HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HACCP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU PUMAT
Nội dung:
Nghệ Antỉnh có diện tích đất lâm nghiệp lớn và đa dạng về địa hình, khí hậu rất thuận lợi cho phát triển cây dược liệu. Kết quả điều tra từ năm 2004 đến năm  2005  do Viện Dược liệu, Sở KH&CN Nghệ An và Sở Y Tế Nghệ An ghi nhận, Nghệ An hiện có 962 loài cây thuốc thuộc 635 chi của 138 họ thực vật.
Theo TSKH Nguyễn Minh Khởi - Viện trưởng Viện Dược liệu thì hiện nay đã  xác định Nghệ An có 41 loài cây dược liệu nằm trong danh sách 206 loài có khả năng khai thác ở Việt Nam, trong đó có một số loài đáng chú ý như: Bách bộ có khả năng khai thác 100-150 tấn rễ củ tươi; Cẩu tích trên 300 tấn; Chè dây trên 20 tấn; củ Mài núi 100- 150 tấn; Kê huyết đằng 300-500 tấn thân tươi; Ngũ gia bì chân chim trên 300 tấn võ thân tươi; Thảo quyết minh 30-50 tấn hạt; Thiên niên kiện 150-200 tấn thân rễ. Ngoài ra Nghệ An còn có một số loài khác như: Củ chóc (bán hạ nam), bình vôi, câu đằng, dạ cẩm, hà thủ ô, đảng sâm, hy thiêm, sa nhân, nga truật, nam sa sâm, cỏ gấu biển, mạn kim biển, dừa cạn, cây lức (nam sài hồ).

Tuy nhiên, phần lớn số cây dược liệu làm thuốc bị khai thác cạn kiệt, đang suy giảm nhanh chóng, nhiều loài cây thuốc quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng cần tập trung bảo tồn và phát triển. Để có thể khai thác bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc Nghệ An cần phải có kế hoạch cụ thể lâu dài thực thi bảo tồn đi đôi với khai thác hợp lý và phát triển nuôi trồng nhân giống cây làm thuốc, hạn chế quá trình xuất thô sản phẩm và gắn liền với hoạt động chế biến sản phẩm tinh để khép kín chu trình sản xuất dược liệu. Đây chính là yêu cầu đặt ra cho ngành Nông nghiệp Nghệ An trong công tác bảo tồn, nhân giống và phát triển bền vững nghề chế biến dược liệu tại địa phương.
Công ty Cổ phần dược liệu PuMat huyện Con Cuông là đơn vị chuyên sản xuất, chế biến dược liệu. Thời gian qua, Công ty đã đầu tư, phát triển và thu được những thành công nhất định với các sản phẩm trà túi lọc Cà gai leo, trà dây túi lọc Dây thìa canh và trà túi lọc Giảo cổ lam.


Có thể nói Công ty Cổ phần dược liệu PuMat có được vùng nguyên liệu rất tốt. Nguyên liệu của công ty được trồng tại vùng đệm Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An. Với độ cao hơn trên 500m so với mặt nước biển, với vùng khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt của vùng Vườn Quốc gia Pù Mát nên hàm lượng dược tính của dược liệu được trồng ở đây cao hơn hẳn những nơi khác.
Hiện nay Công ty cổ phần dược liệu PuMat đang trồng 7ha dược liệu theo tiêu chuẩn GACP (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc: Good Agricultural and Collection Practices) bao gồm: Cây Cà gai leo: 1 ha; Cây Dây thìa canh: 5 ha; Cây mướp đắng rừng: 0,5 ha; Cây Đinh lăng: 0,5 ha. Liên kết trồng với dân: 10 ha (Cây Cà gai leo: 8 ha, Dây thìa canh: 2 ha). Tổng năng suất dược liệu khô năm 2020 là 104,5 tấn, đáp ứng đủ công suất cho dây chuyền chế biến.
Để đảm chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đây là sản phầm trà từ thảo dược nên công ty có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động sản xuất, chế biến dược liệu tại Công ty được đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại từ khâu chế biến đến bảo quản sản phẩm. Diện tích xưởng sơ chế dược liệu là 650m2; Xưởng sản xuất trà túi lọc là 310m2; Xưởng sản xuất cao và trà hòa tan là 350m2.  Công ty cũng đã trang bị hệ thống dây chuyền sản xuất trà như máy rửa, máy cắt, máy nghiền, máy sấy, máy sao, máy đóng màng co, máy đóng túi lọc. Hệ thống dây chuyền sản xuất cao dược liệu có máy lọc RO, nồi trích ly chân không, nồi cô đặc chân không, tháp giải nhiệt, lò hơi, máy chiết rót, máy dán nhãn. Hệ thống nhà xưởng sản xuất đã phân chia riêng biệt gồm các khu vực như kho nguyên liệu, kho sơ chế, chế biến, có phòng KCS kiểm soát chất lượng nội bộ, có hệ thống xử lý nước sản xuất, hệ thống xử lý thải đảm bảo yêu cầu.
Để đầu tư phát triển chuyên nghiệp, hệ thống công trình phụ trợ như bảng biển, biển tên, nội quy, quy trình, chế độ vệ sinh đều được trang bị và thực hiện nghiêm túc; Hệ thống cung cấp nước, hệ thống điện, phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Hiện tại Công ty đang sản xuất và tự công bố chất lượng cho 05 sản phẩm: Trà túi lọc và cao cà gai leo, Trà túi lọc và cao thìa canh, trà giảo cổ lam. Sản phẩm được Bộ Công thương công nhận là sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực; được UBND tỉnh Nghệ An công nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao. Công ty đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong chế biến dược liệu.

Bên cạnh những thuận lợi thì công ty vẫn còn gặp không ít khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến HACCP và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù đã đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị đồng bộ, làm chủ được quy trình công nghệ nhưng Công ty vẫn chưa thực hiện sản xuất chế biến theo tiêu chuẩn HACCP. Đây là tiêu chuẩn được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) cũng khuyến cáo việc nên áp dụng HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất (GMP) để nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc áp dụng theo tiêu chuẩn HACCP là cơ sở để sản phẩm Công ty khẳng định chất lượng, tiếp cận được các thị trường trong và ngoài nước đặc biệt mở ra hướng cho công ty quảng bá sản phẩm và tiếp cận thị trường thông qua nền tảng thương mại điện tử như shopee, Lazada, Tiki, Facebook, Zalo…
Vừa qua, Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đã tổ chức đoàn khảo sát đánh giá điều kiện trồng và chế biến dược liệu tại các huyện có vùng dược liệu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình chế biến dược liệu đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Qua khảo sát thực tế, Chi cục nhận thấy Công ty cổ phần dược liệu PuMat có các điều kiện thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu cơ bản trong xây dựng mô hình chế biến dược liệu mà những vùng khác chưa đáp ứng được. Những thuận lợi, khó khăn và khả năng phát triển của Công ty là cơ sở để Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình chế biến dược liệu theo tiêu chuẩn HACCP tại Công ty cổ phần dược liệu PuMat./.
Ngô Khuyên










 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HACCP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU PUMAT
Ngày xuất bản: Thứ tư - 14/04/2021 23:03
Nội dung:
Nghệ Antỉnh có diện tích đất lâm nghiệp lớn và đa dạng về địa hình, khí hậu rất thuận lợi cho phát triển cây dược liệu. Kết quả điều tra từ năm 2004 đến năm  2005  do Viện Dược liệu, Sở KH&CN Nghệ An và Sở Y Tế Nghệ An ghi nhận, Nghệ An hiện có 962 loài cây thuốc thuộc 635 chi của 138 họ thực vật.
Theo TSKH Nguyễn Minh Khởi - Viện trưởng Viện Dược liệu thì hiện nay đã  xác định Nghệ An có 41 loài cây dược liệu nằm trong danh sách 206 loài có khả năng khai thác ở Việt Nam, trong đó có một số loài đáng chú ý như: Bách bộ có khả năng khai thác 100-150 tấn rễ củ tươi; Cẩu tích trên 300 tấn; Chè dây trên 20 tấn; củ Mài núi 100- 150 tấn; Kê huyết đằng 300-500 tấn thân tươi; Ngũ gia bì chân chim trên 300 tấn võ thân tươi; Thảo quyết minh 30-50 tấn hạt; Thiên niên kiện 150-200 tấn thân rễ. Ngoài ra Nghệ An còn có một số loài khác như: Củ chóc (bán hạ nam), bình vôi, câu đằng, dạ cẩm, hà thủ ô, đảng sâm, hy thiêm, sa nhân, nga truật, nam sa sâm, cỏ gấu biển, mạn kim biển, dừa cạn, cây lức (nam sài hồ).

Tuy nhiên, phần lớn số cây dược liệu làm thuốc bị khai thác cạn kiệt, đang suy giảm nhanh chóng, nhiều loài cây thuốc quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng cần tập trung bảo tồn và phát triển. Để có thể khai thác bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc Nghệ An cần phải có kế hoạch cụ thể lâu dài thực thi bảo tồn đi đôi với khai thác hợp lý và phát triển nuôi trồng nhân giống cây làm thuốc, hạn chế quá trình xuất thô sản phẩm và gắn liền với hoạt động chế biến sản phẩm tinh để khép kín chu trình sản xuất dược liệu. Đây chính là yêu cầu đặt ra cho ngành Nông nghiệp Nghệ An trong công tác bảo tồn, nhân giống và phát triển bền vững nghề chế biến dược liệu tại địa phương.
Công ty Cổ phần dược liệu PuMat huyện Con Cuông là đơn vị chuyên sản xuất, chế biến dược liệu. Thời gian qua, Công ty đã đầu tư, phát triển và thu được những thành công nhất định với các sản phẩm trà túi lọc Cà gai leo, trà dây túi lọc Dây thìa canh và trà túi lọc Giảo cổ lam.


Có thể nói Công ty Cổ phần dược liệu PuMat có được vùng nguyên liệu rất tốt. Nguyên liệu của công ty được trồng tại vùng đệm Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An. Với độ cao hơn trên 500m so với mặt nước biển, với vùng khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt của vùng Vườn Quốc gia Pù Mát nên hàm lượng dược tính của dược liệu được trồng ở đây cao hơn hẳn những nơi khác.
Hiện nay Công ty cổ phần dược liệu PuMat đang trồng 7ha dược liệu theo tiêu chuẩn GACP (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc: Good Agricultural and Collection Practices) bao gồm: Cây Cà gai leo: 1 ha; Cây Dây thìa canh: 5 ha; Cây mướp đắng rừng: 0,5 ha; Cây Đinh lăng: 0,5 ha. Liên kết trồng với dân: 10 ha (Cây Cà gai leo: 8 ha, Dây thìa canh: 2 ha). Tổng năng suất dược liệu khô năm 2020 là 104,5 tấn, đáp ứng đủ công suất cho dây chuyền chế biến.
Để đảm chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đây là sản phầm trà từ thảo dược nên công ty có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động sản xuất, chế biến dược liệu tại Công ty được đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại từ khâu chế biến đến bảo quản sản phẩm. Diện tích xưởng sơ chế dược liệu là 650m2; Xưởng sản xuất trà túi lọc là 310m2; Xưởng sản xuất cao và trà hòa tan là 350m2.  Công ty cũng đã trang bị hệ thống dây chuyền sản xuất trà như máy rửa, máy cắt, máy nghiền, máy sấy, máy sao, máy đóng màng co, máy đóng túi lọc. Hệ thống dây chuyền sản xuất cao dược liệu có máy lọc RO, nồi trích ly chân không, nồi cô đặc chân không, tháp giải nhiệt, lò hơi, máy chiết rót, máy dán nhãn. Hệ thống nhà xưởng sản xuất đã phân chia riêng biệt gồm các khu vực như kho nguyên liệu, kho sơ chế, chế biến, có phòng KCS kiểm soát chất lượng nội bộ, có hệ thống xử lý nước sản xuất, hệ thống xử lý thải đảm bảo yêu cầu.
Để đầu tư phát triển chuyên nghiệp, hệ thống công trình phụ trợ như bảng biển, biển tên, nội quy, quy trình, chế độ vệ sinh đều được trang bị và thực hiện nghiêm túc; Hệ thống cung cấp nước, hệ thống điện, phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Hiện tại Công ty đang sản xuất và tự công bố chất lượng cho 05 sản phẩm: Trà túi lọc và cao cà gai leo, Trà túi lọc và cao thìa canh, trà giảo cổ lam. Sản phẩm được Bộ Công thương công nhận là sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực; được UBND tỉnh Nghệ An công nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao. Công ty đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong chế biến dược liệu.

Bên cạnh những thuận lợi thì công ty vẫn còn gặp không ít khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến HACCP và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù đã đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị đồng bộ, làm chủ được quy trình công nghệ nhưng Công ty vẫn chưa thực hiện sản xuất chế biến theo tiêu chuẩn HACCP. Đây là tiêu chuẩn được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) cũng khuyến cáo việc nên áp dụng HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất (GMP) để nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc áp dụng theo tiêu chuẩn HACCP là cơ sở để sản phẩm Công ty khẳng định chất lượng, tiếp cận được các thị trường trong và ngoài nước đặc biệt mở ra hướng cho công ty quảng bá sản phẩm và tiếp cận thị trường thông qua nền tảng thương mại điện tử như shopee, Lazada, Tiki, Facebook, Zalo…
Vừa qua, Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đã tổ chức đoàn khảo sát đánh giá điều kiện trồng và chế biến dược liệu tại các huyện có vùng dược liệu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình chế biến dược liệu đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Qua khảo sát thực tế, Chi cục nhận thấy Công ty cổ phần dược liệu PuMat có các điều kiện thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu cơ bản trong xây dựng mô hình chế biến dược liệu mà những vùng khác chưa đáp ứng được. Những thuận lợi, khó khăn và khả năng phát triển của Công ty là cơ sở để Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình chế biến dược liệu theo tiêu chuẩn HACCP tại Công ty cổ phần dược liệu PuMat./.
Ngô Khuyên










 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây