HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Giảng viên nghiên cứu gel phục hồi tổn thương da từ lá tre
Nội dung:

Sử dụng công nghệ xuyên qua da (skin penetration) và dịch chiết từ lá tre, thạc sĩ Trần Chí Thành (TP HCM) phát triển gel làm lành da sau 10 ngày.

Công nghệ được thạc sĩ Thành, giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Y dược TP HCM nghiên cứu từ năm 2015 khi phát hiện trong lá tre có nhiều hoạt chất quý như: alkaloids, phenolics, strerols, lignins, tinh dầu... công dụng chống oxy hóa, giảm viêm, giảm hấp thụ UV, giảm quá trình melanine hóa da, làm lành tổn thương.

Lá tre được rửa sạch, phơi khô, nghiền nhỏ rồi dùng dung môi gồm nước cất và ethanol để chiết các hoạt chất, sau đó ủ lạnh 4 độ C trong 10 ngày, lọc lấy dịch chiết.

Các hoạt chất trong dịch chiết lá tre là chất tan trong dầu nên thạc sĩ Thành dùng các loại dầu dừa, gấc, oliu, nghệ và cho thêm nhũ tương cùng với chất mang háo nước đem ủ ở nhiệt độ thường trong một tháng rồi lọc, tách lấy lớp dung dịch có dầu. Hỗn hợp dung dịch dầu này trộn với dịch chiết lá tre và vaselin hòa tan ở nhiệt độ 50 độ C thu được gel trị viêm da thành phẩm, hàm lượng dịch chiết lá tre chiếm 50%.

 
Bệnh nhân viêm da sau 3 ngày sử dụng sản phẩm da mặt trở về trạng thái ban đầu. Ảnh: NVCC

Bệnh nhân viêm da sau 3 ngày sử dụng sản phẩm da mặt trở về trạng thái ban đầu. Ảnh: NVCC

Điểm khác biệt ở sản phẩm này là tác giả đã nghiên cứu công nghệ xuyên qua da sử dụng chất mang và nhũ tương siêu háo nước gắn lên hỗn hợp dịch chiết với dầu. Với đặc tính háo nước, khi nhũ tương này đi xuyên qua da trong 10 giây để tìm nước trong da. Khi sử dụng chất mang, hỗn hợp các hoạt chất có trong dịch chiết sẽ thấm vào da dù cho khối lượng phân tử lớn mà vẫn giữ được các dược tính của nó. Các hoạt chất sẽ nhanh chóng tác động đến các tế bào bên trong cơ thể giúp quá trình lành da nhanh hơn.

Chị Phạm Như Minh, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM từng sử dụng sản phẩm để bôi da cho con gái 10 tuổi. Chị kể, da mặt bé ửng đỏ hai bên má, sau đó lan rộng và có dấu hiệu sưng, khô rát gây ngứa rất khó chịu. Khám bác sĩ kết luận bé bị viêm da cơ địa. Sử dụng gel bôi chiết xuất từ lá tre khoảng 2 giờ, da mặt bé hết rát, không còn cảm giác ngứa và khỏi hoàn toàn sau hơn 1 tháng sử dụng.

Sản phẩm gel được Sở Y tế Long An công bố đạt các tiêu chuẩn của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN lưu hành trên thị trường dưới dạng mỹ phẩm. Để sản phẩm đến gần với người dân hơn, thạc sĩ Thành mong muốn có các đơn vị đầu tư để giảm giá thành sản xuất. Hiện chi phí và giá bán ra thị trường khoảng 2 triệu đồng cho hũ 50 g.

 
Hộp gel trị các bệnh lý tổn thương da từ chiết xuất lá tre. Ảnh: NVCC

Hộp gel có các thành phần chiết xuất từ lá tre. Ảnh: NVCC

Theo TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Viện phó Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng, việc tách chiết các chất trong lá tre có chức năng kháng khuẩn, kháng vi sinh vật không phải là nghiên cứu mới. Tuy nhiên, tác giả đã đầu tư nghiên cứu công nghệ để các hoạt chất thấm nhanh vào tổ chức da nên sau khi sử dụng không bị dính vào quần áo như các sản phẩm kem bôi khác.

TS Hương cho biết, nếu đi theo hướng mỹ phẩm thì không cần thử nghiệm sản phẩm trên động vật hay người, nhưng ở dạng thuốc cần theo quy định của Bộ Y tế về thử nghiệm lâm sàng để đánh giá tác dụng so với các sản phẩm hiện hành. "Đây là quá trình dài và nhóm cần sự hỗ trợ của các đơn vị nghiên cứu, bệnh viện để thử nghiệm vì sản phẩm đã có hiệu quả bước đầu", TS Hương nói.

Hà An




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Giảng viên nghiên cứu gel phục hồi tổn thương da từ lá tre
Ngày xuất bản: Thứ ba - 30/08/2022 22:03
Nội dung:

Sử dụng công nghệ xuyên qua da (skin penetration) và dịch chiết từ lá tre, thạc sĩ Trần Chí Thành (TP HCM) phát triển gel làm lành da sau 10 ngày.

Công nghệ được thạc sĩ Thành, giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Y dược TP HCM nghiên cứu từ năm 2015 khi phát hiện trong lá tre có nhiều hoạt chất quý như: alkaloids, phenolics, strerols, lignins, tinh dầu... công dụng chống oxy hóa, giảm viêm, giảm hấp thụ UV, giảm quá trình melanine hóa da, làm lành tổn thương.

Lá tre được rửa sạch, phơi khô, nghiền nhỏ rồi dùng dung môi gồm nước cất và ethanol để chiết các hoạt chất, sau đó ủ lạnh 4 độ C trong 10 ngày, lọc lấy dịch chiết.

Các hoạt chất trong dịch chiết lá tre là chất tan trong dầu nên thạc sĩ Thành dùng các loại dầu dừa, gấc, oliu, nghệ và cho thêm nhũ tương cùng với chất mang háo nước đem ủ ở nhiệt độ thường trong một tháng rồi lọc, tách lấy lớp dung dịch có dầu. Hỗn hợp dung dịch dầu này trộn với dịch chiết lá tre và vaselin hòa tan ở nhiệt độ 50 độ C thu được gel trị viêm da thành phẩm, hàm lượng dịch chiết lá tre chiếm 50%.

 
Bệnh nhân viêm da sau 3 ngày sử dụng sản phẩm da mặt trở về trạng thái ban đầu. Ảnh: NVCC

Bệnh nhân viêm da sau 3 ngày sử dụng sản phẩm da mặt trở về trạng thái ban đầu. Ảnh: NVCC

Điểm khác biệt ở sản phẩm này là tác giả đã nghiên cứu công nghệ xuyên qua da sử dụng chất mang và nhũ tương siêu háo nước gắn lên hỗn hợp dịch chiết với dầu. Với đặc tính háo nước, khi nhũ tương này đi xuyên qua da trong 10 giây để tìm nước trong da. Khi sử dụng chất mang, hỗn hợp các hoạt chất có trong dịch chiết sẽ thấm vào da dù cho khối lượng phân tử lớn mà vẫn giữ được các dược tính của nó. Các hoạt chất sẽ nhanh chóng tác động đến các tế bào bên trong cơ thể giúp quá trình lành da nhanh hơn.

Chị Phạm Như Minh, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM từng sử dụng sản phẩm để bôi da cho con gái 10 tuổi. Chị kể, da mặt bé ửng đỏ hai bên má, sau đó lan rộng và có dấu hiệu sưng, khô rát gây ngứa rất khó chịu. Khám bác sĩ kết luận bé bị viêm da cơ địa. Sử dụng gel bôi chiết xuất từ lá tre khoảng 2 giờ, da mặt bé hết rát, không còn cảm giác ngứa và khỏi hoàn toàn sau hơn 1 tháng sử dụng.

Sản phẩm gel được Sở Y tế Long An công bố đạt các tiêu chuẩn của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN lưu hành trên thị trường dưới dạng mỹ phẩm. Để sản phẩm đến gần với người dân hơn, thạc sĩ Thành mong muốn có các đơn vị đầu tư để giảm giá thành sản xuất. Hiện chi phí và giá bán ra thị trường khoảng 2 triệu đồng cho hũ 50 g.

 
Hộp gel trị các bệnh lý tổn thương da từ chiết xuất lá tre. Ảnh: NVCC

Hộp gel có các thành phần chiết xuất từ lá tre. Ảnh: NVCC

Theo TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hương, Viện phó Viện nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng, việc tách chiết các chất trong lá tre có chức năng kháng khuẩn, kháng vi sinh vật không phải là nghiên cứu mới. Tuy nhiên, tác giả đã đầu tư nghiên cứu công nghệ để các hoạt chất thấm nhanh vào tổ chức da nên sau khi sử dụng không bị dính vào quần áo như các sản phẩm kem bôi khác.

TS Hương cho biết, nếu đi theo hướng mỹ phẩm thì không cần thử nghiệm sản phẩm trên động vật hay người, nhưng ở dạng thuốc cần theo quy định của Bộ Y tế về thử nghiệm lâm sàng để đánh giá tác dụng so với các sản phẩm hiện hành. "Đây là quá trình dài và nhóm cần sự hỗ trợ của các đơn vị nghiên cứu, bệnh viện để thử nghiệm vì sản phẩm đã có hiệu quả bước đầu", TS Hương nói.

Hà An




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây