HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chế biến muối tinh và muối tinh I-ốt chất lượng cao ở tỉnh Bạc Liêu
Nội dung:

Trong thời gian từ năm 2018 đến năm 2020, nhóm nghiên cứu của KS. Hồ Thanh Tuấn tại Công ty cổ phần Muối Bạc Liêu đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chế biến muối tinh và muối tinh I-ốt chất lượng cao ở tỉnh Bạc Liêu”.

Đề tài nhằm thực hiện mục tiêu tiếp nhận thành công các quy trình công nghệ để xây dựng được mô hình sản xuất, chế biến muối tinh và muối tinh I-ốt chất lượng cao ở tỉnh Bạc Liêu, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng muối sạch trong nước và xuất khẩu sang các nước trong khu vực, góp phần ổn định công ăn việc làm và đời sống cho diêm dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Công ty đã xây dựng hoàn chỉnh mô hình chế biến muối tinh và muối tinh I-ốt chất lượng cao. Tiếp nhận thành công và làm chủ 7 quy trình công nghệ chế biến với công suất ổn định là 4,3 tấn/giờ (23.640 tấn/năm), vượt cả kế hoạch theo thuyết minh đề ra là 4 tấn/giờ (22.000 tấn/năm), sản phẩm cụ thể của đề tào đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng đạt tốt hơn so với Tiêu chuẩn và Quy chuẩn hiện hành. Đào tạo thành công cho 15 kỹ thuật viên, 70 công nhân của công tyvà 80 diêm dân của vùng nguyên liệu.

Sau 6 tháng vận hành chính thức sản lượng bán ra tăng 8,47%, doanh thu tăng 9,18% và lợi nhuận tăng 100,5%

Dự án nghiên cứu đã giải quyết việc làm cho hơn 494 lao động tại địa phương (trong đó lao động trực tiếp tại công ty là 49 người với thu nhập bình quân là 6.121.000 đồng/người/tháng và 30 diêm dân tại ruộng muối công ty với thu nhập bình quân là 60 triệu đồng/người/vụ muối), và hơn 50 đại lý của các tỉnh lân cận trong chuỗi sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm muối của Dự án.

Dự án nghiên cứu còn góp phần thúc đẩy sự phát triển nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu, duy trì ngành nghề sản xuất truyền thống lâu đời của tỉnh, góp phần nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu hạt muối Bạc Liêu cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17722/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

N.P.D (TH)




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chế biến muối tinh và muối tinh I-ốt chất lượng cao ở tỉnh Bạc Liêu
Ngày xuất bản: Thứ hai - 28/11/2022 21:38
Nội dung:

Trong thời gian từ năm 2018 đến năm 2020, nhóm nghiên cứu của KS. Hồ Thanh Tuấn tại Công ty cổ phần Muối Bạc Liêu đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chế biến muối tinh và muối tinh I-ốt chất lượng cao ở tỉnh Bạc Liêu”.

Đề tài nhằm thực hiện mục tiêu tiếp nhận thành công các quy trình công nghệ để xây dựng được mô hình sản xuất, chế biến muối tinh và muối tinh I-ốt chất lượng cao ở tỉnh Bạc Liêu, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng muối sạch trong nước và xuất khẩu sang các nước trong khu vực, góp phần ổn định công ăn việc làm và đời sống cho diêm dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Công ty đã xây dựng hoàn chỉnh mô hình chế biến muối tinh và muối tinh I-ốt chất lượng cao. Tiếp nhận thành công và làm chủ 7 quy trình công nghệ chế biến với công suất ổn định là 4,3 tấn/giờ (23.640 tấn/năm), vượt cả kế hoạch theo thuyết minh đề ra là 4 tấn/giờ (22.000 tấn/năm), sản phẩm cụ thể của đề tào đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng đạt tốt hơn so với Tiêu chuẩn và Quy chuẩn hiện hành. Đào tạo thành công cho 15 kỹ thuật viên, 70 công nhân của công tyvà 80 diêm dân của vùng nguyên liệu.

Sau 6 tháng vận hành chính thức sản lượng bán ra tăng 8,47%, doanh thu tăng 9,18% và lợi nhuận tăng 100,5%

Dự án nghiên cứu đã giải quyết việc làm cho hơn 494 lao động tại địa phương (trong đó lao động trực tiếp tại công ty là 49 người với thu nhập bình quân là 6.121.000 đồng/người/tháng và 30 diêm dân tại ruộng muối công ty với thu nhập bình quân là 60 triệu đồng/người/vụ muối), và hơn 50 đại lý của các tỉnh lân cận trong chuỗi sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phẩm muối của Dự án.

Dự án nghiên cứu còn góp phần thúc đẩy sự phát triển nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu, duy trì ngành nghề sản xuất truyền thống lâu đời của tỉnh, góp phần nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu hạt muối Bạc Liêu cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17722/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

N.P.D (TH)




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây