Nghiệm thu “Ứng dụng công nghệ invitro xây dựng mô hình nhân giống lan Thạch hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) nhằm khai thác và phát triển nguồn gen cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Nghệ An”

Chủ nhật - 26/12/2021 20:10 0
Sáng nay, ngày 25/12/2021, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh đã thực hiện nghiệm thu đối với dự án Ứng dụng công nghệ invitro xây dựng mô hình nhân giống lan Thạch hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) nhằm khai thác và phát triển nguồn gen cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Nghệ An do bà Nguyễn Thị Hoa làm chủ nhiệm, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Nghệ An làm chủ trì.

Dự án được thực hiện nhằm khai thác và phát triển thành công nguồn gen cây lan Thạch hộc tía phục vụ nhu cầu sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong đó hoàn thiện được Quy trình trồng thử nghiệm Lan thạch hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) từ nguồn giống nuôi cấy mô tế bào phù hợp với điều kiện tỉnh Nghệ An. Xây dựng được mô hình nhân giống invitro lan thạch hộc tía với quy mô 10.000 cây giống. Xây dựng được 02 mô hình sản xuất quy mô 1.000 m2  trong nhà lưới tại Công ty CP Nông dược Nghệ An – huyện Kỳ Sơn và huyện Quỳ Hợp, đạt năng suất 01 tấn/ha/năm. Đào tạo được 5 cán bộ kỹ thuật và 50 người người dân nắm vững công nghệ nuôi cấy mô tế bào nhân giống Lan thạch hộc tía và Quy trình trồng thử nghiệm Lan thạch hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) từ nguồn giống nuôi cấy mô tế bào.

 
Cây giống lan nuôi cấy mô

Sau 41 tháng triển khai thực hiện, dự án đã hoàn thành đầy đủ các nội dung và đạt được mục tiêu đề ra, cụ thể như sau: Đã tổ chức học tập kinh nghiệm cho 5 người trong 4 ngày tại một số đơn vị sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và Cao Bằng, chuyến đi đã thực sự làm thay đổi quan điểm về sản xuất dược liệu của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân của Công ty. Đã đào tạo được 25 người (05 cán bộ kỹ thuật và 20 lượt người là công nhân các công ty phối hợp thực hiện dự án), đây sẽ là nguồn nhân lực quan trọng góp phần phát triển nghề trồng dược liệu trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Hợp. Kết quả đào tạo tập huấn đã giúp cán bộ kỹ thuật làm chủ được quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng lan thạch hộc. Đã hoàn thiện hai quy trình công nghệ gồm: Quy trình công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật nhân giống lan thạch hộc tía từ nhân giống invitro cho đến ra ngôi cây giống đạt tiêu chuẩn: Số rễ mới từ 3 - 5 rễ, dài 2 - 4 cm, chiều cao cây từ 5 - 7 cm, số đốt thân: 6 - 8 đốt, số lá: 7 - 9 lá ; Quy trình trồng thử nghiệm Lan thạch hộc tía từ nguồn giống nuôi cấy mô tế bào phù hợp với điều kiện Nghệ An: Trong điều kiện vùng trồng phải đảm bảo độ ẩm độ không khí từ 70 – 80%, nhiệt độ không khí tối cao là 320c, ẩm độ giá thể từ 60 - 65% với quy trình tưới: Khi có ánh nắng mặt trời vẫn duy trì tưới nước (ngày 4 lần, mỗi lần 30s). Phun supertive định kỳ 2 tuần/lần, khi rễ ổn định định kỳ 2 lần/tháng phun b1, sữa thái và dịch chuối; Đã sản xuất được 12.540 cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn: số rễ: 3 - 5 rễ, dài 2 cm; chiều cao cây: 5 - 7 cm; số lá: 2 - 3 lá; số đốt thân: 2 - 3 đốt bằng công nghệ nuôi cấy mô; Đã xây dựng được mô hình trồng thử nghiệm Lan thạch hộc tía trên địa bàn huyện Quỳ Hợp quy mô 1.000 m2 bằng phương pháp trồng trên dàn trong nhà lưới; số lượng 8.740 cây; Kết quả phân tích hàm lượng các chất trong mẫu lan thạch hộc tía trồng tại tại Nghệ An có hàm lượng Polysaccharide, Alkialoids, Acid amin (tương ứng 985,87 mg/100g ; 0,03 g/100g ; 1,09g/100g).
Dự án được Hội đồng KHCN thông qua và đánh giá loại: Khá./.

Hải Yến

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây