Xây dựng nông thôn mới là một chương trình trọng tâm để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Nghệ An

Thứ sáu - 30/04/2021 22:45 0
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, được người dân đồng tình ủng hộ. Từ năm 2010 đến nay, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống người dân được nâng cao. Thời gian qua, chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2021 tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi diện mạo khu vực nông thôn. Nhiều địa phương đã quyết tâm, nỗ lực cao trong việc phấn đấu đạt chuẩn thôn/bản nông thôn mới, xã Nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao/nông thôn mới kiểu mẫu và huyện Nông thôn mới, từ đó tạo động lực rất lớn để triển khai Chương trình.

Xác định xây dựng nông thôn mới là một chương trình trọng tâm để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã chủ động, quyết tâm, quyết liệt huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, phát huy tính sáng tạo, vai trò chủ thể của người dân để xây dựng nông thôn mới. Vai trò của các tổ chức Đảng, Chính quyền luôn được phát huy, dân chủ ở nông thôn tiếp tục được nâng lên về chất. Ở những nơi xây dựng nông thôn mới thành công, niềm tin của người dân vào các chủ trương, chính sách, sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền được nâng cao.
Trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có nhiều bước tiến mới về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa và áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; nhiều mô hình mới, đã và đang được nhân rộng phát huy hiệu quả, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích không ngừng tăng lên. Kinh tế nông thôn dần chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Các làng nghề chế biến nông sản được hình thành và mở rộng, tạo thêm việc làm tại chỗ cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững ở nông thôn, nhất là các xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 280/411 xã đạt chuẩn NTM được UBND tỉnh công nhận, chiếm 68,13%, trong đó, có 8 xã thuộc huyện nghèo 30a, 2 xã biên giới, 31 xã có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, 2 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn và xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu). Có 6 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn NTM; có 898 thôn, bản đạt chuẩn NTM. Có 6 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó thành phố Vinh, thị xã Thái Hoà, huyện Nam Đàn và huyện Yên Thành đã có Quyết định công nhận của Thủ tướng Chính phủ; huyện Nghi Lộc đang trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận; thị xã Hoàng Mai đang hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương thẩm định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020. Trong năm có 113 sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó có 25 sản phẩm đươc công nhận đạt 4 sao; 87 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao. Tổng nguồn vốn huy động năm 2021 là 12.445.289 triệu đồng. Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp thực hiện Chương trình là 1.159.452 triệu đồng, chiếm 9,32%. Vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án là 1.120.076 triệu đồng, chiếm 9%. Vốn tín dụng là 8.920.783 triệu đồng, chiếm 71,68%. Vốn doanh nghiệp là 535.147 triệu đồng, chiếm 4,3%. Vốn nhân dân đóng góp là 709.831 triệu đồng, chiếm 5,7%.
Phấn đấu đến hết năm 2022, toàn tỉnh có thêm 10 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn Nông thôn mới của toàn tỉnh lên 310/411 xã, tương đương 75,42% số xã toàn tỉnh. Có thêm 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của toàn tỉnh lên 48/310 xã, tương đương 15,48%. Có thêm 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu của toàn tỉnh lên 6 xã. Có thêm 02 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới lên 9 huyện.
Các xã còn lại được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến hết năm 2021 đạt khoảng 35,5 triệu đồng/người/năm...
Xây dựng thêm 166 Vườn chuẩn Nông thôn mới, nâng tổng số vườn chuẩn nông thôn mới của toàn tỉnh lên 382 Vườn. Xây dựng thêm 39 thôn/bản đạt chuẩn Nông thôn mới. Bình quân đạt 16,95 tiêu chí/xã. Tiếp tục thực hiện Đề án xây dựng huyện Nam Đàn thành huyện Nông thôn mới kiểu mẫu theo các nội dung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 17/QĐ-TTg ngày 04/01/2019.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, toàn tỉnh tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng Nông thôn mới và xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu, thôn/bản nông thôn mới; tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã. Các địa phương thực hiện phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn; đẩy mạnh thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn; tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh, môi trường, cảnh quan nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp; Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn chuẩn.
Nguồn vốn phân bổ ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương có xã đăng ký, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2021; phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng đời sống văn hoá, tăng cường hệ thống thông tin truyền thông trong xây dựng nông thôn mới. Không hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu (trừ nội dung hỗ trợ kinh phí truyền thông cấp huyện, thành phố, thị xã với mức 2 triệu đồng/xã, kinh phí truyền thông tổ chức công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 với mức hỗ trợ 50 triệu đồng/xã và kinh phí quản lý chỉ đạo cấp huyện). Tổng nguồn vốn sự nghiệp được bố trí tại Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 2/8/2021 của Thủ tướng chính phủ là 60.136 triệu đồng./.
Linh Thái
 

Linh Thái

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây