HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Kiểm tra võng mạc có thể phân biệt chứng tự kỷ với rối loạn tăng động giảm chú ý
Nội dung:

Tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ngày càng được hiểu rõ hơn, nhưng các bác sĩ lâm sàng thấy hai tình trạng này vẫn khó phân biệt. Hiện tại, các nhà nghiên cứu ở Đại học Nam Úc đã xác định được dấu ấn sinh học có thể cho phép chẩn đoán và phân biệt hai tình trạng này với nhau bằng một bài kiểm tra mắt đơn giản.

ADHD là một trong hai tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 5-8% trẻ em, chủ yếu là bé trai, và thường kéo dài đến tuổi trưởng thành. ADHD có một loạt các triệu chứng tương đối rộng, chủ yếu tập trung vào việc không chú ý, tăng động, bốc đồng, hay quên, vô tổ chức, bồn chồn, nói không ngừng và tạo ra tiếng ồn. ADHD có thể điều trị được trong nhiều trường hợp bằng cách sử dụng thuốc kích thích như methylphenidate (Ritalin) và dexamphetamine.

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) ít được chẩn đoán hơn, ảnh hưởng đến gần 1% dân số. ASD khó chẩn đoán, vì các triệu chứng đa dạng và mức độ nghiêm trọng. Các triệu chứng của ASD là: khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác xã hội; khó chuyển đổi giữa các hoạt động; tập trung không điển hình vào các chi tiết và phản ứng bất thường với một số cảm giác nhất định. Các phương pháp điều trị tập trung nhiều hơn vào giáo dục và sự thích nghi.

Nghiên cứu đã kiểm tra 55 người được chẩn đoán ADS, 15 người mắc ADHD và 156 người kiểm soát ở độ tuổi từ 3 đến 27, họ được kiểm tra ERG. Sự khác biệt đáng kể được tìm thấy giữa các đối tượng kiểm soát, bệnh nhân ASD và bệnh nhân ADHD về mức năng lượng sóng b và điện thế dao động, với bệnh nhân ADHD cho thấy mức năng lượng ERG tổng thể cao và bệnh nhân ASD cho thấy mức năng lượng ERG tổng thể thấp hơn so với nhóm kiểm soát.

Các tín hiệu võng mạc có dây thần kinh cụ thể tạo ra chúng, vì vậy nếu xác định được những khác biệt này và định vị chúng theo con đường cụ thể sử dụng các tín hiệu hóa học khác nhau được sử dụng trong não, có thể chỉ ra sự khác biệt rõ ràng đối với trẻ ADHD và ASD. Tiến sĩ Paul Constable cho biết: “Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng sơ bộ về những thay đổi sinh lý thần kinh không chỉ giúp phân biệt cả ADHD và ASD với những đứa trẻ đang phát triển bình thường, mà còn là bằng chứng cho thấy chúng có thể được phân biệt với nhau dựa trên các đặc điểm ERG”. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để phát hiện một loạt các bệnh lý thần kinh khác cũng như ASD và ADHD.

Đồng tác giả nghiên cứu Tiến sĩ Fernando Marmolejo-Ramos, tại Đại học Nam Úc, cho biết: “Chúng ta đang xem xét cách đôi mắt có thể giúp hiểu não bộ. Nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để xác định bất thường trong tín hiệu võng mạc đặc trưng cho những rối loạn này và các rối loạn phát triển thần kinh khác”.

Đ.T.V (NASATI), theo https://newatlas.com/medical/electroretinogram-autism-adhd/, 21/6/2022




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Kiểm tra võng mạc có thể phân biệt chứng tự kỷ với rối loạn tăng động giảm chú ý
Ngày xuất bản: Thứ năm - 07/07/2022 22:08
Nội dung:

Tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ngày càng được hiểu rõ hơn, nhưng các bác sĩ lâm sàng thấy hai tình trạng này vẫn khó phân biệt. Hiện tại, các nhà nghiên cứu ở Đại học Nam Úc đã xác định được dấu ấn sinh học có thể cho phép chẩn đoán và phân biệt hai tình trạng này với nhau bằng một bài kiểm tra mắt đơn giản.

ADHD là một trong hai tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 5-8% trẻ em, chủ yếu là bé trai, và thường kéo dài đến tuổi trưởng thành. ADHD có một loạt các triệu chứng tương đối rộng, chủ yếu tập trung vào việc không chú ý, tăng động, bốc đồng, hay quên, vô tổ chức, bồn chồn, nói không ngừng và tạo ra tiếng ồn. ADHD có thể điều trị được trong nhiều trường hợp bằng cách sử dụng thuốc kích thích như methylphenidate (Ritalin) và dexamphetamine.

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) ít được chẩn đoán hơn, ảnh hưởng đến gần 1% dân số. ASD khó chẩn đoán, vì các triệu chứng đa dạng và mức độ nghiêm trọng. Các triệu chứng của ASD là: khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác xã hội; khó chuyển đổi giữa các hoạt động; tập trung không điển hình vào các chi tiết và phản ứng bất thường với một số cảm giác nhất định. Các phương pháp điều trị tập trung nhiều hơn vào giáo dục và sự thích nghi.

Nghiên cứu đã kiểm tra 55 người được chẩn đoán ADS, 15 người mắc ADHD và 156 người kiểm soát ở độ tuổi từ 3 đến 27, họ được kiểm tra ERG. Sự khác biệt đáng kể được tìm thấy giữa các đối tượng kiểm soát, bệnh nhân ASD và bệnh nhân ADHD về mức năng lượng sóng b và điện thế dao động, với bệnh nhân ADHD cho thấy mức năng lượng ERG tổng thể cao và bệnh nhân ASD cho thấy mức năng lượng ERG tổng thể thấp hơn so với nhóm kiểm soát.

Các tín hiệu võng mạc có dây thần kinh cụ thể tạo ra chúng, vì vậy nếu xác định được những khác biệt này và định vị chúng theo con đường cụ thể sử dụng các tín hiệu hóa học khác nhau được sử dụng trong não, có thể chỉ ra sự khác biệt rõ ràng đối với trẻ ADHD và ASD. Tiến sĩ Paul Constable cho biết: “Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng sơ bộ về những thay đổi sinh lý thần kinh không chỉ giúp phân biệt cả ADHD và ASD với những đứa trẻ đang phát triển bình thường, mà còn là bằng chứng cho thấy chúng có thể được phân biệt với nhau dựa trên các đặc điểm ERG”. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để phát hiện một loạt các bệnh lý thần kinh khác cũng như ASD và ADHD.

Đồng tác giả nghiên cứu Tiến sĩ Fernando Marmolejo-Ramos, tại Đại học Nam Úc, cho biết: “Chúng ta đang xem xét cách đôi mắt có thể giúp hiểu não bộ. Nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để xác định bất thường trong tín hiệu võng mạc đặc trưng cho những rối loạn này và các rối loạn phát triển thần kinh khác”.

Đ.T.V (NASATI), theo https://newatlas.com/medical/electroretinogram-autism-adhd/, 21/6/2022




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây