HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: LAO ĐỘNG LÀ SÁNG TẠO
Nội dung:

Trong lao động, nhiều ý tưởng về sáng chế, cải tiến máy móc nhằm tăng năng suất và tiết kiệm chi phí được nảy sinh nhưng việc biến những ý tưởng đó thành các sản phẩm cụ thể lại đòi hỏi niềm đam mê và sự động viên của lãnh đạo doanh nghiệp - đó là tâm sự của anh Nguyễn Anh Quý -  Công ty Mía đường Nghệ An - Na Su, người đã đạt giải Ba trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học và Công nghệ thanh niên Nghệ An năm 2016.

Chàng trai sinh năm 1983 này đã gắn bó với Công ty Mía đường Nghệ An - Na Su ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Kỹ thuật Vinh. Trong suốt thời gian làm việc tại bộ phận Tự động hoá, gắn bó với các thiết bị, với công việc vận hành hệ thống Quý thân thuộc với mỗi chi tiết trong hệ thống máy móc trong nhà máy. Chính từ trong quá trình làm việc, khi xử lý máy hỏng, chi tiết bị lỗi hay những trục trặc kỹ thuật đã làm cho Quý trăn trở với những ý tưởng cải tiến các chi tiết giúp nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời tiết kiệm chi phí sữa chữa, thay thế thiết bị. Tuy nhiên, do chưa đủ mạnh dạn cũng như quan điểm của ban lãnh đạo Công ty nên nhiều ý tưởng về cải tiến kỹ thuật máy móc của anh không có cơ hội để trình bày cũng như thực hiện.

Nguyễn Anh Quý bên hệ thống đo bã lò hơi

Năm 2009, sau khi cân nhắc và tính toán rất kỹ, Nguyễn Anh Quý mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình lên lãnh đạo Công ty, đó là ý tưởng về cải tiến sensor đo mức bã lò hơi. Được sự tạo điều kiện của lãnh đạo Công ty, Giám đốc Kỹ thuật và anh em trong Ban, Quý đã hiện thực hoá ý tưởng của mình. Hệ thống sensor đo mức bã lò hơi là công nghệ dây chuyền tiên tiến được nhập của Đức rất hiện đại. Do quá trình vận hành đã xảy ra một số hư hỏng một số bộ phận. Để thay mới những thiết bị này rất khó vì phải nhập riêng rẽ từng chi tiết từ nước ngoài, giá thành cao (7.000.000 đồng/1 sensor). Hơn nữa loại sensor này lắp đặt phức tạp, không dễ thay thế trong khi dây chuyền đang hoạt động. Xuất phát từ thực tế đó, Quý đã nghiên cứu và chế tạo ra thiết bị sensor đo mức bã lò hơi mới nhằm thay thế các sensor cũ đã hư hỏng từ các thiết bị sẵn có với giá thành rẻ và rất dễ thay thế.

Ông Nguyễn Sỹ Lương Phó Giám đốc Kỹ thuật của nhà máy cho biết: Công trình ứng dụng sáng tạo cải tiến sensor đo mức bã lò hơi của Nguyễn Anh Quý là ý tưởng hoàn toàn mới, tính sáng tạo cao và áp dụng hiệu quả vào thực tế. Sản phẩm tạo ra có độ bền cao, chi phí giá thành thấp vì vật liệu có thể tận dụng từ các chi tiết cũ bỏ đi từ nhà máy. Hiệu quả kinh tế của công trình sáng tạo này là độ chính xác cao đối với nguyên liệu đo là tro bã, bảo dưỡng dễ dàng với chi phí thấp.

Phòng điều hành hệ thống đo bã lò hơi

Theo tính toán của lãnh đạo Nhà máy đường Nghệ An - NaSu, tính từ thời gian vận hành thiết bị cải tiến sensor đo mức bã lò hơi từ 5/2009 đến nay đã trải qua 7 vụ ép, tiết kiệm cho nhà máy xấp xỉ gần 1.176.000.000 đồng tiền mua thiết bị cảm biến điện trở để thay thế.  Ngoài ra, khi thiết bị ổn định thì có thể giảm số lượng lao động vận hành.

Trao đổi với chúng tôi, Quý tâm sự: "Trong quá trình vận hành máy móc làm việc trong nhà máy, không chỉ có em mà các anh em khác cũng đã có nhiều ý tưởng cải tiến một số chi tiết trong hệ thống vận hành nhằm tăng năng suất mà tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, năng suất của hệ thống". Hiện nay, Quý và anh em trong Ban đã cải tiến và cho vận hành hệ thống khoang lật mía tự động. Trước đây, khi chưa có khoang lật mía tự động quá trình chuyển mía từ ô tô xuống dây chuyển nhiều lần bị ngưng trễ dẫn đến dây chuyển ép mía không có mía để ép, chạy không rất lãng phí. Quý và anh em trong Ban cùng bàn bạc và đưa ra ý tưởng để giúp cho hệ thống chuyển tải có thể chạy liện tục, tiết kiệm thời gian cũng như điện năng trong quá trình sản xuất bằng hệ thống tự nhận biết hết nguyên liệu có thể tự động lật khoang chứa mía. Tuy nhiên, công trình cải tiến này đang tiếp tục được Quý và anh em trong Ban hoàn thiện nhưng vấn đề còn lại như: Thước đo mức mía đặt trong các ô tô vận tại chuyển vào khoang…

Nói về việc gửi sản phẩm của mình tới tham dự cuộc thi Sáng tạo Khoa học và Công nghệ thanh niên 2016, Nguyễn Anh Quý cho biết: Sản phẩm đã được Công ty đưa vào sử dụng từ năm 2009 đến nay. Đầu năm 2016 thông qua kênh thông tin của Tỉnh đoàn, em mới biết đến cuộc thi và gửi sản phẩm tham dự. Việc được trao giải của cuộc thi cũng không có gì quá bất ngờ nhưng lại là nguồn động viên rất lớn cho em và cũng là cho toàn thể anh em trong Ban. Sắp tới đây, em sẽ tiếp tục hoàn thiện một sáng tạo mới tham dự cuộc thi Lao động sáng tạo của tỉnh.

 Lao động chính là sáng tạo. Trong chính điều kiện lao động, người lao động suy nghĩ, trăn trở và tìm ra những hạn chế, tồn tại trong quá trình lao động và đề xuất các ý tưởng cải tiến, sáng tạo nhằm tăng năng xuất, chất lượng chính là khởi nguồn của sự sáng tạo, của phát triển mà thanh niên luôn là lực lượng tiên phong./.

Hải Yến




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: LAO ĐỘNG LÀ SÁNG TẠO
Ngày xuất bản: Thứ hai - 14/11/2016 20:25
Nội dung:

Trong lao động, nhiều ý tưởng về sáng chế, cải tiến máy móc nhằm tăng năng suất và tiết kiệm chi phí được nảy sinh nhưng việc biến những ý tưởng đó thành các sản phẩm cụ thể lại đòi hỏi niềm đam mê và sự động viên của lãnh đạo doanh nghiệp - đó là tâm sự của anh Nguyễn Anh Quý -  Công ty Mía đường Nghệ An - Na Su, người đã đạt giải Ba trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học và Công nghệ thanh niên Nghệ An năm 2016.

Chàng trai sinh năm 1983 này đã gắn bó với Công ty Mía đường Nghệ An - Na Su ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Kỹ thuật Vinh. Trong suốt thời gian làm việc tại bộ phận Tự động hoá, gắn bó với các thiết bị, với công việc vận hành hệ thống Quý thân thuộc với mỗi chi tiết trong hệ thống máy móc trong nhà máy. Chính từ trong quá trình làm việc, khi xử lý máy hỏng, chi tiết bị lỗi hay những trục trặc kỹ thuật đã làm cho Quý trăn trở với những ý tưởng cải tiến các chi tiết giúp nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời tiết kiệm chi phí sữa chữa, thay thế thiết bị. Tuy nhiên, do chưa đủ mạnh dạn cũng như quan điểm của ban lãnh đạo Công ty nên nhiều ý tưởng về cải tiến kỹ thuật máy móc của anh không có cơ hội để trình bày cũng như thực hiện.

Nguyễn Anh Quý bên hệ thống đo bã lò hơi

Năm 2009, sau khi cân nhắc và tính toán rất kỹ, Nguyễn Anh Quý mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình lên lãnh đạo Công ty, đó là ý tưởng về cải tiến sensor đo mức bã lò hơi. Được sự tạo điều kiện của lãnh đạo Công ty, Giám đốc Kỹ thuật và anh em trong Ban, Quý đã hiện thực hoá ý tưởng của mình. Hệ thống sensor đo mức bã lò hơi là công nghệ dây chuyền tiên tiến được nhập của Đức rất hiện đại. Do quá trình vận hành đã xảy ra một số hư hỏng một số bộ phận. Để thay mới những thiết bị này rất khó vì phải nhập riêng rẽ từng chi tiết từ nước ngoài, giá thành cao (7.000.000 đồng/1 sensor). Hơn nữa loại sensor này lắp đặt phức tạp, không dễ thay thế trong khi dây chuyền đang hoạt động. Xuất phát từ thực tế đó, Quý đã nghiên cứu và chế tạo ra thiết bị sensor đo mức bã lò hơi mới nhằm thay thế các sensor cũ đã hư hỏng từ các thiết bị sẵn có với giá thành rẻ và rất dễ thay thế.

Ông Nguyễn Sỹ Lương Phó Giám đốc Kỹ thuật của nhà máy cho biết: Công trình ứng dụng sáng tạo cải tiến sensor đo mức bã lò hơi của Nguyễn Anh Quý là ý tưởng hoàn toàn mới, tính sáng tạo cao và áp dụng hiệu quả vào thực tế. Sản phẩm tạo ra có độ bền cao, chi phí giá thành thấp vì vật liệu có thể tận dụng từ các chi tiết cũ bỏ đi từ nhà máy. Hiệu quả kinh tế của công trình sáng tạo này là độ chính xác cao đối với nguyên liệu đo là tro bã, bảo dưỡng dễ dàng với chi phí thấp.

Phòng điều hành hệ thống đo bã lò hơi

Theo tính toán của lãnh đạo Nhà máy đường Nghệ An - NaSu, tính từ thời gian vận hành thiết bị cải tiến sensor đo mức bã lò hơi từ 5/2009 đến nay đã trải qua 7 vụ ép, tiết kiệm cho nhà máy xấp xỉ gần 1.176.000.000 đồng tiền mua thiết bị cảm biến điện trở để thay thế.  Ngoài ra, khi thiết bị ổn định thì có thể giảm số lượng lao động vận hành.

Trao đổi với chúng tôi, Quý tâm sự: "Trong quá trình vận hành máy móc làm việc trong nhà máy, không chỉ có em mà các anh em khác cũng đã có nhiều ý tưởng cải tiến một số chi tiết trong hệ thống vận hành nhằm tăng năng suất mà tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, năng suất của hệ thống". Hiện nay, Quý và anh em trong Ban đã cải tiến và cho vận hành hệ thống khoang lật mía tự động. Trước đây, khi chưa có khoang lật mía tự động quá trình chuyển mía từ ô tô xuống dây chuyển nhiều lần bị ngưng trễ dẫn đến dây chuyển ép mía không có mía để ép, chạy không rất lãng phí. Quý và anh em trong Ban cùng bàn bạc và đưa ra ý tưởng để giúp cho hệ thống chuyển tải có thể chạy liện tục, tiết kiệm thời gian cũng như điện năng trong quá trình sản xuất bằng hệ thống tự nhận biết hết nguyên liệu có thể tự động lật khoang chứa mía. Tuy nhiên, công trình cải tiến này đang tiếp tục được Quý và anh em trong Ban hoàn thiện nhưng vấn đề còn lại như: Thước đo mức mía đặt trong các ô tô vận tại chuyển vào khoang…

Nói về việc gửi sản phẩm của mình tới tham dự cuộc thi Sáng tạo Khoa học và Công nghệ thanh niên 2016, Nguyễn Anh Quý cho biết: Sản phẩm đã được Công ty đưa vào sử dụng từ năm 2009 đến nay. Đầu năm 2016 thông qua kênh thông tin của Tỉnh đoàn, em mới biết đến cuộc thi và gửi sản phẩm tham dự. Việc được trao giải của cuộc thi cũng không có gì quá bất ngờ nhưng lại là nguồn động viên rất lớn cho em và cũng là cho toàn thể anh em trong Ban. Sắp tới đây, em sẽ tiếp tục hoàn thiện một sáng tạo mới tham dự cuộc thi Lao động sáng tạo của tỉnh.

 Lao động chính là sáng tạo. Trong chính điều kiện lao động, người lao động suy nghĩ, trăn trở và tìm ra những hạn chế, tồn tại trong quá trình lao động và đề xuất các ý tưởng cải tiến, sáng tạo nhằm tăng năng xuất, chất lượng chính là khởi nguồn của sự sáng tạo, của phát triển mà thanh niên luôn là lực lượng tiên phong./.

Hải Yến




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây