng năm, có khoảng 25-30% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động ĐMST”.
Tiếp theo Chương trình Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến 2020 (Quyết định 712/QĐ-TTg), Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030. Quyết định đã đặt mục tiêu “hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.
Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được nhận hỗ trợ theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV; Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển DNNVV; Nghị định số 80/2021/ NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hỗ trợ DNNVV...
Chương trình nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Quyết định số 712/QĐ - TTg) tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sự quan tâm đã được chuyển hướng từ “năng suất chất lượng” sang “năng suất”.
Kết quả đạt được: Quyết định số 712/QĐ-TTg đã được thực hiện góp phần đạt mục tiêu đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP lên 35% vào năm 2020.
Bộ khung quy trình hoạch định và thực thi chính sách đã được định hình. Các cơ quan liên quan cũng tích lũy được kinh nghiệm đáng kể trong cải thiện năng suất cùng với lượng lớn nhân lực được đào tạo và chuyển giao công nghệ.
Tuy nhiên, chương trình có một số hạn chế sau: Chính sách chỉ tập trung vào khu vực DN, trong khi vấn đề năng suất hiện diện cả trong cơ quan quản lý Nhà nước chính phủ, doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục và hộ gia đình; Phong trào năng suất Việt Nam vẫn còn nhỏ, phân tán và chỉ được thực hiện một phần; Sự tham gia của bản thân doanh nghiệp, chủ thể của hoạt động nâng cao năng suất chất lượng còn chưa chủ động, tích cực; Mạng lưới tư vấn viên và nhà quản lý - những người hỗ trợ Chương trình còn mỏng; Kinh phí đầu tư cho chương trình khá hạn hẹp.
Tiếp nối Quyết định số 712/QĐ-TTg là Quyết định số 1322/QĐ-TTg về nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa thực hiện trong giai đoạn 2021-2030 và Quyết định số 36/QĐ-TTg về nâng cao năng suất dựa trên nền tảng KHCN ĐMST là động lực chính tăng năng suất; Huy động các cấp, ngành, viện, trường, doanh nghiệp tham gia tạo thành phong trào năng suất sâu, rộng trên toàn quốc.
Minh Hạnh (TH)
 

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây