Xử lý rác thải hộ gia đình làm phân bón hữu cơ bằng chế phẩm Menpaco

Thứ năm - 28/07/2022 22:35 0
          Việt Nam là một trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế giới. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa hiện vẫn ở mức rất cao. Đây là một "gánh nặng" nghiêm trọng cho môi trường. Mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt là 25,0 triệu tấn nhưng chỉ có 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, hơn 70% chôn lấp trực tiếp.
          Những năm gần đây, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, cùng với nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng kéo theo lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều. Rác thải nói chung, rác thải sinh hoạt nói riêng đang là mối đe dọa lớn đến đời sống con người. Trong khi đó, bãi chôn lấp rác chưa được đầu tư đồng bộ, các công trình thu gom, xử lý rác vận hành không đúng quy trình kỹ thuật, dẫn đến tình trạng khu chôn lấp chỉ là nơi chứa rác, đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
          Do vậy, việc phân loại rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình để xử lý phân hữu cơ sẽ góp phần giảm thiểu lượng rác và chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Đồng thời tạo lượng phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp và giảm ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái.
          Tại Nghệ An, tiếp tục thực hiện Đề án 1241/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An về việc tuyên truyền, vận động phụ nữ nông thôn chủ động tham gia bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cũng như thực hiện nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 02/3/2022 của tỉnh ủy Nghệ An về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2030.   Hiện nay, các địa phương đang xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn kiểu mẫu thì vấn đề xử lý rác thải, các phụ phẩm nông nghiệp để đảm bảo môi trường nông thôn “xanh sạch đẹp” cần phải được đẩy mạnh.
Khi rác thải thực phẩm tích tụ quy mô lớn và phân huỷ trong môi trường yếm khí phát sinh ra khí Metan- gây hiệu ứng nhà kính, góp phần làm BĐKH, vi khuẩn lây lan phát sinh dịch bệnh, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và lãng phí nguồn tài nguyên từ rác thải. Tuy nhiên, nếu rác thực phẩm được xử lý hiệu quả, lại trở thành một nguồn tài nguyên hữu dụng trong đời sống. Việc tận dụng rác thải thực phẩm như một nguồn tài nguyên là xu hướng của thế giới, để vận hành một nền kinh tế tuần hoàn, hạn chế tác động gây ra ô nhiễm môi trường và tận dụng phế phẩm thành nguyên liệu.
          Để xử lý rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh và hạn chế ảnh hưởng môi trường cần phải ứng dụng công nghệ vi sinh để biến rác thải làm phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp như chế phẩm Menpaco là một điển hình. Chế phẩm vi sinh Menpaco có thành phầm nấm Trichoderma có khả năng phân hủy Cellulose, phân giải lân chậm. Nấm Trichoderma là chủng nấm đối kháng, thuộc họ Hypocreaceae nên nấm có khả năng kiểm soát tất cả các loại nấm gây bệnh khác, tiêu diệt được nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium.
Tác dụng của việc sử dụng chế phẩm Menpaco trong việc sử dụng rác thải hộ gia đình làm phân bón hữu cơ: Giúp giảm thiểu vi khuẩn phát sinh gây dịch bệnh, tạo ra môi trường sống trong sạch, giúp cải thiện về sức khoẻ. Chung tay bảo tồn và bảo vệ trái đất bằng cách hạn chế tối đa rác thải thực phẩm được chôn lấp, giảm khí Metan được sinh ra. Thành phẩm phân bón có thể được sử dụng chăm sóc cây cối hoặc có thể quyên góp cho các dự án cải tạo đất. Loại bỏ nhu cầu đổ rác thải liên tục hàng ngày, giảm chi phí vận chuyển gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí nhân công xử lý rác. Giúp cây trồng phát triển khoẻ mạnh, an toàn, giảm chi phí mua phân đạm, phân lân. Như vậy, sử dụng chế phẩm Menpaco ủ rác thải thành phân hữu cơ để bón cho cây trồng sẽ giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất; phân giải nhanh các chất hữu cơ thành dạng dễ tiêu, cung cấp dinh dưỡng cho cây, đồng thời giảm ô nhiểm môi trường là rất cần thiết.
Đây là hướng đi đúng phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, cần được các cấp, các ngành quan tâm để đưa ra các giải pháp triển khai phù hợp, đồng bộ, với sự tham gia tích cực của các hộ gia đình, doanh nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường.

2. Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ
Bước 1. Chọn dụng cụ và chế phẩm
Chọn thùng nhựa, thùng sắt, …
có khoan lỗ như hình
Chế phẩm: Menpaco

Thành phần của chế phẩm Menpaco: 1. T. viride: Nguồn gốc: Chế phẩm Bio-promote (Mỹ); 2. T. hazianum T22:  Nguồn gốc: Chế phẩm Bio-promote (Mỹ); 3. T. Parceramosum (T. longibrachiatum) Nguồn gốc: Chế phẩm Bio-promote (Mỹ); 4. T. spp: Nguồn gốc: phân lập từ rừng Nam Cát Tiên-  bộ sưu tập PADCO; 5. Các chủng VSV khác: Bổ sung hỗ trợ tương tác được nhập từ chương trình hợp tác KNNCNC.
Bước 2: Phân loại nguyên liệu rác thải

Bước 3: Cho rác vào thùng

Bước 4: Cho chế phẩm Menpaco vào xử lý rác thải
Cách cho chế phẩm và rác vào thùng: Lớp rác - lớp chế phẩm, tưới nước đủ ẩm; Lượng chế phẩm vi sinh: 0,5 -1 kg Menpaco cho 1 tấn rác).
Lưu ý: Để thùng nơi thoáng mát.
Bước 5. Đậy nắp thùng (thùng có l thông khí)

Sau 30 - 50 ngày tính từ ngày ủ, phân sẽ hoai mục hoàn toàn. Lúc này, phân đã có thể sử dụng để bón cho cây.
Lưu ý: chế phân khô (không nước) hoặc ngâm nước để tưới.
 

Võ Trung- Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ

Nguồn: Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây