HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới
Nội dung:
Theo thống kê của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam từ năm 2015 đến nay nhu cầu sử dụng gỗ để chế biến ngày càng gia tăng, chỉ tính riêng lượng gỗ tròn năm 2015 đã sử dụng 32,300 triệu m3, năm 2016 là 34,126 triệu m3, năm 2017 là 38,423 triệu m3 và năm 2018 là 41,718 triệu m3. Tuy nhiên, lượng gỗ khai thác trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sản xuất, chủ yếu là gỗ keo, bạch đàn, mỡ và cao su. Còn lại vẫn phải nhập khẩu một lượng gỗ khá lớn từ nước ngoài, chỉ tính riêng gỗ tròn đã nhập năm 2015 là 8,282 triệu m3, năm 2016 là 7,289 triệu m3, năm 2017 là 8,468 triệu m3 và năm 2018 là 9,725 triệu m3 (Nguyễn Tôn Quyền, 2019). Hơn nữa, thị trường xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam ngày càng mở rộng, năm 2005 sản phẩm đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang được 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng 2018 sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 quốc gia và vùng lãnh thổ (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2019). Như vậy, nhu cầu sử dụng gỗ lớn để chế biến đồ mộc sử dụng trong nước và xuất khẩu hiện tại cũng như tương lai là rất lớn.


Nhằm xác định được giống và hệ thống các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng gỗ lớn các giống Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm đã được công nhận trên đất trồng mới để áp dụng vào thực tiễn sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành, nhóm nghiên cứu Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam do PGS. TS. Nguyễn Huy Sơn làm chủ nhiệm đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới”.
Đề tài đã triển khai đúng tiến độ, đủ khối lượng công việc của các nội dung đề ra. Phần lớn kết quả đã đáp ứng được mục tiêu đề ra. Riêng phần khảo nghiệm giống chỉ công nhận mở rộng được các giống keo khảo nghiệm ở Quảng Ninh, còn lại ở Bình Định và Thanh Hóa do thiên tai và yếu tố giới hạn của lập địa chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Từ những kết quả đã đạt được, Đề tài rút ra một số kết luận bước đầu như sau:
1. Thực trạng rừng trồng gỗ lớn keo ở 3 vùng sinh thái: Về diện tích: tính đến hết năm 2015, ở 3 vùng sinh thái đã trồng được 43.141 ha rừng keo gỗ lớn: vùng Đông Bắc Bộ có 4.462,0 ha; vùng Bắc Trung Bộ có 29.225,0ha, vùng Nam Trung Bộ là 9.454,0ha. Về kỹ thuật trồng: Hầu hết các mô hình được gọi là rừng trồng gỗ lớn đều áp dụng các biện pháp các kỹ thuật không khác trồng rừng gỗ nhỏ. Về sinh trưởng và năng suất gỗ của các mô hình có triển vọng gỗ lớn: Keo tai tượng từ 5-7 năm tuổi, hầu hết các mô hình có đường kính trung bình (D1,3) 1m, tỷ lệ đá lẫn 10-15%, độ dốc < 20 độ. Riêng đặc điểm hóa học đất đều rất chua, rất nghèo lân và nghèo kali.
2. Đặc điểm đối tượng đất trồng mới ở 3 vùng nghiên cứu: Hầu hết “đất trồng mới” ở cả 3 vùng sinh thái đều có các yếu tố hạn chế như: đất cát, nghèo dinh dưỡng, khô hạn, tầng đất mỏng hoặc rất mỏng, bãi thải sau khai khoáng, tỷ lệ đá lẫn và đá lộ đầu từ 30 - 40%.
3. Kết quả khảo nghiệm giống:- Khảo nghiệm mở rộng vùng trồng giống Keo tai tượng: Tại Uông Bí (Quảng Ninh), sau 42 tháng tuổi, năng suất gỗ trung bình của các giống Keo tai tương dao động từ 15,96-23,49 m3 /ha/năm, trong đó VG ghép Ba Vì, Vườn giống Bàu Bàng, Balimo và vườn giống Long Thành đều đạt trên 21m3/ha/năm. Tại Cẩm Thủy (Thanh Hóa), sau 36 tháng tuổi năng suất gỗ trung bình giữa các giống dao động từ 5,83-11,40m3/ha/năm, trong đó cao nhất là giống của vườn giống Bàu Bàng chỉ đạt 11,40m3 /ha/năm. Tại Hoài Nhơn (Bình Định), sau 1 năm tuổi, chiều cao trung bình của các giống dao động từ 1,53- 2,64m, trong đó giống Balimo sinh trưởng tốt nhất và kém nhất là giống ở rừng giống Hàm Yên. Khảo nghiệm mở rộng vùng trồng các giống Keo lá tràm: Tại Uông Bí (Quảng Ninh), sau 42 tháng tuổi, năng suất gỗ trung bình của các dòng vô tính dao động từ 4,95 - 21,48 m3/ha/năm; trong đó, các dòng Clt98, Clt26, Clt57, Clt7 đều đạt năng suất từ 16,26-21,48m3/ha/năm. Tại Cẩm Thủy (Thanh Hóa), sau 36 tháng tuổi, năng suất gỗ trung bình của các dòng dao động từ 3,34 - 7,28 m3/ha/năm, trong đó năng suất gỗ cao nhất là dòng Clt26. Tại Hoài Nhơn (Bình Định), sau 1 năm tuổi, chiều cao trung bình của các dòng vô tính dao động từ 1,26-2,77m, trong đó dòng Clt98 có khả năng sinh trưởng cao nhất và thấp nhất là dòng Bvlt85. Khảo nghiệm mở rộng vùng trồng các giống Keo lai: Tại Uông Bí (Quảng Ninh), sau 42 tháng tuổi, năng suất gỗ trung bình giữa các dòng vô tính dao động từ 17,71-26,72 m3/ha/năm; trong đó các dòng AH1, BV71, BV73, TB11 và BV75 đạt từ 23,66-26,72m3/ha/năm. Tại Cẩm Thủy (Thanh Hóa), sau 36 tháng tuổi, năng suất gỗ trung bình của các dòng vô tính dao động từ 3,97 - 16,05 m3/ha/năm; trong đó giống Quốc gia BV16 làm đối chứng đạt cao nhất. Tại Hoài Nhơn (Bình Định), sau 1 năm tuổi, chiều cao trung bình của các dòng vô tính dao động từ 1,99 - 2,35m, trong đó sinh trưởng cao nhất là dòng AH1 và thấp nhất là TB6.
4. Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh: Kỹ thuât xử lý thực bì: Tại Uông Bí, sau 36 tháng tuổi khả năng sinh trưởng và năng ix suất gỗ của cả Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm đạt cao nhất ở công thức xử lý thực bì toàn diện và rải đều vật liệu hữu cơ trên mặt đất, thấp nhất ở công thức phát theo rạch. Tại Thanh Hóa, sau 36 tháng tuổi tốt nhất đối với Keo tai tượng ở công thức xử lý thực bì toàn diện gom vật liệu hữu cơ theo đường đồng mức; đối với Keo lá tràm và Keo lai tốt nhất ở công thức xử lý thực bì toàn diện và rải đều vật liệu hữu cơ trên mặt đất. Tại Bình Định do trồng lại rừng mới 12 tháng tuổi, cả Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm sinh trưởng ở các công thức khác nhau chưa rõ rệt. Kỹ thuật làm đất: Cả Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm trồng ở Quảng Ninh và Thanh Hóa, sau 36 tháng tuổi, khả năng sinh trưởng và năng suất gỗ cao nhất ở công thức cuốc hố kích thước 40x40x40cm và kém nhất ở công thức cày rạch hàng và cuốc hố 30x30x30cm; tại Bình Định do trồng lại rừng mới 12 tháng tuổi, cả Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm có khả năng sinh trưởng ở các công thức khác nhau chưa rõ rệt. - Kỹ thuật bón phân: Tại Quảng Ninh, rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng năm thứ nhất bón lót 0,3kg NPK (16:16:8) kết hợp 1,0 kg phân hữu cơ vi sinh cho sinh trưởng tốt nhất, Keo lá tràm bón lót 1,0kg phân hữu cơ vi sinh cho sinh trưởng tốt nhất; năm thứ 2 bón thúc từ 0,4-0,6 kg supe lân kết hợp với 0,1kg kali cho sinh trưởng tốt nhất, sau 36 tháng tuổi năng suất gỗ cao nhất đối với cả Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm. Tại Thanh Hóa, năm thứ nhất bón lót 1,0kg hữu cơ vi sinh và 0,3kg NPK (16:16:8) cho sinh trưởng tốt nhất đối với cả Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm; năm thứ hai bón thúc 0,6 kg supe lân và 0,1kg kali cho sinh trưởng tốt nhất, sau 36 tháng tuổi năng suất gỗ cao nhất đối với cả Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm. Tại Bình Định, sau 12 tháng tuổi khả năng sinh trưởng của Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm ở các công thức khác nhau chưa rõ rệt. Mật độ trồng rừng: Sau 36 tháng tuổi, rừng trồng Keo tai tượng, Keo lá tràm và Keo lai ở Quảng Ninh và Thanh Hóa cho năng suất gỗ cao nhất ở mật độ 1.660 cây/ha (2x3m). Riêng ở Bình Định mới 1 năm tuổi, khả năng sinh trưởng của Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm ở các công thức mật độ chưa khác nhau rõ rệt. Kỹ thuật chăm sóc rừng: Trồng rừng Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, từ năm thứ 2 đến năm thứ 3 tiến hành chăm sóc mỗi năm 3 lần kết hợp bón thúc 0,3kg NPK (16:16:8) sau 36 tháng tuổi cho sinh trưởng và năng suất gỗ cao nhất. Riêng ở Bình Định mới trồng được 1 năm tuổi, các giống keo sinh trưởng ở các công thức chăm sóc chưa khác nhau rõ rệt.
Đối tượng “đất trồng mới” mà đề tài thực hiện trong thực tế chủ yếu chỉ còn ở vùng sâu vùng xa và có nhiều yếu tố giới hạn, ít thích hợp với việc trồng rừng các loài keo, nhất là trồng rừng keo cung cấp gỗ lớn. Điển hình là hiện trường ở Thanh hóa, là đất trồng mía không còn hiệu quả, độ dốc từ 25-30 độ, tỷ lệ đá lẫn từ 30-40%, có điểm trên 40%, hiện trường ở Bình định ngoài yếu tố tỷ lệ đá lẫn cao, độ cao ở ngoài phạm vi sinh thái của các loài keo, đối chiếu với TCNV 11366-1:2016 thì điều kiện lập địa ở mức ít thích hợp. Do ảnh hưởng của thiên tai, hiện trường bố trí các thí nghiệm phải trồng đi trồng lại nhiều lần, nhất là các mô hình ở Bình Định mặc dù đã được Tổng cục Lâm nghiệp đồng ý cho trồng lại 13,3 ha vào tháng 5/2018, nhưng thiếu nhiều thời gian để công nhận mở rộng vùng trồng các giống đã được công nhận. Hơn nữa, ở Bình Định trong 4 năm vừa qua (2016, 2017, 2018 và 2019), mỗi năm có ít nhất 2 cơn bão đổ bộ vào gây thiệt hạt đáng kể cho rừng trồng nói riêng và thiệt hại kinh tế nói chung.
Đề tài đề nghị công nhận vùng trồng mở rộng cho các giống keo để trồng rừng gỗ lớn ở Quảng Ninh và nơi có điều kiện lập địa tương tự cho giống Keo tai tượng với xuất xứ Balimo; Keo lá tràm gồm các dòng vô tính: Clt98, Clt26, Clt57; Keo lai gồm các dòng vô tính: BV73, AH1, BV71, TB11 và BV75. Đề nghị Hội đồng Khoa học Công nghệ các cấp xem xét bối cảnh thực tế không còn đất mới phù hợp để trồng rừng gỗ lớn ở Bình Định và Thanh Hóa. Kết quả trồng rừng keo làm gỗ lớn trên đất mới có một số yếu tố giới hạn về độ cao, độ dốc và tỷ lệ đá lẫn như đã thí nghiệm trong phạm vi đề tài này, đây vừa là kết quả vừa bài học kinh nghiệm để khuyến cáo sản xuất. Tiếp tục theo dõi các mô hình thí nghiệm ít nhất 2/3 chu kỳ kinh doanh gỗ lớn để có được các kết quả gỗ lớn chính xác hơn
P.T.T (Tổng hợp)

 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới
Ngày xuất bản: Thứ sáu - 16/12/2022 05:24
Nội dung:
Theo thống kê của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam từ năm 2015 đến nay nhu cầu sử dụng gỗ để chế biến ngày càng gia tăng, chỉ tính riêng lượng gỗ tròn năm 2015 đã sử dụng 32,300 triệu m3, năm 2016 là 34,126 triệu m3, năm 2017 là 38,423 triệu m3 và năm 2018 là 41,718 triệu m3. Tuy nhiên, lượng gỗ khai thác trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sản xuất, chủ yếu là gỗ keo, bạch đàn, mỡ và cao su. Còn lại vẫn phải nhập khẩu một lượng gỗ khá lớn từ nước ngoài, chỉ tính riêng gỗ tròn đã nhập năm 2015 là 8,282 triệu m3, năm 2016 là 7,289 triệu m3, năm 2017 là 8,468 triệu m3 và năm 2018 là 9,725 triệu m3 (Nguyễn Tôn Quyền, 2019). Hơn nữa, thị trường xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam ngày càng mở rộng, năm 2005 sản phẩm đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam mới chỉ xuất khẩu sang được 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng 2018 sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 quốc gia và vùng lãnh thổ (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2019). Như vậy, nhu cầu sử dụng gỗ lớn để chế biến đồ mộc sử dụng trong nước và xuất khẩu hiện tại cũng như tương lai là rất lớn.


Nhằm xác định được giống và hệ thống các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng gỗ lớn các giống Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm đã được công nhận trên đất trồng mới để áp dụng vào thực tiễn sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành, nhóm nghiên cứu Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam do PGS. TS. Nguyễn Huy Sơn làm chủ nhiệm đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới”.
Đề tài đã triển khai đúng tiến độ, đủ khối lượng công việc của các nội dung đề ra. Phần lớn kết quả đã đáp ứng được mục tiêu đề ra. Riêng phần khảo nghiệm giống chỉ công nhận mở rộng được các giống keo khảo nghiệm ở Quảng Ninh, còn lại ở Bình Định và Thanh Hóa do thiên tai và yếu tố giới hạn của lập địa chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Từ những kết quả đã đạt được, Đề tài rút ra một số kết luận bước đầu như sau:
1. Thực trạng rừng trồng gỗ lớn keo ở 3 vùng sinh thái: Về diện tích: tính đến hết năm 2015, ở 3 vùng sinh thái đã trồng được 43.141 ha rừng keo gỗ lớn: vùng Đông Bắc Bộ có 4.462,0 ha; vùng Bắc Trung Bộ có 29.225,0ha, vùng Nam Trung Bộ là 9.454,0ha. Về kỹ thuật trồng: Hầu hết các mô hình được gọi là rừng trồng gỗ lớn đều áp dụng các biện pháp các kỹ thuật không khác trồng rừng gỗ nhỏ. Về sinh trưởng và năng suất gỗ của các mô hình có triển vọng gỗ lớn: Keo tai tượng từ 5-7 năm tuổi, hầu hết các mô hình có đường kính trung bình (D1,3) 1m, tỷ lệ đá lẫn 10-15%, độ dốc < 20 độ. Riêng đặc điểm hóa học đất đều rất chua, rất nghèo lân và nghèo kali.
2. Đặc điểm đối tượng đất trồng mới ở 3 vùng nghiên cứu: Hầu hết “đất trồng mới” ở cả 3 vùng sinh thái đều có các yếu tố hạn chế như: đất cát, nghèo dinh dưỡng, khô hạn, tầng đất mỏng hoặc rất mỏng, bãi thải sau khai khoáng, tỷ lệ đá lẫn và đá lộ đầu từ 30 - 40%.
3. Kết quả khảo nghiệm giống:- Khảo nghiệm mở rộng vùng trồng giống Keo tai tượng: Tại Uông Bí (Quảng Ninh), sau 42 tháng tuổi, năng suất gỗ trung bình của các giống Keo tai tương dao động từ 15,96-23,49 m3 /ha/năm, trong đó VG ghép Ba Vì, Vườn giống Bàu Bàng, Balimo và vườn giống Long Thành đều đạt trên 21m3/ha/năm. Tại Cẩm Thủy (Thanh Hóa), sau 36 tháng tuổi năng suất gỗ trung bình giữa các giống dao động từ 5,83-11,40m3/ha/năm, trong đó cao nhất là giống của vườn giống Bàu Bàng chỉ đạt 11,40m3 /ha/năm. Tại Hoài Nhơn (Bình Định), sau 1 năm tuổi, chiều cao trung bình của các giống dao động từ 1,53- 2,64m, trong đó giống Balimo sinh trưởng tốt nhất và kém nhất là giống ở rừng giống Hàm Yên. Khảo nghiệm mở rộng vùng trồng các giống Keo lá tràm: Tại Uông Bí (Quảng Ninh), sau 42 tháng tuổi, năng suất gỗ trung bình của các dòng vô tính dao động từ 4,95 - 21,48 m3/ha/năm; trong đó, các dòng Clt98, Clt26, Clt57, Clt7 đều đạt năng suất từ 16,26-21,48m3/ha/năm. Tại Cẩm Thủy (Thanh Hóa), sau 36 tháng tuổi, năng suất gỗ trung bình của các dòng dao động từ 3,34 - 7,28 m3/ha/năm, trong đó năng suất gỗ cao nhất là dòng Clt26. Tại Hoài Nhơn (Bình Định), sau 1 năm tuổi, chiều cao trung bình của các dòng vô tính dao động từ 1,26-2,77m, trong đó dòng Clt98 có khả năng sinh trưởng cao nhất và thấp nhất là dòng Bvlt85. Khảo nghiệm mở rộng vùng trồng các giống Keo lai: Tại Uông Bí (Quảng Ninh), sau 42 tháng tuổi, năng suất gỗ trung bình giữa các dòng vô tính dao động từ 17,71-26,72 m3/ha/năm; trong đó các dòng AH1, BV71, BV73, TB11 và BV75 đạt từ 23,66-26,72m3/ha/năm. Tại Cẩm Thủy (Thanh Hóa), sau 36 tháng tuổi, năng suất gỗ trung bình của các dòng vô tính dao động từ 3,97 - 16,05 m3/ha/năm; trong đó giống Quốc gia BV16 làm đối chứng đạt cao nhất. Tại Hoài Nhơn (Bình Định), sau 1 năm tuổi, chiều cao trung bình của các dòng vô tính dao động từ 1,99 - 2,35m, trong đó sinh trưởng cao nhất là dòng AH1 và thấp nhất là TB6.
4. Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh: Kỹ thuât xử lý thực bì: Tại Uông Bí, sau 36 tháng tuổi khả năng sinh trưởng và năng ix suất gỗ của cả Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm đạt cao nhất ở công thức xử lý thực bì toàn diện và rải đều vật liệu hữu cơ trên mặt đất, thấp nhất ở công thức phát theo rạch. Tại Thanh Hóa, sau 36 tháng tuổi tốt nhất đối với Keo tai tượng ở công thức xử lý thực bì toàn diện gom vật liệu hữu cơ theo đường đồng mức; đối với Keo lá tràm và Keo lai tốt nhất ở công thức xử lý thực bì toàn diện và rải đều vật liệu hữu cơ trên mặt đất. Tại Bình Định do trồng lại rừng mới 12 tháng tuổi, cả Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm sinh trưởng ở các công thức khác nhau chưa rõ rệt. Kỹ thuật làm đất: Cả Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm trồng ở Quảng Ninh và Thanh Hóa, sau 36 tháng tuổi, khả năng sinh trưởng và năng suất gỗ cao nhất ở công thức cuốc hố kích thước 40x40x40cm và kém nhất ở công thức cày rạch hàng và cuốc hố 30x30x30cm; tại Bình Định do trồng lại rừng mới 12 tháng tuổi, cả Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm có khả năng sinh trưởng ở các công thức khác nhau chưa rõ rệt. - Kỹ thuật bón phân: Tại Quảng Ninh, rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng năm thứ nhất bón lót 0,3kg NPK (16:16:8) kết hợp 1,0 kg phân hữu cơ vi sinh cho sinh trưởng tốt nhất, Keo lá tràm bón lót 1,0kg phân hữu cơ vi sinh cho sinh trưởng tốt nhất; năm thứ 2 bón thúc từ 0,4-0,6 kg supe lân kết hợp với 0,1kg kali cho sinh trưởng tốt nhất, sau 36 tháng tuổi năng suất gỗ cao nhất đối với cả Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm. Tại Thanh Hóa, năm thứ nhất bón lót 1,0kg hữu cơ vi sinh và 0,3kg NPK (16:16:8) cho sinh trưởng tốt nhất đối với cả Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm; năm thứ hai bón thúc 0,6 kg supe lân và 0,1kg kali cho sinh trưởng tốt nhất, sau 36 tháng tuổi năng suất gỗ cao nhất đối với cả Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm. Tại Bình Định, sau 12 tháng tuổi khả năng sinh trưởng của Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm ở các công thức khác nhau chưa rõ rệt. Mật độ trồng rừng: Sau 36 tháng tuổi, rừng trồng Keo tai tượng, Keo lá tràm và Keo lai ở Quảng Ninh và Thanh Hóa cho năng suất gỗ cao nhất ở mật độ 1.660 cây/ha (2x3m). Riêng ở Bình Định mới 1 năm tuổi, khả năng sinh trưởng của Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm ở các công thức mật độ chưa khác nhau rõ rệt. Kỹ thuật chăm sóc rừng: Trồng rừng Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, từ năm thứ 2 đến năm thứ 3 tiến hành chăm sóc mỗi năm 3 lần kết hợp bón thúc 0,3kg NPK (16:16:8) sau 36 tháng tuổi cho sinh trưởng và năng suất gỗ cao nhất. Riêng ở Bình Định mới trồng được 1 năm tuổi, các giống keo sinh trưởng ở các công thức chăm sóc chưa khác nhau rõ rệt.
Đối tượng “đất trồng mới” mà đề tài thực hiện trong thực tế chủ yếu chỉ còn ở vùng sâu vùng xa và có nhiều yếu tố giới hạn, ít thích hợp với việc trồng rừng các loài keo, nhất là trồng rừng keo cung cấp gỗ lớn. Điển hình là hiện trường ở Thanh hóa, là đất trồng mía không còn hiệu quả, độ dốc từ 25-30 độ, tỷ lệ đá lẫn từ 30-40%, có điểm trên 40%, hiện trường ở Bình định ngoài yếu tố tỷ lệ đá lẫn cao, độ cao ở ngoài phạm vi sinh thái của các loài keo, đối chiếu với TCNV 11366-1:2016 thì điều kiện lập địa ở mức ít thích hợp. Do ảnh hưởng của thiên tai, hiện trường bố trí các thí nghiệm phải trồng đi trồng lại nhiều lần, nhất là các mô hình ở Bình Định mặc dù đã được Tổng cục Lâm nghiệp đồng ý cho trồng lại 13,3 ha vào tháng 5/2018, nhưng thiếu nhiều thời gian để công nhận mở rộng vùng trồng các giống đã được công nhận. Hơn nữa, ở Bình Định trong 4 năm vừa qua (2016, 2017, 2018 và 2019), mỗi năm có ít nhất 2 cơn bão đổ bộ vào gây thiệt hạt đáng kể cho rừng trồng nói riêng và thiệt hại kinh tế nói chung.
Đề tài đề nghị công nhận vùng trồng mở rộng cho các giống keo để trồng rừng gỗ lớn ở Quảng Ninh và nơi có điều kiện lập địa tương tự cho giống Keo tai tượng với xuất xứ Balimo; Keo lá tràm gồm các dòng vô tính: Clt98, Clt26, Clt57; Keo lai gồm các dòng vô tính: BV73, AH1, BV71, TB11 và BV75. Đề nghị Hội đồng Khoa học Công nghệ các cấp xem xét bối cảnh thực tế không còn đất mới phù hợp để trồng rừng gỗ lớn ở Bình Định và Thanh Hóa. Kết quả trồng rừng keo làm gỗ lớn trên đất mới có một số yếu tố giới hạn về độ cao, độ dốc và tỷ lệ đá lẫn như đã thí nghiệm trong phạm vi đề tài này, đây vừa là kết quả vừa bài học kinh nghiệm để khuyến cáo sản xuất. Tiếp tục theo dõi các mô hình thí nghiệm ít nhất 2/3 chu kỳ kinh doanh gỗ lớn để có được các kết quả gỗ lớn chính xác hơn
P.T.T (Tổng hợp)

 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây