HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Hiện trạng kinh tế khai thác thủy sản tỉnh Nghệ An
Nội dung:
Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội ) với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50 - 1.000 tấn ra vào. Từ độ sâu 40 m trở vào là vùng có đáy tương đối bằng phẳng, vùng phía ngoài có nhiều đá ngầm và chướng ngại vật, cồn cát, nơi tập trung nhiều bãi cá có giá trị kinh tế cao. Theo điều tra của Viện nghiên cứu hải sản, trữ lượng hải sản các loại Nghệ An khoảng 80.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 35-37 nghìn tấn/năm.
Trữ lượng cá ở vùng có độ sâu trên 30m trở ra chiếm 60%; cá nổi chiếm 30%, cá đáy chiếm 70%, lượng cá nổi có khả năng khai thác dễ hơn. Cá biển ở Nghệ An có tới 267 loài trong 91 họ, tập trung nhiều vào các loài như cá trích 30-39%, cá nục 15-20%, cá cơm 10 - 15%. Tôm biển có 8 loài sống tập trung ở vùng nước nông 30m trở vào; tôm he khả năng khai thác lớn, chiếm 30% tổng số tôm. Có hai bãi tôm chính: bãi Lạch Quèn diện tích 305 hải lý vuông, trữ lượng 250 - 300 tấn, khả năng khai thác 50%; bãi Diễn Châu diện tích 425 hải lý vuông, trữ lượng 360 - 380 tấn, khả năng khai thác 50%.
Khai thác thủy sản có bước phát triển đột phá cả về sản lượng cũng như chiều dài, công suất đội tàu khai thác tăng nhanh đều qua các năm.
1) Về lực lượng sản xuất
Đến 31/12/2020, toàn tỉnh có 3.469 tàu thuyền khai thác hải sản, giảm 511 chiếc; trong đó tổng số tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ là 1.221 chiếc chiếm 35,2% tổng số tàu; tổng công suất năm 2020 là 654.224 CV, tăng 149,906 CV so với năm 2015; công suất bình quân là 189,59 CV/tàu, tăng 62,89 CV/tàu so với năm 2015. Giai đoạn 2015 - 2020 số tàu đóng mới là 635 tàu, trong đó có 586 tàu khai thác hải sản xa bờ với tổng công suất 302.468 CV, công suất bình quân 476,32 CV/tàu với tổng mức đầu tư trên 2.357 tỷ đồng, bình quân mỗi tàu 3,71 tỷ đồng; trong đó tàu đóng mới theo chính sách Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 và Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ là 107 tàu, với 12 tàu vỏ thép, 05 tàu vỏ composite và 90 tàu vỏ gỗ; công suất bình quân 819,025 CV/tàu, các tàu cá được đầu tư trang thiết bị khai thác, vận hành đồng bộ, hiện đại.

Hầu hết tàu khai thác hải sản, nhất là đội tàu khai thác xa bờ đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hàng hải như máy dò cá, máy định vị, máy thông tin liên lạc... ngoài ra ngư dân đã ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động khai thác, giảm số lượng lao động nên hiệu quả của mỗi chuyến biển được nâng cao hơn.
Các nghề khai thác thủy sản như lưới Chụp, lưới Rê xù, lưới Vây từng bước ổn định và phát triển theo chiều sâu; một số công nghệ khai thác mới, tiên tiến được ngư dân du nhập và áp dụng như sử dụng đèn led thay thế đèn sợi đốt, ứng dụng máy dò ngang, ra đa, máy tời thủy lực thu lưới, hầm bảo quản sản phẩm bằng công nghệ PU đã cho hiệu quả. Các nghề có tác động xấu đến môi trường và nguồn lợi thủy sản như nghề lưới kéo, bát quái từng bước giảm đúng định hướng của ngành đề ra, tỉ lệ tàu lưới kéo năm 2015 là 817 tàu, năm 2020 719 tàu, giảm 98 tàu.
Lao động khai thác hải sản không ngừng nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, đến năm 2020 số lượng lao động khai thác hải sản toàn tỉnh trên 15.000 người; số lượng thuyền viên hàng năm được đào tạo máy trưởng, thuyền trưởng, thợ máy, thủy thủ bình quân trên 700 người/năm.
Về khai thác nội đồng, đến 31/12/2020 có 204 tàu thuyền khai thác, trong đó có 200 tàu có chiều dài lớn nhất dưới 6m; đa số tàu đã được đóng mới, nâng cấp bằng vật liệu vỏ thép, thuyền gỗ phủ composite và trang bị máy đẩy.
https://img.nhandan.com.vn/Files/Images/2020/08/13/20200108_085120-1597316629457.jpg
Nghề khai thác thủy sản nội đồng ở Nghệ An với qui mô nhỏ, sản lượng khai thác được mới chỉ chiếm khoảng 3% tổng sản lượng thủy sản của toàn tỉnh và chiếm khoảng 5% so với sản lượng nghề cá biển. Tuy nhiên, nghề cá nội đồng của có một vai trò rất quan trọng trong đời sống cộng đồng nhân dân. Hoạt động khai thác thủy sản trong các vùng nước nội đồng giúp cải thiện đời sống, tăng thu nhập, cải thiện bữa ăn hàng ngày nhất là cộng đồng ngư dân ở các huyện miền núi nơi mà sự tiếp cận với các sản phẩm hải sản còn gặp nhiều khó khăn.
Điều tra thực tế tại các địa phương cho thấy, sản lượng nội đồng đang có dấu hiệu suy giảm do tác động của biến đổi khí hậu, việc xây dựng các đập thủy điện, sự sụt giảm mực nước ngầm, sông ngòi bị bồi lắng, các hoạt động khai thác đánh bắt quá mức, khai thác bằng xung điện đi kèm với ô nhiễm môi trường các thủy vực đã làm cho nguồn lợi thủy sản nội nội đồng ngày càng cạn kiệt. Vấn đề xảy ra chủ yếu ở các huyện miền núi như Quế Phong, Quỳ Châu, Con Cuông, Tương Dương,...
Việc quản lý cũng như định hướng phát triển nghề thủy sản nội đồng tại tỉnh Nghệ An vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức. Cán bộ phụ trách tại các địa phương thường là cán bộ kiêm nhiệm nên việc thu thập, bổ sung các số liệu về số lượng tàu thuyền, cơ cấu nghề, sản lượng, các thông tin về kinh tế - xã hội của nghề khai thác thủy sản nội đồng chưa được cập nhật thường xuyên, có hệ thống.
2) Về quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất luôn được hoàn thiện từng bước đổi mới phù hợp với nền kinh tế thị trường và các điều kiện sản xuất. Các tổ chức HTX, nghiệp đoàn, doanh nghiệp, được củng cố và hoàn thiện, mô hình sản xuất hợp tác xã, tổ đội hợp tác khai thác trên biển được hình thành hoạt động hiệu quả.
Đến 31/12/2020 toàn tỉnh đã thành lập được 01 nghiệp đoàn nghề cá, 02 hợp tác xã, 210 tổ hợp tác khai thác trên biển, với trên 12.421 lao động và gần 1.410 tàu thuyền.
Các hình thức tổ chức trong khai thác thủy sản trên với mục đích: Hỗ trợ nhau trong tìm kiếm ngư trường, tiêu thụ, vận chuyển sản phẩm cũng như vận chuyển nước ngọt, lương thực; hỗ trợ nhau trong bảo vệ tài sản và trong phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn, lai dắt tàu thuyền trong quá trình gặp sự cố trên biển. Hiệu quả từ các mô hình trên đã đạt nhiều kết quả tốt, giúp đội tàu tăng thời gian bám biển, nâng cao giá trị sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất của mỗi chuyến biển.
3) Về sản lượng khai thác
Sản lượng khai thác không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng; năm 2020 sản lượng khai thác hải sản đạt 178.706 tấn, bằng 170,65% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân 9,3%; giá trị sản xuất năm 2020 là 3.809.897 triệu đồng, bằng 173,49% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân 9,6%. Sản lượng khai thác nội đồng năm 2020 là 6.642 tấn, bằng 117,6% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân 2,7% (chiếm khoảng 3% tổng sản lượng thủy sản trong toàn tỉnh)./.
Như Long
 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Hiện trạng kinh tế khai thác thủy sản tỉnh Nghệ An
Ngày xuất bản: Thứ hai - 23/08/2021 21:40
Nội dung:
Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội ) với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50 - 1.000 tấn ra vào. Từ độ sâu 40 m trở vào là vùng có đáy tương đối bằng phẳng, vùng phía ngoài có nhiều đá ngầm và chướng ngại vật, cồn cát, nơi tập trung nhiều bãi cá có giá trị kinh tế cao. Theo điều tra của Viện nghiên cứu hải sản, trữ lượng hải sản các loại Nghệ An khoảng 80.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 35-37 nghìn tấn/năm.
Trữ lượng cá ở vùng có độ sâu trên 30m trở ra chiếm 60%; cá nổi chiếm 30%, cá đáy chiếm 70%, lượng cá nổi có khả năng khai thác dễ hơn. Cá biển ở Nghệ An có tới 267 loài trong 91 họ, tập trung nhiều vào các loài như cá trích 30-39%, cá nục 15-20%, cá cơm 10 - 15%. Tôm biển có 8 loài sống tập trung ở vùng nước nông 30m trở vào; tôm he khả năng khai thác lớn, chiếm 30% tổng số tôm. Có hai bãi tôm chính: bãi Lạch Quèn diện tích 305 hải lý vuông, trữ lượng 250 - 300 tấn, khả năng khai thác 50%; bãi Diễn Châu diện tích 425 hải lý vuông, trữ lượng 360 - 380 tấn, khả năng khai thác 50%.
Khai thác thủy sản có bước phát triển đột phá cả về sản lượng cũng như chiều dài, công suất đội tàu khai thác tăng nhanh đều qua các năm.
1) Về lực lượng sản xuất
Đến 31/12/2020, toàn tỉnh có 3.469 tàu thuyền khai thác hải sản, giảm 511 chiếc; trong đó tổng số tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ là 1.221 chiếc chiếm 35,2% tổng số tàu; tổng công suất năm 2020 là 654.224 CV, tăng 149,906 CV so với năm 2015; công suất bình quân là 189,59 CV/tàu, tăng 62,89 CV/tàu so với năm 2015. Giai đoạn 2015 - 2020 số tàu đóng mới là 635 tàu, trong đó có 586 tàu khai thác hải sản xa bờ với tổng công suất 302.468 CV, công suất bình quân 476,32 CV/tàu với tổng mức đầu tư trên 2.357 tỷ đồng, bình quân mỗi tàu 3,71 tỷ đồng; trong đó tàu đóng mới theo chính sách Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 và Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ là 107 tàu, với 12 tàu vỏ thép, 05 tàu vỏ composite và 90 tàu vỏ gỗ; công suất bình quân 819,025 CV/tàu, các tàu cá được đầu tư trang thiết bị khai thác, vận hành đồng bộ, hiện đại.

Hầu hết tàu khai thác hải sản, nhất là đội tàu khai thác xa bờ đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hàng hải như máy dò cá, máy định vị, máy thông tin liên lạc... ngoài ra ngư dân đã ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động khai thác, giảm số lượng lao động nên hiệu quả của mỗi chuyến biển được nâng cao hơn.
Các nghề khai thác thủy sản như lưới Chụp, lưới Rê xù, lưới Vây từng bước ổn định và phát triển theo chiều sâu; một số công nghệ khai thác mới, tiên tiến được ngư dân du nhập và áp dụng như sử dụng đèn led thay thế đèn sợi đốt, ứng dụng máy dò ngang, ra đa, máy tời thủy lực thu lưới, hầm bảo quản sản phẩm bằng công nghệ PU đã cho hiệu quả. Các nghề có tác động xấu đến môi trường và nguồn lợi thủy sản như nghề lưới kéo, bát quái từng bước giảm đúng định hướng của ngành đề ra, tỉ lệ tàu lưới kéo năm 2015 là 817 tàu, năm 2020 719 tàu, giảm 98 tàu.
Lao động khai thác hải sản không ngừng nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, đến năm 2020 số lượng lao động khai thác hải sản toàn tỉnh trên 15.000 người; số lượng thuyền viên hàng năm được đào tạo máy trưởng, thuyền trưởng, thợ máy, thủy thủ bình quân trên 700 người/năm.
Về khai thác nội đồng, đến 31/12/2020 có 204 tàu thuyền khai thác, trong đó có 200 tàu có chiều dài lớn nhất dưới 6m; đa số tàu đã được đóng mới, nâng cấp bằng vật liệu vỏ thép, thuyền gỗ phủ composite và trang bị máy đẩy.
https://img.nhandan.com.vn/Files/Images/2020/08/13/20200108_085120-1597316629457.jpg
Nghề khai thác thủy sản nội đồng ở Nghệ An với qui mô nhỏ, sản lượng khai thác được mới chỉ chiếm khoảng 3% tổng sản lượng thủy sản của toàn tỉnh và chiếm khoảng 5% so với sản lượng nghề cá biển. Tuy nhiên, nghề cá nội đồng của có một vai trò rất quan trọng trong đời sống cộng đồng nhân dân. Hoạt động khai thác thủy sản trong các vùng nước nội đồng giúp cải thiện đời sống, tăng thu nhập, cải thiện bữa ăn hàng ngày nhất là cộng đồng ngư dân ở các huyện miền núi nơi mà sự tiếp cận với các sản phẩm hải sản còn gặp nhiều khó khăn.
Điều tra thực tế tại các địa phương cho thấy, sản lượng nội đồng đang có dấu hiệu suy giảm do tác động của biến đổi khí hậu, việc xây dựng các đập thủy điện, sự sụt giảm mực nước ngầm, sông ngòi bị bồi lắng, các hoạt động khai thác đánh bắt quá mức, khai thác bằng xung điện đi kèm với ô nhiễm môi trường các thủy vực đã làm cho nguồn lợi thủy sản nội nội đồng ngày càng cạn kiệt. Vấn đề xảy ra chủ yếu ở các huyện miền núi như Quế Phong, Quỳ Châu, Con Cuông, Tương Dương,...
Việc quản lý cũng như định hướng phát triển nghề thủy sản nội đồng tại tỉnh Nghệ An vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức. Cán bộ phụ trách tại các địa phương thường là cán bộ kiêm nhiệm nên việc thu thập, bổ sung các số liệu về số lượng tàu thuyền, cơ cấu nghề, sản lượng, các thông tin về kinh tế - xã hội của nghề khai thác thủy sản nội đồng chưa được cập nhật thường xuyên, có hệ thống.
2) Về quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất luôn được hoàn thiện từng bước đổi mới phù hợp với nền kinh tế thị trường và các điều kiện sản xuất. Các tổ chức HTX, nghiệp đoàn, doanh nghiệp, được củng cố và hoàn thiện, mô hình sản xuất hợp tác xã, tổ đội hợp tác khai thác trên biển được hình thành hoạt động hiệu quả.
Đến 31/12/2020 toàn tỉnh đã thành lập được 01 nghiệp đoàn nghề cá, 02 hợp tác xã, 210 tổ hợp tác khai thác trên biển, với trên 12.421 lao động và gần 1.410 tàu thuyền.
Các hình thức tổ chức trong khai thác thủy sản trên với mục đích: Hỗ trợ nhau trong tìm kiếm ngư trường, tiêu thụ, vận chuyển sản phẩm cũng như vận chuyển nước ngọt, lương thực; hỗ trợ nhau trong bảo vệ tài sản và trong phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn, lai dắt tàu thuyền trong quá trình gặp sự cố trên biển. Hiệu quả từ các mô hình trên đã đạt nhiều kết quả tốt, giúp đội tàu tăng thời gian bám biển, nâng cao giá trị sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất của mỗi chuyến biển.
3) Về sản lượng khai thác
Sản lượng khai thác không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng; năm 2020 sản lượng khai thác hải sản đạt 178.706 tấn, bằng 170,65% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân 9,3%; giá trị sản xuất năm 2020 là 3.809.897 triệu đồng, bằng 173,49% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân 9,6%. Sản lượng khai thác nội đồng năm 2020 là 6.642 tấn, bằng 117,6% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân 2,7% (chiếm khoảng 3% tổng sản lượng thủy sản trong toàn tỉnh)./.
Như Long
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây