HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Nội dung:
Tốc độ tăng trường GDP toàn ngành nông nghiệp cả nước giai đoạn 2015-2020 ước đạt 2,71%/năm, cao hơn mức 2,41% của năm 2015; Tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản bình quân 5 năm 2015-2020 đạt 6,8%/năm, cao hơn mức tăng 6,6% của năm 2015; xuất khẩu NLTS trung bình giai đoạn 2016-2020 ước đạt 37,06 tỷ USD/năm, cao hơn nhiều so với mức đạt 30,45 tỷ USD của năm 2015; Thu nhập của cư dân nông thôn ước đạt 43 triệu đồng/người, gấp 1,92 lần so với năm 2015. Đến hết năm 2020 ước có trên 63% xã đạt chuẩn, cao hơn so với mức 17,5% năm 2015; số lượng doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp năm 2020 (ước có trên 13.000 doanh nghiệp) tăng trên 3 lần năm 2015…Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020 có mức tăng trưởng khá: Giá trị sản xuất (theo giá SS 2010) năm 2015 đạt 28.647 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 36.199 tỷ đồng.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế của ngành lâm nghiệp và thủy sản: Tỷ trọng giá trị gia tăng nông nghiệp thuần giảm từ 78,91% năm 2015, còn 76,99% năm 2020 (trong lĩnh vực nông nghiệp thuần có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ); tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm 8,24% năm 2015 và đạt 8,17% năm 2020; tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản tăng từ 12,85% năm 2015 và đạt 14,84% năm 2020. Nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ngành nông nghiệp quan tâm đến vấn đề sản xuất sản phẩm nông nghiệp có thể xuất khẩu.
Hầu hết các mặt hàng nông lâm, thủy sản đều tăng cả về số lượng và giá trị so với các lĩnh vực khác. Tuy vậy, sức cạnh tranh của nhóm sản phẩm nông lâm nghiệp, thủy sản vẫn chưa cao, hàng nông lâm thủy sản sơ chế vẫn chiếm tỷ lệ cao, nguồn nguyên liệu phân tán, một số nguyên liệu còn phải nhập từ tỉnh khác về, độ đồng nhất của nguyên liệu thấp ...
Giai đoạn 2015-2020 các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xuất bán sang thị trường nước ngoài trên 20 mặt hàng, nhóm mặt hàng các loại. Tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng đều qua các năm trong năm 2015 đạt 226 triệu USD, năm 2019 đạt 319 triệu USD và năm 2020 đạt 261 triệu USD. Năm 2020 do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên kim ngạch xuất khẩu của ngành giảm. Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm, thủy sản giai đoạn 2015-2020 đạt 2,9%/năm, một số mặt hàng nông, lâm thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn.

Năm 2020 sản phẩm gỗ và dăm gỗ đạt 143,9 triệu USD, bình quân giai đoạn 2015-2020 tăng trưởng đạt 1,46%/năm và đóng góg tỷ trọng 49,46% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản. Dăm gỗ vẫn là mặt hàng xuất khẩu luôn giữ vị trí hàng đầu trong những năm qua. Thị trường xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ (ván sàn, gỗ xẻ sơ chế, gỗ tròn tái xuất) xuất sang thị trường các nước, như: Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Ai Cập và Ấn Độ, còn dăm gỗ chủ yếu vẫn là Trung Quốc.
Đến năm 2020 sản phẩm hoa quả tươi và các sản phẩm chế biến từ hoa quả chỉ đạt 42,8 triệu USD. Giai đoạn 2015-2020 tốc độ tăng trưởng đạt 42,12%/năm và đóng góp 27,79% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm, thủy sản. Đối với hoa quả tươi là mặt hàng mới được xuất khẩu từ năm 2017, cùng với các sản phẩm chế biến từ hoa quả đã đưa mặt hàng này nhanh chóng chiếm đứng thứ hai. Thị trường xuất khẩu chính Trung Quốc, Hà Lan.
Năm 2020 sản phẩm sắn và tinh bột sắn đạt 19 triệu USD, giai đoạn 2015-2020 tốc độ tăng trưởng giảm và đóng góp 9,79% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm, thủy sản. Thị trường xuất khẩu 9 nước, gồm: Trung Quốc, Ả Rập, Malaysia, Ấn Độ,  Gambia, Fiji, Senegan, Li Băng và Srilance.
Sản phẩm thủy hải sản năm 2020 đạt 28,1 triệu USD; giai đoạn 2015-2020 tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 12,08%/năm và đóng góp 7,34% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm, thủy sản. Thị trường xuất khẩu, gồm: Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc và Srilanca. Trong đó mặt hàng tôm được xuất khẩu chủ yếu thông qua các doanh nghiệp ngoài tỉnh chiếm khoảng 80% sản lượng tôm nuôi hàng năm.

Năm 2020 xuất khẩu chè đạt 4,67 triệu USD; giai đoạn 2015-2020 tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giảm và đóng góp 2,49% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm, thủy sản. Thị trường xuất khẩu chủ yếu như: Apghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Anh, Ba Lan.
Ngoài ra còn nhiều mặt hàng khác như: Gạo, lạc nhân, đường kính, bơ sữa, gừng, tỏi khô ... cũng đã xuất sang các nước trong khu vực.
Trong giai đoạn tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nhà nói riêng sẽ tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ chính: cơ cấu theo 3 trục sản phẩm chủ lực; cơ cấu lại sản xuất theo từng lĩnh vực và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo vùng nhằm đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững giữa các địa phương, khai thác lợi thế, tiềm năng của mỗi vùng và từng địa phương hướng tới phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn theo chuỗi giá trị, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt trên trường quốc tế./.
 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Ngày xuất bản: Thứ tư - 31/03/2021 22:36
Nội dung:
Tốc độ tăng trường GDP toàn ngành nông nghiệp cả nước giai đoạn 2015-2020 ước đạt 2,71%/năm, cao hơn mức 2,41% của năm 2015; Tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản bình quân 5 năm 2015-2020 đạt 6,8%/năm, cao hơn mức tăng 6,6% của năm 2015; xuất khẩu NLTS trung bình giai đoạn 2016-2020 ước đạt 37,06 tỷ USD/năm, cao hơn nhiều so với mức đạt 30,45 tỷ USD của năm 2015; Thu nhập của cư dân nông thôn ước đạt 43 triệu đồng/người, gấp 1,92 lần so với năm 2015. Đến hết năm 2020 ước có trên 63% xã đạt chuẩn, cao hơn so với mức 17,5% năm 2015; số lượng doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp năm 2020 (ước có trên 13.000 doanh nghiệp) tăng trên 3 lần năm 2015…Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020 có mức tăng trưởng khá: Giá trị sản xuất (theo giá SS 2010) năm 2015 đạt 28.647 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 36.199 tỷ đồng.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế của ngành lâm nghiệp và thủy sản: Tỷ trọng giá trị gia tăng nông nghiệp thuần giảm từ 78,91% năm 2015, còn 76,99% năm 2020 (trong lĩnh vực nông nghiệp thuần có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ); tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm 8,24% năm 2015 và đạt 8,17% năm 2020; tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản tăng từ 12,85% năm 2015 và đạt 14,84% năm 2020. Nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ngành nông nghiệp quan tâm đến vấn đề sản xuất sản phẩm nông nghiệp có thể xuất khẩu.
Hầu hết các mặt hàng nông lâm, thủy sản đều tăng cả về số lượng và giá trị so với các lĩnh vực khác. Tuy vậy, sức cạnh tranh của nhóm sản phẩm nông lâm nghiệp, thủy sản vẫn chưa cao, hàng nông lâm thủy sản sơ chế vẫn chiếm tỷ lệ cao, nguồn nguyên liệu phân tán, một số nguyên liệu còn phải nhập từ tỉnh khác về, độ đồng nhất của nguyên liệu thấp ...
Giai đoạn 2015-2020 các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xuất bán sang thị trường nước ngoài trên 20 mặt hàng, nhóm mặt hàng các loại. Tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng đều qua các năm trong năm 2015 đạt 226 triệu USD, năm 2019 đạt 319 triệu USD và năm 2020 đạt 261 triệu USD. Năm 2020 do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên kim ngạch xuất khẩu của ngành giảm. Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm, thủy sản giai đoạn 2015-2020 đạt 2,9%/năm, một số mặt hàng nông, lâm thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn.

Năm 2020 sản phẩm gỗ và dăm gỗ đạt 143,9 triệu USD, bình quân giai đoạn 2015-2020 tăng trưởng đạt 1,46%/năm và đóng góg tỷ trọng 49,46% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản. Dăm gỗ vẫn là mặt hàng xuất khẩu luôn giữ vị trí hàng đầu trong những năm qua. Thị trường xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ (ván sàn, gỗ xẻ sơ chế, gỗ tròn tái xuất) xuất sang thị trường các nước, như: Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Ai Cập và Ấn Độ, còn dăm gỗ chủ yếu vẫn là Trung Quốc.
Đến năm 2020 sản phẩm hoa quả tươi và các sản phẩm chế biến từ hoa quả chỉ đạt 42,8 triệu USD. Giai đoạn 2015-2020 tốc độ tăng trưởng đạt 42,12%/năm và đóng góp 27,79% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm, thủy sản. Đối với hoa quả tươi là mặt hàng mới được xuất khẩu từ năm 2017, cùng với các sản phẩm chế biến từ hoa quả đã đưa mặt hàng này nhanh chóng chiếm đứng thứ hai. Thị trường xuất khẩu chính Trung Quốc, Hà Lan.
Năm 2020 sản phẩm sắn và tinh bột sắn đạt 19 triệu USD, giai đoạn 2015-2020 tốc độ tăng trưởng giảm và đóng góp 9,79% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm, thủy sản. Thị trường xuất khẩu 9 nước, gồm: Trung Quốc, Ả Rập, Malaysia, Ấn Độ,  Gambia, Fiji, Senegan, Li Băng và Srilance.
Sản phẩm thủy hải sản năm 2020 đạt 28,1 triệu USD; giai đoạn 2015-2020 tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 12,08%/năm và đóng góp 7,34% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm, thủy sản. Thị trường xuất khẩu, gồm: Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc và Srilanca. Trong đó mặt hàng tôm được xuất khẩu chủ yếu thông qua các doanh nghiệp ngoài tỉnh chiếm khoảng 80% sản lượng tôm nuôi hàng năm.

Năm 2020 xuất khẩu chè đạt 4,67 triệu USD; giai đoạn 2015-2020 tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giảm và đóng góp 2,49% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm, thủy sản. Thị trường xuất khẩu chủ yếu như: Apghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Anh, Ba Lan.
Ngoài ra còn nhiều mặt hàng khác như: Gạo, lạc nhân, đường kính, bơ sữa, gừng, tỏi khô ... cũng đã xuất sang các nước trong khu vực.
Trong giai đoạn tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nhà nói riêng sẽ tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ chính: cơ cấu theo 3 trục sản phẩm chủ lực; cơ cấu lại sản xuất theo từng lĩnh vực và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo vùng nhằm đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững giữa các địa phương, khai thác lợi thế, tiềm năng của mỗi vùng và từng địa phương hướng tới phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn theo chuỗi giá trị, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt trên trường quốc tế./.
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây