HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Thanh Chương: Vùng 'đất khổ' phất lên nhờ nghề ươm cây giống
Nội dung:
Tận dụng được tiềm năng, lợi thế, mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, vùng “đất khổ” ở xã Thanh Mỹ (Thanh Chương) đã thật sự đổi đời nhờ nghề ươm cây giống. 
Nằm hai bên tuyến đường Hồ Chí Minh, xóm Mỹ Lâm, xã Thanh Mỹ có nhiều điều kiện thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nghề ươm cây giống. Ở đây, những vườn ươm nối dài được định danh bằng những tấm biển quảng cáo đã tạo nên khu “phố vườn ươm” xanh mướt, nhộn nhịp. Theo người dân địa phương, nghề ươm keo đã xuất hiện ở Mỹ Lâm gần 15 năm nay. Lúc đầu chỉ có 1 vài gia đình theo nghề, nay cả xóm có khoảng 160 hộ dân làm nghề ươm keo.
Để ươm được cây keo phải qua nhiều công đoạn, như làm đất, cắt cành, vào bầu, phun tưới, đảo cây... Muốn làm nghề, các gia đình phải có quỹ đất để trồng cây mẹ, ươm cành, hệ thống phun tưới (giếng, máy bơm, bồn nước, giàn béc), ngoài ra, cần phải có kinh nghiệm, kỹ thuật... Người dân xóm Mỹ Lâm chủ yếu ươm các loại cây keo để trồng rừng và áp dụng kỹ thuật ươm cành. Theo bà con, cách làm này giúp cây giống phát triển nhanh, lợi gỗ, ít bị đổ gãy khi mưa bão.
Vườn cây mẹ được chăm sóc tốt thì cành mới đảm bảo chất lượng. Trung bình mỗi vườn cây mẹ cho cắt cành khoảng 3 - 4 năm sẽ phải trồng lại. Việc chọn cành và cắt cành đúng kỹ thuật là yếu tố quan trọng trong việc ươm cây giống tốt. 
Thời gian qua, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng hệ thống phun tưới tự động, mua thêm máy bơm, máy làm đất... Một số hộ trong xóm đã thuê đất ở các địa phương lân cận, mở rộng quy mô vườn ươm. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, những hộ dân đi đầu trong nghề ươm cây giống ở Mỹ Lâm đã triển khai xây dựng nhà giàn. Anh Lê Văn Thành là chủ một cơ sở ươm cây giống tại đây cho biết: “Những năm 2008 - 2009, trong quá trình đi về Bình Định, bố tôi tình cờ biết đến nghề ươm keo. Nhận thấy đây là một nghề mới nhiều tiềm năng có thể đem lại lợi ích cho gia đình và quê hương, ông đã quyết định đưa chúng tôi vào học”. Hiện 5 anh em trong gia đình anh Thành đều theo nghề ươm keo. Riêng gia đình anh mỗi năm cung cấp cho thị trường từ hàng chục vạn đến cả trăm vạn cây keo giống. 
Anh Lê Chấn Tài (28 tuổi), một thanh niên theo nghề ươm cây trong xóm chia sẻ: “Nghề ươm cây tuy không nặng nhọc, nhưng đòi hỏi cẩn thận, khéo léo, chuyên cần. Trung bình, mỗi năm gia đình tôi vào bầu khoảng 10 lứa, mỗi lứa từ 15 - 20 vạn cây. Tỷ lệ sống của cây phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nắng nhiều, cây giống phát triển tốt, có thể đạt 80 – 90%”. Theo anh Tài, với giá bán hiện tại (600 – 700 đồng/cây), mỗi lứa ươm keo thắng lợi có thể đem lại cho gia đình anh từ 20 – 40 triệu đồng. Những gia đình có vườn ươm lớn, nếu được giá có thể thu về cả trăm triệu đồng.
Không chỉ đem lại thu nhập ổn định cho các hộ dân, nghề ươm cây giống còn tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động ở địa phương với mức thu nhập từ 3 – 6 triệu đồng/người/tháng.
Các vườn ươm ở đây hoạt động quanh năm, hết vào bầu, giâm cành, đảo cây, lại bón phân, phun tưới. Tận dụng nhiều kênh bán hàng khác nhau (trực tiếp, qua mạng xã hội…), những lứa keo giống của xóm Mỹ Lâm nối tiếp nhau xuất vườn tỏa đi khắp các địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn như Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hòa Bình, Quảng Trị.
Nhờ nghề ươm cây giống, vùng “đất khổ” heo hút, đói nghèo trước đây đã có diện mạo mới khang trang, không ít hộ đã phất lên. Cùng với việc xây dựng, kiến thiết nhà cửa, nhiều hộ đã mua sắm được xe hơi, xe tải… Hiện nay các hộ cũng đã quan tâm đến những tiến bộ trong kỹ thuật ươm giống và làm sao để có cây giống đạt chất lượng.
Sơn Tùng (TH)
 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Thanh Chương: Vùng 'đất khổ' phất lên nhờ nghề ươm cây giống
Ngày xuất bản: Chủ nhật - 26/02/2023 21:22
Nội dung:
Tận dụng được tiềm năng, lợi thế, mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, vùng “đất khổ” ở xã Thanh Mỹ (Thanh Chương) đã thật sự đổi đời nhờ nghề ươm cây giống. 
Nằm hai bên tuyến đường Hồ Chí Minh, xóm Mỹ Lâm, xã Thanh Mỹ có nhiều điều kiện thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nghề ươm cây giống. Ở đây, những vườn ươm nối dài được định danh bằng những tấm biển quảng cáo đã tạo nên khu “phố vườn ươm” xanh mướt, nhộn nhịp. Theo người dân địa phương, nghề ươm keo đã xuất hiện ở Mỹ Lâm gần 15 năm nay. Lúc đầu chỉ có 1 vài gia đình theo nghề, nay cả xóm có khoảng 160 hộ dân làm nghề ươm keo.
Để ươm được cây keo phải qua nhiều công đoạn, như làm đất, cắt cành, vào bầu, phun tưới, đảo cây... Muốn làm nghề, các gia đình phải có quỹ đất để trồng cây mẹ, ươm cành, hệ thống phun tưới (giếng, máy bơm, bồn nước, giàn béc), ngoài ra, cần phải có kinh nghiệm, kỹ thuật... Người dân xóm Mỹ Lâm chủ yếu ươm các loại cây keo để trồng rừng và áp dụng kỹ thuật ươm cành. Theo bà con, cách làm này giúp cây giống phát triển nhanh, lợi gỗ, ít bị đổ gãy khi mưa bão.
Vườn cây mẹ được chăm sóc tốt thì cành mới đảm bảo chất lượng. Trung bình mỗi vườn cây mẹ cho cắt cành khoảng 3 - 4 năm sẽ phải trồng lại. Việc chọn cành và cắt cành đúng kỹ thuật là yếu tố quan trọng trong việc ươm cây giống tốt. 
Thời gian qua, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng hệ thống phun tưới tự động, mua thêm máy bơm, máy làm đất... Một số hộ trong xóm đã thuê đất ở các địa phương lân cận, mở rộng quy mô vườn ươm. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, những hộ dân đi đầu trong nghề ươm cây giống ở Mỹ Lâm đã triển khai xây dựng nhà giàn. Anh Lê Văn Thành là chủ một cơ sở ươm cây giống tại đây cho biết: “Những năm 2008 - 2009, trong quá trình đi về Bình Định, bố tôi tình cờ biết đến nghề ươm keo. Nhận thấy đây là một nghề mới nhiều tiềm năng có thể đem lại lợi ích cho gia đình và quê hương, ông đã quyết định đưa chúng tôi vào học”. Hiện 5 anh em trong gia đình anh Thành đều theo nghề ươm keo. Riêng gia đình anh mỗi năm cung cấp cho thị trường từ hàng chục vạn đến cả trăm vạn cây keo giống. 
Anh Lê Chấn Tài (28 tuổi), một thanh niên theo nghề ươm cây trong xóm chia sẻ: “Nghề ươm cây tuy không nặng nhọc, nhưng đòi hỏi cẩn thận, khéo léo, chuyên cần. Trung bình, mỗi năm gia đình tôi vào bầu khoảng 10 lứa, mỗi lứa từ 15 - 20 vạn cây. Tỷ lệ sống của cây phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nắng nhiều, cây giống phát triển tốt, có thể đạt 80 – 90%”. Theo anh Tài, với giá bán hiện tại (600 – 700 đồng/cây), mỗi lứa ươm keo thắng lợi có thể đem lại cho gia đình anh từ 20 – 40 triệu đồng. Những gia đình có vườn ươm lớn, nếu được giá có thể thu về cả trăm triệu đồng.
Không chỉ đem lại thu nhập ổn định cho các hộ dân, nghề ươm cây giống còn tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động ở địa phương với mức thu nhập từ 3 – 6 triệu đồng/người/tháng.
Các vườn ươm ở đây hoạt động quanh năm, hết vào bầu, giâm cành, đảo cây, lại bón phân, phun tưới. Tận dụng nhiều kênh bán hàng khác nhau (trực tiếp, qua mạng xã hội…), những lứa keo giống của xóm Mỹ Lâm nối tiếp nhau xuất vườn tỏa đi khắp các địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn như Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hòa Bình, Quảng Trị.
Nhờ nghề ươm cây giống, vùng “đất khổ” heo hút, đói nghèo trước đây đã có diện mạo mới khang trang, không ít hộ đã phất lên. Cùng với việc xây dựng, kiến thiết nhà cửa, nhiều hộ đã mua sắm được xe hơi, xe tải… Hiện nay các hộ cũng đã quan tâm đến những tiến bộ trong kỹ thuật ươm giống và làm sao để có cây giống đạt chất lượng.
Sơn Tùng (TH)
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây