HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập: Trần Hải Yến
Tên bài: Nghiên cứu cho thấy liệu pháp huyết tương ít có tác dụng với Covid-19
Nội dung:

Huyết tương chứa kháng thể virus corona được Donald Trump gọi là một phương pháp điều trị đột phá, nhưng một nghiên cứu của Ấn Độ được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh (BMJ) cho thấy huyết tương chỉ có hiệu quả hạn chế và không làm giảm tỉ lệ tử vong hay ngăn chặn sự tiến triển của Covid-19 nặng.

Hình minh họa. Nguồn: Lindsey Wasson/Reuters
 
Huyết tương là phần chất lỏng màu vàng nhạt trong máu, có nhiệm vụ mang các tế bào máu đỏ, trắng và tiểu cầu đi khắp cơ thể. Sau khi cơ thể bị nhiễm trùng, huyết tương thường chứa nhiều kháng thể do hệ thống miễn dịch tạo ra. Do đó, đôi khi huyết tương được lấy từ những người đã khỏi bệnh để truyền vào những bệnh nhân đang mắc nhằm hỗ trợ điều trị. Liệu pháp huyết tương này đã được sử dụng trong đại dịch cúm năm 1918, cũng như trong các trường hợp khẩn cấp y tế toàn cầu gần đây, như điều trị bệnh nhân mắc Sars hoặc Ebola.
 
Nhiều thử nghiệm khác nhau trên thế giới đang khám phá liệu huyết tương chứa kháng thể virus corona có thể giúp giảm tử vong và các biến chứng nghiêm trọng do Covid-19 hay không.
 
Thử nghiệm ở Ấn Độ công bố trên BMJ bao gồm 464 người lớn mắc Covid-19 nhập viện từ tháng 4 đến tháng 7. Một nửa số người tham gia được truyền hai lần huyết tương chứa kháng thể virus corona, cách nhau 24 giờ, cùng với chăm sóc tiêu chuẩn, trong khi nhóm đối chứng chỉ được chăm sóc tiêu chuẩn. Một tháng sau, 19% những người nhận được huyết tương đã tiến triển thành bệnh nặng hoặc tử vong, không khác biệt đáng kể so với 18% ở nhóm đối chứng. Tuy nhiên, liệu pháp huyết tương dường như làm giảm các triệu chứng, chẳng hạn như khó thở và mệt mỏi, sau bảy ngày.
 
Người phát ngôn của NHS Blood and Transplant, cơ quan của Anh đang thu thập huyết tương từ những người đã hồi phục sau Covid-19, nhấn mạnh rằng các nghiên cứu ở Anh chỉ truyền huyết tương có chứa lượng kháng thể virus corona cao, trong khi đó nghiên cứu của Ấn Độ nói trên sử dụng huyết tương có lượng kháng thể thấp hơn so với kháng thể sử dụng trong nghiên cứu ở Anh khoảng 6 đến 10 lần.
 
Các nhà nghiên cứu Ấn Độ đồng ý rằng các nghiên cứu sâu hơn sử dụng lượng kháng thể cao có thể hiệu quả hơn.
 
Một phân tích tạm thời trên 136 bệnh nhân Covid-19 trong một thử nghiệm tại Bệnh viện Houston Methodist ở Texas cho thấy huyết tương chứa kháng thể giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân Covid-19 được tiêm trong giai đoạn đầu của bệnh. Dữ liệu theo dõi từ tất cả 351 bệnh nhân trong nghiên cứu ở Texas sau đó đã được công bố tạm thời và ủng hộ kết luận này, mặc dù việc truyền huyết tương trong các giai đoạn sau của bệnh không có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ tử vong, bất kể nồng độ kháng thể trong huyết tương. "Liên quan đến việc thay đổi tỷ lệ tử vong, phân tích của chúng tôi đã xác định khoảng thời gian tối ưu để truyền huyết tương là 44 giờ sau khi nhập viện," nhóm nghiên cứu ở Texas kết luận.
 
Giáo sư Paul Morgan, Giám đốc Viện Nghiên cứu Miễn dịch hệ thống tại Đại học Cardiff và là thành viên nhóm chuyên gia về miễn dịch học và Covid-19 của Anh, cho biết có những lý do khác để lạc quan về phương pháp điều trị này. Các nghiên cứu đến nay cho thấy liệu pháp huyết tương có liên quan đến việc giảm tải lượng virus, vì vậy, dường như liệu pháp này có tác dụng kháng virus, cho dù điều này không được phản ánh trong kết quả cuối cùng. "Có thể cân nhắc việc lấy các kháng thể ra khỏi huyết tương để truyền cho bệnh nhân, thay vì truyền huyết tương," Morgan nói.
 
Nguồn:
https://www.theguardian.com/world/2020/oct/23/covid-19-blood-plasma-therapy-has-limited-effect-study-finds
 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Nghiên cứu cho thấy liệu pháp huyết tương ít có tác dụng với Covid-19
Ngày xuất bản: Thứ ba - 23/02/2021 20:00
Nội dung:

Huyết tương chứa kháng thể virus corona được Donald Trump gọi là một phương pháp điều trị đột phá, nhưng một nghiên cứu của Ấn Độ được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh (BMJ) cho thấy huyết tương chỉ có hiệu quả hạn chế và không làm giảm tỉ lệ tử vong hay ngăn chặn sự tiến triển của Covid-19 nặng.

Hình minh họa. Nguồn: Lindsey Wasson/Reuters
 
Huyết tương là phần chất lỏng màu vàng nhạt trong máu, có nhiệm vụ mang các tế bào máu đỏ, trắng và tiểu cầu đi khắp cơ thể. Sau khi cơ thể bị nhiễm trùng, huyết tương thường chứa nhiều kháng thể do hệ thống miễn dịch tạo ra. Do đó, đôi khi huyết tương được lấy từ những người đã khỏi bệnh để truyền vào những bệnh nhân đang mắc nhằm hỗ trợ điều trị. Liệu pháp huyết tương này đã được sử dụng trong đại dịch cúm năm 1918, cũng như trong các trường hợp khẩn cấp y tế toàn cầu gần đây, như điều trị bệnh nhân mắc Sars hoặc Ebola.
 
Nhiều thử nghiệm khác nhau trên thế giới đang khám phá liệu huyết tương chứa kháng thể virus corona có thể giúp giảm tử vong và các biến chứng nghiêm trọng do Covid-19 hay không.
 
Thử nghiệm ở Ấn Độ công bố trên BMJ bao gồm 464 người lớn mắc Covid-19 nhập viện từ tháng 4 đến tháng 7. Một nửa số người tham gia được truyền hai lần huyết tương chứa kháng thể virus corona, cách nhau 24 giờ, cùng với chăm sóc tiêu chuẩn, trong khi nhóm đối chứng chỉ được chăm sóc tiêu chuẩn. Một tháng sau, 19% những người nhận được huyết tương đã tiến triển thành bệnh nặng hoặc tử vong, không khác biệt đáng kể so với 18% ở nhóm đối chứng. Tuy nhiên, liệu pháp huyết tương dường như làm giảm các triệu chứng, chẳng hạn như khó thở và mệt mỏi, sau bảy ngày.
 
Người phát ngôn của NHS Blood and Transplant, cơ quan của Anh đang thu thập huyết tương từ những người đã hồi phục sau Covid-19, nhấn mạnh rằng các nghiên cứu ở Anh chỉ truyền huyết tương có chứa lượng kháng thể virus corona cao, trong khi đó nghiên cứu của Ấn Độ nói trên sử dụng huyết tương có lượng kháng thể thấp hơn so với kháng thể sử dụng trong nghiên cứu ở Anh khoảng 6 đến 10 lần.
 
Các nhà nghiên cứu Ấn Độ đồng ý rằng các nghiên cứu sâu hơn sử dụng lượng kháng thể cao có thể hiệu quả hơn.
 
Một phân tích tạm thời trên 136 bệnh nhân Covid-19 trong một thử nghiệm tại Bệnh viện Houston Methodist ở Texas cho thấy huyết tương chứa kháng thể giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân Covid-19 được tiêm trong giai đoạn đầu của bệnh. Dữ liệu theo dõi từ tất cả 351 bệnh nhân trong nghiên cứu ở Texas sau đó đã được công bố tạm thời và ủng hộ kết luận này, mặc dù việc truyền huyết tương trong các giai đoạn sau của bệnh không có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ tử vong, bất kể nồng độ kháng thể trong huyết tương. "Liên quan đến việc thay đổi tỷ lệ tử vong, phân tích của chúng tôi đã xác định khoảng thời gian tối ưu để truyền huyết tương là 44 giờ sau khi nhập viện," nhóm nghiên cứu ở Texas kết luận.
 
Giáo sư Paul Morgan, Giám đốc Viện Nghiên cứu Miễn dịch hệ thống tại Đại học Cardiff và là thành viên nhóm chuyên gia về miễn dịch học và Covid-19 của Anh, cho biết có những lý do khác để lạc quan về phương pháp điều trị này. Các nghiên cứu đến nay cho thấy liệu pháp huyết tương có liên quan đến việc giảm tải lượng virus, vì vậy, dường như liệu pháp này có tác dụng kháng virus, cho dù điều này không được phản ánh trong kết quả cuối cùng. "Có thể cân nhắc việc lấy các kháng thể ra khỏi huyết tương để truyền cho bệnh nhân, thay vì truyền huyết tương," Morgan nói.
 
Nguồn:
https://www.theguardian.com/world/2020/oct/23/covid-19-blood-plasma-therapy-has-limited-effect-study-finds
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây