HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Hiện trạng xây dựng và phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Nội dung:
Căn cứ tiêu chí quy định tại Quyết định số 7035/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Hướng dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn thì sản phẩm phải được giám sát an toàn thực phẩm từ công đoạn sản xuất ban đầu, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển và phân phối tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An sản phẩm được sản xuất theo chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn còn rất ít, chưa có chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn được xác nhận và dán tem an toàn theo đúng tiêu chuẩn quy định, đa số chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn chưa được giám sát tất cả các công đoạn sản xuất đến phân phối tiêu thụ.
  1. Hệ thống chuỗi sản phẩm từ sữa bò
Hiện nay trên địa bàn có 02 chuỗi cung cấp sữa bò của TH TrueMilk và VinaMilk thực hiện quy trình sản xuất, giám sát chất lượng sữa theo tiêu chuẩn quốc tế từ sản xuất chăn nuôi, lấy sữa đến bảo quản, chế biến và hệ thống phân phối sản phẩm ra thị trường. 100% thực phẩm Sữa sản xuất tại hai chuỗi đều được giám sát an toàn trước khi phân phối ra thị trường. Liên kết giữa chăn nuôi, lấy sữa, chế biến, thị trường thành chuỗi kép kín.
2. Nhóm thực phẩm cung cấp từ thịt gia súc, gia cầm
Chưa có chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn được giám sát các công đoạn từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến, phân phối; chưa tạo được chuỗi liên kết ổn định giữa người nuôi, chế biến và tiêu thụ. Hiện nay đang hình thành một số chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn theo mô hình sản xuất khép kín, hoặc liên kết sản xuất theo các công đoạn, như: Chuỗi cung cấp thực phẩm giò, chả; chuỗi cung cấp thịt tươi,... Phát triển các chuỗi cung cấp thực phẩm thịt gia súc, gia cầm an toàn là cần thiết.
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh cơ sở chăn nuôi bò, gà, lợn theo tiêu chuẩn sinh học, VietGAHP đang chiếm tỷ lệ thấp (dưới 5%) tại một số huyện Tân Kỳ, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Đô Lương, Thanh Chương, Yên Thành; mô hình chăn nuôi Lợn áp dụng công nghệ cao của Masan tại huyện Quỳ Hợp. Tuy nhiên sản phẩm đầu ra chưa có liên kết tiêu thụ ổn định, giá trị sản phẩm không vượt trội, nên cơ sở sản xuất, chăn nuôi chưa quan tâm đến duy trì sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAHP. Đa số đang giết mổ nhỏ lẻ tại hộ gia đình, có 46 cơ sở giết mổ tập trung tuy nhiên đang khó khăn để duy trì hoạt động. Nên giám sát chất lượng sản phẩm thịt rất khó khăn.
https://photo-cms-baonghean.zadn.vn/uploaded/xuanhoangbna/2018_08_26/bna_chan_nuoi_ga_xuan_hoang_25358274_2682018.gif
Đặc biệt là chưa có nhà máy chế biến thịt có quy mô lớn, chủ yếu chế biến nhỏ theo hộ gia đình như: Chế biến giò, chả, sấy, quay,... Hiện nay có khoảng 200 cơ sở chế biến giò, chả, chế biến thịt khác được giám sát chất lượng an toàn thực phẩm thông qua cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng nhận ISO, HACCP.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu cung cấp trong tỉnh tại các chợ dân sinh và một số thị trường các tỉnh phía Bắc, chưa có thị trường xuất khẩu. Do đó kiểm soát chất lượng khó khăn, nhất là sản phẩm thịt tiêu thụ tại chợ dân sinh chất lượng bẩn, tỷ lệ vi sinh vật qua kiểm nghiệm đạt cao.
3. Nhóm thực phẩm cung cấp từ lúa gạo, cây lương thực, nông sản
Hiện có 02 chuỗi cung cấp gạo an toàn được sản xuất khép kín từ công đoạn trồng, chế biến và phân phối thị trường của Công ty VTNN Nghệ An và Công ty KHCN Vĩnh Hòa, tuy nhiên quy mô sản xuất và khá năng phát triển đang hạn chế, các sản phẩm nông sản chưa có chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn. Nhìn chung chưa tạo được liên kết sản xuất từ trồng trọt, chế biến, tiêu thụ. Phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm Lúa gạo, nông sản an toàn là cần thiết.
Tỷ lệ diện tích lúa, nông sản sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GloberGAP đang rất thấp. Kiểm soát chất lượng sản phẩm từ nhóm cây lương thực, nông sản đang hạn chế, tình trạng sử dụng vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) kém chất lượng còn nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm. Chủ yếu xay xát nhỏ lẻ, hộ gia đình. Công tác giám sát chất lượng an toàn thực phẩm công đoạn này đang hạn chế, do chủ yếu là xay xát hộ gia đình.
Thị trường phân phối, tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh và xuất khẩu (lạc). Sản phẩm gạo nhập khẩu và gạo từ các tỉnh miền Nam kinh doanh tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An lớn, kiểm soát chất lượng khó khăn, do chủ yếu kinh doanh hộ gia đình không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Cơ sở kinh doanh gian lận thương mại, đặt bao bì, nhãn hiệu, thương hiệu công ty nước ngoài (Thái Lan, Lào) hoặc gạo có thương hiệu trong nước, nhưng gạo từ lúa sản xuất trong tỉnh qua công đoạn đánh bỏng sơ chế và đóng bao bì của gạo có thương hiệu để bán cho người dân Nghệ An sử dụng.
4. Nhóm thực phẩm cung cấp từ rau, củ, quả
Hiện nay toàn tỉnh mới có 01 chuỗi cung cấp thực phẩm rau, củ, quả an toàn được kiểm soát khép kín (Công ty CP sản xuất và cung ứng rau quả sạch quốc tế), chủ yếu thị trường tiêu thụ trong tỉnh, một số doanh nghiệp có liên kết tiêu thụ không ổn định. Một số chuỗi cung cấp thực phẩm rau, củ, quả an toàn theo mô hình sản xuất khép kín, liên kết các công đoạn sản xuất đang hình thành, như chuỗi cung cấp thực phẩm rau, củ, quả an toàn: HTX Quỳnh Minh, Quỳnh Lưu; Công ty TNHH rau sạch Xứ Nghệ, BiBireen, Công ty CP ĐTPT Nông nghiệp Tâm Nguyên, Công ty AVG, nhưng đang khó khăn trong quá trình sản xuất. Phát triển các chuỗi cung cấp thực phẩm rau, củ, quả an toàn là cần thiết.
Công đoạn sản xuất trồng trọt ban đầu đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung có quy mô diện tích lớn, sản xuất quanh năm tại một số xã của các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Tương Dương, thành phố Vinh. Người sản xuất đã quan tâm đên sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tuy nhiên tỷ lệ đang thấp (khoảng 5%). Người tiêu dùng chưa thực sự quan tâm nhiều đến sản phẩm rau, củ, quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, do đó giá trị sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP chưa vượt trội so sản phẩm sản xuất truyên thống, làm cho người sản xuất chưa quan tâm duy trì sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay trình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan không theo quy trình trong sản xuất rau, củ, quả nên ảnh hưởng đến chất lượng an toàn thực phẩm. Công tác giám sát an toàn thực phẩm công đoạn sản xuất ban đầu này rất khó khăn. Tuy nhiên công đoạn sơ chế, bảo quản, chế biến tập trung hiện vẫn chưa có.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu cung cấp nhu cầu trong tỉnh, một số loại rau cung cấp cho các nhà máy chế biến ngoài tỉnh; rau, củ, quả tiêu thụ qua kênh siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch đã được quan tâm, tuy nhiên chiếm tỷ lệ thấp.  
5. Nhóm thực phẩm cung cấp từ trái cây
Việc phát triển các chuỗi cung cấp thực phẩm trái cây an toàn trên địa bàn tỉnh rất hạn chế, hiện nay chỉ có 01 nhà máy (nhà máy Nafood - Công ty CP thực phẩm Nghệ An) chế biến liên kết tiêu thụ trái cây của người dân trồng nhưng không ổn định, chưa tạo thành chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn. Liên kết giữa người sản xuất, chế biến và các kênh tiêu thụ (siêu thị,…) chưa có dẫn đến sản phẩm khó tiêu thụ, tình trạng tồn đọng sản phẩm, giá sản phẩm giảm mạnh gây ảnh hưởng lớn đến trồng cây ăn quả. Phát triển các chuỗi cung cấp thực phẩm trái cây an toàn là cần thiết.
https://photo-cms-baonghean.zadn.vn/cw607/Uploaded/2021/xqymkxrlxk/2018_10_19/bna_cam_nghia_dan_dau_mua_duoc_gia_minh_thai_38707268_19102018.jpg
Đã phát triển về diện tích trồng một số cây ăn quả như cam, quýt, dứa, chanh leo,... Một số vùng đã áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP như trồng cam tại huyện Thanh Chương, Yên Thành, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, tuy nhiên diện tích trồng cây ăn quả áp dụng tiêu chuẩn VietGAP đang rất thấp, chưa đến 5%. Diện tích trồng cây ăn quả chưa thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP còn lớn, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không theo quy trình, công tác kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm trái cây khó khăn. Tuy nhiên lại chưa có công nghệ bảo quản trái cây. Trong khi đó mùa vụ thu hoạch trái cây trong thời gian ngắn, dẫn đến khi dồn mùa vụ thu hoạch, sản phẩm dồn đọng nhiều, nếu có cơ sở bảo quản thì sẽ khắc phục dồn đọng sản phẩm. Mới chỉ có 01 nhà máy chế biến trái cây, nhưng sản phẩm chế biến đang dạng nguyên liệu (nước ép,...). Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh, trong nước không ổn định.
6. Nhóm thực phẩm mía đường
Đã có 3 nhà máy chế biến mía đường thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm mía nguyên liệu cho người dân trên địa bàn các huyện Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Anh Sơn. Tuy nhiên liên kết tiêu thụ giữa nhà máy và người trồng mía chưa ổn định, chưa hình thành được chuỗi cung cấp thực phẩm đường an toàn. Chủ yếu mới kiểm soát chất lượng được công đoạn chế biến.
Diện tích trồng mía nguyên liệu chưa quan tâm đến thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, áp dụng khoa học kỹ thuật, chủ yếu do người dân sản xuất, khai thác tận dụng gốc mía mẹ nhiều năm, năng suất và tỷ lệ đường thấp; chưa được giám sát chất lượng an toàn.
Hiện nay nguyên liệu mía cung cấp không đủ cho công suất thiết kế của 3 nhà máy chế biến đường. Máy móc, thiết bị, công nghệ chế biến đã lạc hậu, xuống cấp. Cả 3 nhà máy đều đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thị trường phân phối tiêu thụ chính là trong nước. 
7.  Nhóm thực phẩm cung cấp từ Chè
Hiện nay mới chỉ có 01 chuỗi cung cấp thực phẩm chè an toàn (HTX Nông nghiệp chế biến chè Thanh Đức) được giám sát chất lượng từ công đoạn sản xuất ban đầu, chế biến, nhưng với quy mô nhỏ, việc liên kết giữa người trồng chè với cơ sở chế biến chưa thực hiện tốt, chủ yếu mua bán tự do. Chè là sản phẩm phát triển cơ bản ổn định cho người trồng chè tại Nghệ An; khối lượng diện tích và sản lượng tương đối lớn; số cơ sở chế biến chè ngày càng phát triển, tuy nhiên Phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm chè đang rất hạn chế cần tập trung phát triển nhiều hơn các chuỗi cung cấp thực phẩm chè trên địa bàn tỉnh
Diện tích trồng chè đang được mở rộng, nhưng diện tích trồng chè sản xuất đã được thực hiện theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt chỉ mới đạt khoảng 1%. Nguyên liệu chè không đủ để cung cấp cho chế biến, nhưng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đang rất hạn chế, cần tập trung xây dựng các vùng trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP để cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để mang lại hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm cho người trồng chè.
Hiện nay toàn tỉnh có trên 40 cơ sở, nhà máy chế biến chè đã được giám sát chất lượng an toàn thực phẩm, với công suất tiêu thụ toàn bộ sản lượng chè nguyên liệu được trồng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, sản phẩm chế biến chè chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô.
Thị trường phân phối tiêu thụ chủ yếu xuất nguyên liệu thô cho một số cơ sở chế biến trong nước và xuất khẩu.
8. Nhóm thực phẩm cung cấp từ dược liệu
Chưa có chuỗi cung cấp dược liệu an toàn, hiện nay đã hình thành một số mô hình liên kết trồng và chế biến dược liệu; dược liệu được xác định là nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh, nên Phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm dược liệu an toàn là cần thiết.
Diện tích trồng cây dược liệu đang thấp và chưa được áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, chưa được giám sát chất lượng nguyên liệu. Đã có nhà máy chế biến dược liệu được kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm (đó là Công ty CP dược liệu Pù Mát ở huyện Con Cuông). Thị trường phân phối tiêu thụ chủ yếu trong nước, nơi phân phối chưa được giám sát chất lượng sản phẩm.
9.  Nhóm thực phẩm cung cấp từ thủy sản
Hiện nay có 11 chuỗi cung cấp thực phẩm thủy sản an toàn (8 chuỗi cung cấp nước mắm an toàn, 3 chuỗi cung cấp thực phẩm thủy sản an toàn). Tuy nhiên các chuỗi cung cấp thực phẩm thủy sản an toàn đều từ thủy sản khai thác, đánh bắt từ biển. Vì thể cần Phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm thủy sản an toàn từ sản phẩm nuôi trồng.
Đối với sản phẩm thủy sản nuôi trồng đã áp dụng khoa hoạch kỹ thuật vào nuôi trồng nhưng đang chủ yếu tập trung vào nuôi tôm, tỷ lệ diện tích nuôi trồng thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 13,8%. Đối với sản phẩm khai thác từ biển được kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm qua tàu khai thác, đến nay 80% số tàu khai thác được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
Hệ thống hạ tầng bảo quản thủy sản được đầu tư cơ bản tốt, hiện nay toàn tỉnh có hơn 200 kho đông lạnh bảo quản; chế biến thủy sản quy mô hộ gia đình phát triển, có 4 nhà máy chế biến công nghiệp có quy mô lớn, nguyên liệu khai thác trong tỉnh không đủ cung cấp cho các nhà máy chế biên. Số lượng cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ trên 80%. Tuy nhiên, hoạt động bảo quản, chế biến mới chủ yếu tập trung ở thủy sản khai thác từ biển, sản phẩm thủy sản nuôi trồng bảo quản, chế biến chưa phát triển.
Thị trường phân phối tiêu thụ cả trong cả nước, xuất khẩu, nhập khẩu. Nghệ An là tỉnh tập trung đầu mối thủy sản, ngoài tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác trong nước, trong tỉnh, thì sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ nước ngoài về để phân phối tiêu thụ trong nước cũng chiến sản lượng lớn./.
Thái Hoàng
 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Hiện trạng xây dựng và phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Ngày xuất bản: Thứ tư - 27/10/2021 20:56
Nội dung:
Căn cứ tiêu chí quy định tại Quyết định số 7035/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Hướng dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn thì sản phẩm phải được giám sát an toàn thực phẩm từ công đoạn sản xuất ban đầu, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển và phân phối tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An sản phẩm được sản xuất theo chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn còn rất ít, chưa có chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn được xác nhận và dán tem an toàn theo đúng tiêu chuẩn quy định, đa số chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn chưa được giám sát tất cả các công đoạn sản xuất đến phân phối tiêu thụ.
  1. Hệ thống chuỗi sản phẩm từ sữa bò
Hiện nay trên địa bàn có 02 chuỗi cung cấp sữa bò của TH TrueMilk và VinaMilk thực hiện quy trình sản xuất, giám sát chất lượng sữa theo tiêu chuẩn quốc tế từ sản xuất chăn nuôi, lấy sữa đến bảo quản, chế biến và hệ thống phân phối sản phẩm ra thị trường. 100% thực phẩm Sữa sản xuất tại hai chuỗi đều được giám sát an toàn trước khi phân phối ra thị trường. Liên kết giữa chăn nuôi, lấy sữa, chế biến, thị trường thành chuỗi kép kín.
2. Nhóm thực phẩm cung cấp từ thịt gia súc, gia cầm
Chưa có chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn được giám sát các công đoạn từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến, phân phối; chưa tạo được chuỗi liên kết ổn định giữa người nuôi, chế biến và tiêu thụ. Hiện nay đang hình thành một số chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn theo mô hình sản xuất khép kín, hoặc liên kết sản xuất theo các công đoạn, như: Chuỗi cung cấp thực phẩm giò, chả; chuỗi cung cấp thịt tươi,... Phát triển các chuỗi cung cấp thực phẩm thịt gia súc, gia cầm an toàn là cần thiết.
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh cơ sở chăn nuôi bò, gà, lợn theo tiêu chuẩn sinh học, VietGAHP đang chiếm tỷ lệ thấp (dưới 5%) tại một số huyện Tân Kỳ, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Đô Lương, Thanh Chương, Yên Thành; mô hình chăn nuôi Lợn áp dụng công nghệ cao của Masan tại huyện Quỳ Hợp. Tuy nhiên sản phẩm đầu ra chưa có liên kết tiêu thụ ổn định, giá trị sản phẩm không vượt trội, nên cơ sở sản xuất, chăn nuôi chưa quan tâm đến duy trì sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAHP. Đa số đang giết mổ nhỏ lẻ tại hộ gia đình, có 46 cơ sở giết mổ tập trung tuy nhiên đang khó khăn để duy trì hoạt động. Nên giám sát chất lượng sản phẩm thịt rất khó khăn.
https://photo-cms-baonghean.zadn.vn/uploaded/xuanhoangbna/2018_08_26/bna_chan_nuoi_ga_xuan_hoang_25358274_2682018.gif
Đặc biệt là chưa có nhà máy chế biến thịt có quy mô lớn, chủ yếu chế biến nhỏ theo hộ gia đình như: Chế biến giò, chả, sấy, quay,... Hiện nay có khoảng 200 cơ sở chế biến giò, chả, chế biến thịt khác được giám sát chất lượng an toàn thực phẩm thông qua cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng nhận ISO, HACCP.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu cung cấp trong tỉnh tại các chợ dân sinh và một số thị trường các tỉnh phía Bắc, chưa có thị trường xuất khẩu. Do đó kiểm soát chất lượng khó khăn, nhất là sản phẩm thịt tiêu thụ tại chợ dân sinh chất lượng bẩn, tỷ lệ vi sinh vật qua kiểm nghiệm đạt cao.
3. Nhóm thực phẩm cung cấp từ lúa gạo, cây lương thực, nông sản
Hiện có 02 chuỗi cung cấp gạo an toàn được sản xuất khép kín từ công đoạn trồng, chế biến và phân phối thị trường của Công ty VTNN Nghệ An và Công ty KHCN Vĩnh Hòa, tuy nhiên quy mô sản xuất và khá năng phát triển đang hạn chế, các sản phẩm nông sản chưa có chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn. Nhìn chung chưa tạo được liên kết sản xuất từ trồng trọt, chế biến, tiêu thụ. Phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm Lúa gạo, nông sản an toàn là cần thiết.
Tỷ lệ diện tích lúa, nông sản sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GloberGAP đang rất thấp. Kiểm soát chất lượng sản phẩm từ nhóm cây lương thực, nông sản đang hạn chế, tình trạng sử dụng vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) kém chất lượng còn nhiều gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm. Chủ yếu xay xát nhỏ lẻ, hộ gia đình. Công tác giám sát chất lượng an toàn thực phẩm công đoạn này đang hạn chế, do chủ yếu là xay xát hộ gia đình.
Thị trường phân phối, tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh và xuất khẩu (lạc). Sản phẩm gạo nhập khẩu và gạo từ các tỉnh miền Nam kinh doanh tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An lớn, kiểm soát chất lượng khó khăn, do chủ yếu kinh doanh hộ gia đình không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Cơ sở kinh doanh gian lận thương mại, đặt bao bì, nhãn hiệu, thương hiệu công ty nước ngoài (Thái Lan, Lào) hoặc gạo có thương hiệu trong nước, nhưng gạo từ lúa sản xuất trong tỉnh qua công đoạn đánh bỏng sơ chế và đóng bao bì của gạo có thương hiệu để bán cho người dân Nghệ An sử dụng.
4. Nhóm thực phẩm cung cấp từ rau, củ, quả
Hiện nay toàn tỉnh mới có 01 chuỗi cung cấp thực phẩm rau, củ, quả an toàn được kiểm soát khép kín (Công ty CP sản xuất và cung ứng rau quả sạch quốc tế), chủ yếu thị trường tiêu thụ trong tỉnh, một số doanh nghiệp có liên kết tiêu thụ không ổn định. Một số chuỗi cung cấp thực phẩm rau, củ, quả an toàn theo mô hình sản xuất khép kín, liên kết các công đoạn sản xuất đang hình thành, như chuỗi cung cấp thực phẩm rau, củ, quả an toàn: HTX Quỳnh Minh, Quỳnh Lưu; Công ty TNHH rau sạch Xứ Nghệ, BiBireen, Công ty CP ĐTPT Nông nghiệp Tâm Nguyên, Công ty AVG, nhưng đang khó khăn trong quá trình sản xuất. Phát triển các chuỗi cung cấp thực phẩm rau, củ, quả an toàn là cần thiết.
Công đoạn sản xuất trồng trọt ban đầu đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung có quy mô diện tích lớn, sản xuất quanh năm tại một số xã của các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Tương Dương, thành phố Vinh. Người sản xuất đã quan tâm đên sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tuy nhiên tỷ lệ đang thấp (khoảng 5%). Người tiêu dùng chưa thực sự quan tâm nhiều đến sản phẩm rau, củ, quả sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, do đó giá trị sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP chưa vượt trội so sản phẩm sản xuất truyên thống, làm cho người sản xuất chưa quan tâm duy trì sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay trình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan không theo quy trình trong sản xuất rau, củ, quả nên ảnh hưởng đến chất lượng an toàn thực phẩm. Công tác giám sát an toàn thực phẩm công đoạn sản xuất ban đầu này rất khó khăn. Tuy nhiên công đoạn sơ chế, bảo quản, chế biến tập trung hiện vẫn chưa có.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu cung cấp nhu cầu trong tỉnh, một số loại rau cung cấp cho các nhà máy chế biến ngoài tỉnh; rau, củ, quả tiêu thụ qua kênh siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch đã được quan tâm, tuy nhiên chiếm tỷ lệ thấp.  
5. Nhóm thực phẩm cung cấp từ trái cây
Việc phát triển các chuỗi cung cấp thực phẩm trái cây an toàn trên địa bàn tỉnh rất hạn chế, hiện nay chỉ có 01 nhà máy (nhà máy Nafood - Công ty CP thực phẩm Nghệ An) chế biến liên kết tiêu thụ trái cây của người dân trồng nhưng không ổn định, chưa tạo thành chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn. Liên kết giữa người sản xuất, chế biến và các kênh tiêu thụ (siêu thị,…) chưa có dẫn đến sản phẩm khó tiêu thụ, tình trạng tồn đọng sản phẩm, giá sản phẩm giảm mạnh gây ảnh hưởng lớn đến trồng cây ăn quả. Phát triển các chuỗi cung cấp thực phẩm trái cây an toàn là cần thiết.
https://photo-cms-baonghean.zadn.vn/cw607/Uploaded/2021/xqymkxrlxk/2018_10_19/bna_cam_nghia_dan_dau_mua_duoc_gia_minh_thai_38707268_19102018.jpg
Đã phát triển về diện tích trồng một số cây ăn quả như cam, quýt, dứa, chanh leo,... Một số vùng đã áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP như trồng cam tại huyện Thanh Chương, Yên Thành, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, tuy nhiên diện tích trồng cây ăn quả áp dụng tiêu chuẩn VietGAP đang rất thấp, chưa đến 5%. Diện tích trồng cây ăn quả chưa thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP còn lớn, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không theo quy trình, công tác kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm trái cây khó khăn. Tuy nhiên lại chưa có công nghệ bảo quản trái cây. Trong khi đó mùa vụ thu hoạch trái cây trong thời gian ngắn, dẫn đến khi dồn mùa vụ thu hoạch, sản phẩm dồn đọng nhiều, nếu có cơ sở bảo quản thì sẽ khắc phục dồn đọng sản phẩm. Mới chỉ có 01 nhà máy chế biến trái cây, nhưng sản phẩm chế biến đang dạng nguyên liệu (nước ép,...). Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh, trong nước không ổn định.
6. Nhóm thực phẩm mía đường
Đã có 3 nhà máy chế biến mía đường thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm mía nguyên liệu cho người dân trên địa bàn các huyện Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Anh Sơn. Tuy nhiên liên kết tiêu thụ giữa nhà máy và người trồng mía chưa ổn định, chưa hình thành được chuỗi cung cấp thực phẩm đường an toàn. Chủ yếu mới kiểm soát chất lượng được công đoạn chế biến.
Diện tích trồng mía nguyên liệu chưa quan tâm đến thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, áp dụng khoa học kỹ thuật, chủ yếu do người dân sản xuất, khai thác tận dụng gốc mía mẹ nhiều năm, năng suất và tỷ lệ đường thấp; chưa được giám sát chất lượng an toàn.
Hiện nay nguyên liệu mía cung cấp không đủ cho công suất thiết kế của 3 nhà máy chế biến đường. Máy móc, thiết bị, công nghệ chế biến đã lạc hậu, xuống cấp. Cả 3 nhà máy đều đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thị trường phân phối tiêu thụ chính là trong nước. 
7.  Nhóm thực phẩm cung cấp từ Chè
Hiện nay mới chỉ có 01 chuỗi cung cấp thực phẩm chè an toàn (HTX Nông nghiệp chế biến chè Thanh Đức) được giám sát chất lượng từ công đoạn sản xuất ban đầu, chế biến, nhưng với quy mô nhỏ, việc liên kết giữa người trồng chè với cơ sở chế biến chưa thực hiện tốt, chủ yếu mua bán tự do. Chè là sản phẩm phát triển cơ bản ổn định cho người trồng chè tại Nghệ An; khối lượng diện tích và sản lượng tương đối lớn; số cơ sở chế biến chè ngày càng phát triển, tuy nhiên Phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm chè đang rất hạn chế cần tập trung phát triển nhiều hơn các chuỗi cung cấp thực phẩm chè trên địa bàn tỉnh
Diện tích trồng chè đang được mở rộng, nhưng diện tích trồng chè sản xuất đã được thực hiện theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt chỉ mới đạt khoảng 1%. Nguyên liệu chè không đủ để cung cấp cho chế biến, nhưng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đang rất hạn chế, cần tập trung xây dựng các vùng trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP để cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để mang lại hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm cho người trồng chè.
Hiện nay toàn tỉnh có trên 40 cơ sở, nhà máy chế biến chè đã được giám sát chất lượng an toàn thực phẩm, với công suất tiêu thụ toàn bộ sản lượng chè nguyên liệu được trồng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, sản phẩm chế biến chè chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô.
Thị trường phân phối tiêu thụ chủ yếu xuất nguyên liệu thô cho một số cơ sở chế biến trong nước và xuất khẩu.
8. Nhóm thực phẩm cung cấp từ dược liệu
Chưa có chuỗi cung cấp dược liệu an toàn, hiện nay đã hình thành một số mô hình liên kết trồng và chế biến dược liệu; dược liệu được xác định là nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh, nên Phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm dược liệu an toàn là cần thiết.
Diện tích trồng cây dược liệu đang thấp và chưa được áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, chưa được giám sát chất lượng nguyên liệu. Đã có nhà máy chế biến dược liệu được kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm (đó là Công ty CP dược liệu Pù Mát ở huyện Con Cuông). Thị trường phân phối tiêu thụ chủ yếu trong nước, nơi phân phối chưa được giám sát chất lượng sản phẩm.
9.  Nhóm thực phẩm cung cấp từ thủy sản
Hiện nay có 11 chuỗi cung cấp thực phẩm thủy sản an toàn (8 chuỗi cung cấp nước mắm an toàn, 3 chuỗi cung cấp thực phẩm thủy sản an toàn). Tuy nhiên các chuỗi cung cấp thực phẩm thủy sản an toàn đều từ thủy sản khai thác, đánh bắt từ biển. Vì thể cần Phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm thủy sản an toàn từ sản phẩm nuôi trồng.
Đối với sản phẩm thủy sản nuôi trồng đã áp dụng khoa hoạch kỹ thuật vào nuôi trồng nhưng đang chủ yếu tập trung vào nuôi tôm, tỷ lệ diện tích nuôi trồng thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 13,8%. Đối với sản phẩm khai thác từ biển được kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm qua tàu khai thác, đến nay 80% số tàu khai thác được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
Hệ thống hạ tầng bảo quản thủy sản được đầu tư cơ bản tốt, hiện nay toàn tỉnh có hơn 200 kho đông lạnh bảo quản; chế biến thủy sản quy mô hộ gia đình phát triển, có 4 nhà máy chế biến công nghiệp có quy mô lớn, nguyên liệu khai thác trong tỉnh không đủ cung cấp cho các nhà máy chế biên. Số lượng cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ trên 80%. Tuy nhiên, hoạt động bảo quản, chế biến mới chủ yếu tập trung ở thủy sản khai thác từ biển, sản phẩm thủy sản nuôi trồng bảo quản, chế biến chưa phát triển.
Thị trường phân phối tiêu thụ cả trong cả nước, xuất khẩu, nhập khẩu. Nghệ An là tỉnh tập trung đầu mối thủy sản, ngoài tiêu thụ sản phẩm thủy sản khai thác trong nước, trong tỉnh, thì sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ nước ngoài về để phân phối tiêu thụ trong nước cũng chiến sản lượng lớn./.
Thái Hoàng
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây