HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nạn hàng nhái, hàng giả tại Nghệ An: Khó xử lý triệt để
Nội dung:

Khắp các chợ dân sinh trên địa bàn Nghệ An, hàng giả, hàng nhái các thương hiệu uy tín và nổi tiếng diễn ra phổ biến và ngày càng phức tạp. Tình trạng sao chép nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã... đã xâm phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ, ảnh hưởng lớn tới sản xuất của các doanh nghiệp, nhất là sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng…

Hàng "hiệu" giá bình dân

Dạo quanh vòng chợ Vinh- khu vực tập trung đông hàng hóa cho khu vực Bắc Trung bộ, mọi người có thể thấy nhan nhản hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng từ giày dép, quần áo, đồng hồ, túi xách, kính mắt như: Lacoste, Louis Vuitton, Gucci... đến các loại mỹ phẩm và các mặt hàng như dầu gội, xà phòng, mì chính, bánh kẹo, nước uống,… Hầu hết các ki-ốt tạp hóa bày bán song song hai mặt hàng thật - nhái với mức giá chênh nhau khá xa.

Ngay như phía ngoài trung tâm thương mại Phủ Diễn (Diễn Châu), các cửa hàng thời trang đề biển bán áo quần hàng hiệu nổi tiếng thế giới như: Lacoste, Louis Vuitton, Gucci, Giovani… nhưng giá niêm yết chỉ từ 150.000 đồng - 420.000 đồng. Khi thắc mắc sao hàng hiệu mà giá lại "mềm" vậy, nhân viên cửa hàng cho biết, đây chỉ là hàng nhái nhãn hiệu chứ không phải hàng thật. Cùng một chiếc áo, quần đó song nếu là hàng thật thì giá lên đến tiền triệu, thậm chí hàng chục triệu. "Nhiều người ưa hàng nhái nhãn hiệu vì mẫu mã đẹp, giá rẻ lại gắn mác thương hiệu nổi tiếng" - một tiểu thương kinh doanh tại chợ Phủ Diễn thừa nhận.

Không chỉ làm giả các mặt hàng của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, các đối tượng còn làm giả các mặt hàng tiêu thụ tốt do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Nhóm mặt hàng được tập trung làm giả, làm nhái chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu như: Nước mắm, bột ngọt, bột giặt, dầu gội, sữa tắm, bánh kẹo… với thủ đoạn đặt nhãn hàng hóa có tên gọi gần giống với nhãn hàng của những thương hiệu uy tín để gây sự nhầm lẫn với người tiêu dùng.

Khó xử lý triệt để

Trao đổi với ông Võ Đình Thiều - Phó đội trưởng Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phụ trách địa bàn 2 huyện Yên Thành và Diễn Châu - cho biết, hiện các loại hàng giả, hàng nhái là quần áo, giày dép, mỹ phẩm, kính đeo, túi xách… có mặt khá nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, rất khó xử lý triệt để bởi theo quy định, để xử phạt thì phải có đơn tố cáo của chủ thể quyền, tức đại diện các thương hiệu thời trang lớn cần có đơn gửi đến kèm theo các hồ sơ chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ để ngành chức năng đối chiếu, có cơ sở xử lý. Hiện tại, chúng tôi cùng Ban chỉ đạo 389 của huyện tập trung tuyên truyền, yêu cầu chủ quầy hàng bán các loại thời trang ở chợ, siêu thị, trung tâm thương mại phải cam kết bán hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có niêm yết giá, đặc biệt là không bán hàng nhái, hàng giả. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý khi có đủ các chứng cứ quy định.

Đại diện Cục QLTT Nghệ An dự báo, tình hình hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Nguyên do là buôn bán hàng giả có lợi nhuận cao, dễ tiêu thụ. Để ngăn chặn tình trạng này, lực lượng QLTT sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra các điểm nóng, nhất là các chợ truyền thống, các bến bãi, kho hàng, trung tâm thương mại, siêu thị… nhằm có phương án xử lý. Đồng thời, phối hợp với cơ quan chức năng của các địa phương để truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

 

Hoàng Trinh

 

 




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Nạn hàng nhái, hàng giả tại Nghệ An: Khó xử lý triệt để
Ngày xuất bản: Thứ sáu - 29/05/2020 21:28
Nội dung:

Khắp các chợ dân sinh trên địa bàn Nghệ An, hàng giả, hàng nhái các thương hiệu uy tín và nổi tiếng diễn ra phổ biến và ngày càng phức tạp. Tình trạng sao chép nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã... đã xâm phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ, ảnh hưởng lớn tới sản xuất của các doanh nghiệp, nhất là sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng…

Hàng "hiệu" giá bình dân

Dạo quanh vòng chợ Vinh- khu vực tập trung đông hàng hóa cho khu vực Bắc Trung bộ, mọi người có thể thấy nhan nhản hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng từ giày dép, quần áo, đồng hồ, túi xách, kính mắt như: Lacoste, Louis Vuitton, Gucci... đến các loại mỹ phẩm và các mặt hàng như dầu gội, xà phòng, mì chính, bánh kẹo, nước uống,… Hầu hết các ki-ốt tạp hóa bày bán song song hai mặt hàng thật - nhái với mức giá chênh nhau khá xa.

Ngay như phía ngoài trung tâm thương mại Phủ Diễn (Diễn Châu), các cửa hàng thời trang đề biển bán áo quần hàng hiệu nổi tiếng thế giới như: Lacoste, Louis Vuitton, Gucci, Giovani… nhưng giá niêm yết chỉ từ 150.000 đồng - 420.000 đồng. Khi thắc mắc sao hàng hiệu mà giá lại "mềm" vậy, nhân viên cửa hàng cho biết, đây chỉ là hàng nhái nhãn hiệu chứ không phải hàng thật. Cùng một chiếc áo, quần đó song nếu là hàng thật thì giá lên đến tiền triệu, thậm chí hàng chục triệu. "Nhiều người ưa hàng nhái nhãn hiệu vì mẫu mã đẹp, giá rẻ lại gắn mác thương hiệu nổi tiếng" - một tiểu thương kinh doanh tại chợ Phủ Diễn thừa nhận.

Không chỉ làm giả các mặt hàng của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, các đối tượng còn làm giả các mặt hàng tiêu thụ tốt do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Nhóm mặt hàng được tập trung làm giả, làm nhái chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu như: Nước mắm, bột ngọt, bột giặt, dầu gội, sữa tắm, bánh kẹo… với thủ đoạn đặt nhãn hàng hóa có tên gọi gần giống với nhãn hàng của những thương hiệu uy tín để gây sự nhầm lẫn với người tiêu dùng.

Khó xử lý triệt để

Trao đổi với ông Võ Đình Thiều - Phó đội trưởng Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phụ trách địa bàn 2 huyện Yên Thành và Diễn Châu - cho biết, hiện các loại hàng giả, hàng nhái là quần áo, giày dép, mỹ phẩm, kính đeo, túi xách… có mặt khá nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, rất khó xử lý triệt để bởi theo quy định, để xử phạt thì phải có đơn tố cáo của chủ thể quyền, tức đại diện các thương hiệu thời trang lớn cần có đơn gửi đến kèm theo các hồ sơ chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ để ngành chức năng đối chiếu, có cơ sở xử lý. Hiện tại, chúng tôi cùng Ban chỉ đạo 389 của huyện tập trung tuyên truyền, yêu cầu chủ quầy hàng bán các loại thời trang ở chợ, siêu thị, trung tâm thương mại phải cam kết bán hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có niêm yết giá, đặc biệt là không bán hàng nhái, hàng giả. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý khi có đủ các chứng cứ quy định.

Đại diện Cục QLTT Nghệ An dự báo, tình hình hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Nguyên do là buôn bán hàng giả có lợi nhuận cao, dễ tiêu thụ. Để ngăn chặn tình trạng này, lực lượng QLTT sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra các điểm nóng, nhất là các chợ truyền thống, các bến bãi, kho hàng, trung tâm thương mại, siêu thị… nhằm có phương án xử lý. Đồng thời, phối hợp với cơ quan chức năng của các địa phương để truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

 

Hoàng Trinh

 

 




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây