Nghiệm thu dự án Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm một số giống cây ăn quả ôn đới nhập nội (Lê, đào, Dâu tây) tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

Thứ năm - 28/04/2022 20:50 0
Chiều này, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đã tổ chức nghiệm thu đối với dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm một số giống cây ăn quả ôn đới nhập nội (Lê, đào, Dâu tây) tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An”. Dự án do bà Nguyễn Thị Ngọc làm chủ nhiệm, Hợp tác xã bảo tồn và Phát triển Cây đào Mường Lống là chủ trì. Đây là dự án thuộc chương trình: Ứng dụng Công Nghệ cao Phát triển Nông Lâm Ngư nghiệp. 
Dự án được triển khai nhằm mục tiêu thử nghiệm một số cây ăn quả ôn đới (lê, đào, dâu tây) để khai thác tiềm năng sinh thái, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho huyện Kỳ Sơn.
 
Sau 03 năm triển khai dự án (từ tháng 04/2019 đến tháng 04/2022), mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai nhưng Ban chỉ đạo dự án  các cán bộ kỹ thuật đã nỗ lực và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung hạng mục theo đề cương của dự án đã được phê duyệt. Qua quá trình triển khai dự án cho thấy các loại cây ôn đới nhập nội (đào, lê, dâu tây) có thể có khả năng thích nghi tốt tại Nghệ An.
Mô hình trồng đào ĐML1: Giống đào ĐML1 là giống có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu tại xã Mường Lống. Đào ĐML1 sau 26 tháng trồng sinh trưởng tốt, có tỷ lệ sống cao trên 90%. Tuy nhiên đến tháng 3/2021 do gặp mưa đá nên tỷ lệ giảm xuống 73,33%,  chiều cao trung bình 168,00 cm, đường kính gốc bình quân là 6,12 cm, đường kính tán trung bình là 162,00 cm.  Đào ĐML1 bắt đầu ra hoa và cho quả bói. Đào ĐML1 chống chịu tốt với sâu bệnh.
Mô hình trồng lê BV1: Giống lê BV1 sinh trưởng tốt với điều kiện khí hậu tại xã Mường Lống. Cây sau trồng 26 tháng có chiều cao trung bình 1,33m, đường kính gốc bình quân là 6,12 cm, đường kính tán trung bình là 162,00 cm. Khả năng chống chịu với sâu bệnh hại tốt.
 
Chủ nhiệm Dự án báo cáo tại buổi nghiệm thu

Mô hình trồng dâu tây: Giống dâu tây Newzealand sau 02 năm trồng có tỷ lệ sống của dâu tây tại vườn trung bình đạt 83,74%. Đến thời điểm 150 NST chiều cao trung bình 18,00 cm; số lá/thân 19,50 lá; đường kính tán 24,90 cm đây là thời điểm cho quả thu hoạch. Dâu tây Newzealand trồng tại Mường Lống có độ được độ ngọt trung bình của dâu tây là 7,82%. Sản lượng thu được sau 2 năm trồng là 1,15 tấn. Năng suất bình quân năm thứ nhất là 4,03 tấn/ha, năm thứ 2 là 6,06 tấn/ha. Dây tây Newzealand là loài rất mẫn cảm với sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh phấn trắng gây hại trên 50% diện tích. Đơn vị chủ trì đã làm chủ được quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây ôn đới.
Hội đồng nghiệm thu đã đồng ý thông qua và đánh giá loại: Khá./.
 

Hải Yến

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây