HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Mô hình “Nuôi giun quế kết hợp nuôi gà” ở Quỳ Hợp cho hiệu quả kinh tế cao
Nội dung:
Hiện nay nhu cầu của thị trường về thực phẩm sạch đang rất cao. Cùng với đó, nhiều mô hình chăn nuôi mới được áp dụng thực tế nhằm tăng năng suất, tiết kiệm thời gian cho người nông dân. Nhiều bà con đã chuyển hướng từ chăn nuôi gà với thức ăn công nghiệp sang thức ăn tự nhiên như cám ngô, cám gạo, bột đậu tương… Trong đó, có thể kể đến mô hình nuôi giun quế kết hợp nuôi gà đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng cao mà lại có thể bảo vệ môi trường.
Nuôi giun quế kết hợp nuôi gà được xem là mô hình có  hiệu quả cao, bảo vệ môi trường và phát triển mạnh từ cuối năm 2015. Số vốn cần bỏ ra cho mô hình này không nhiều do nuôi giun quế kết hợp nuôi gà không cần chuồng trại, rất dễ nuôi và có thể dùng thức ăn từ rác hữu cơ, lục bình,…. Giun quế (hay trùn quế) là loại thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, giá thành rẻ. Với đặc điểm là giàu đạm, lượng protein thô chiếm tới 70% trọng lượng khô, giun quế chính là một nguồn thức ăn lý tưởng cho gà và các loại vật nuôi khác.
Năm bắt xu thế này, năm 2021, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) phối hợp UBND xã Châu Đình thực hiện mô hình "Nuôi giun quế kết hợp nuôi gà" (thuộc nguồn kinh phí đặc thù khuyến nông). Mô hình được triển khai tại xóm Xuân Đình, xã Châu Đình 01 hộ tham gia mô hình đó là anh Võ Văn Dũng ở xóm Xuân Đình, xã Châu Đình, với quy mô chuồng nuôi giun quế 150m2 và 300 con gà. Hộ anh Dũng được hỗ trợ giống giun quế, giống gà 01 ngày tuổi, thức ăn, vắc xin, hỗ trợ kĩ thuật. Trong quá trình thực hiện mô hình, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thường xuyên bám sát kiểm tra, hướng dẫn hộ nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật, làm tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đầy đủ nên đàn gà và giun ngay từ đầu đã ổn định và phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra.
 

Mô hình nuôi giun quế kết hợp nuôi gà mang lại hiệu quả cao
 
Anh Dũng cho biết: Trên diện tích 150m2 chuồng nuôi giun, cứ sau 40-45 ngày cho thu hoạch 1 lứa, mỗi lứa 150 kg giun quế, vừa làm thức ăn cho đàn gà, vừa có bán ra thị trường với giá 100.000 đồng/kg. Trước đây, thức ăn cho gia cầm phụ thuộc vào cám công nghiệp và lúa, ngô. Từ khi tham gia thực hiện mô hình khuyến nông, tôi đã nắm bắt kỹ thuật nuôi giun quế nên thức ăn cho gà hoàn toàn chủ động, còn có giun quế xuất bán cho các hộ chăn nuôi khác. Phân gà làm thức ăn cho giun, giun làm thức ăn cho gà tạo thành vòng tròn khép kín, vừa tận dụng được chất thải, vừa đảm bảo yếu tố môi trường. Đặc biệt, gà ăn giun quế, vừa là thức ăn tự nhiên, giàu chất dinh dưỡng, nhanh lớn, thịt chắc, thơm ngon và sạch nên được thị trường ưa chuộng”. Ước tính sau 1 năm mô hình cho doanh thu khoảng 175 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 50 triệu đồng. Dự kiến sang các năm tiếp theo sẽ thu lãi ròng từ nuôi giun quế, chỉ đầu tư ban đầu giống và ít cám HH gà con, một phần giun quế dùng làm thức ăn cho gà và thức ăn cho giun sẽ sử dụng phân gà thải ra.
 
http://khuyennongvn.gov.vn/portals/0/news_images/2022/07/hangweb/giun.jpg 
Là người hướng dẫn kỹ thuật cho hộ gia đình triển khai mô hình, kỹ sư Lê Thị Ngọc cho biết: Đây là mô hình chăn nuôi khép kín, từ sử dụng phân trâu bò thải ra cho giun quế ăn, sau đó thành phẩm giun làm thức ăn nuôi gà, trâu bò. Ngoài ra, phân gà được sử dụng nuôi giun quế và giun quế làm thức ăn cho gà, chất thải giun quế thải ra được xếp vào loại phân hữu cơ vi sinh tự nhiên, giàu hàm lượng dinh dưỡng và hệ vi sinh vật phong phú, phù hợp hầu hết với tất cả các loại cây trồng. Dùng bón cây trồng nên tận dụng tối đa phế thải nông nghiệp vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái. Mô hình được thực hiện trên địa bàn đã mang lại một hướng đi mới cho bà con trong quá trình chăn nuôi khép kín.
Mô hình vừa đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho thị trường, lại tận dựng được phế phụ phẩm của chất thải chăn nuôi vì vậy cần nhân rộng mô hình vào những năm tiếp theo ở nhiều địa phương khác trong huyện nhằm tạo điều kiện cho người dân tham quan học tập và ứng dụng vào thực tế sản xuất./.
Anh Phát



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Mô hình “Nuôi giun quế kết hợp nuôi gà” ở Quỳ Hợp cho hiệu quả kinh tế cao
Ngày xuất bản: Thứ tư - 14/09/2022 21:25
Nội dung:
Hiện nay nhu cầu của thị trường về thực phẩm sạch đang rất cao. Cùng với đó, nhiều mô hình chăn nuôi mới được áp dụng thực tế nhằm tăng năng suất, tiết kiệm thời gian cho người nông dân. Nhiều bà con đã chuyển hướng từ chăn nuôi gà với thức ăn công nghiệp sang thức ăn tự nhiên như cám ngô, cám gạo, bột đậu tương… Trong đó, có thể kể đến mô hình nuôi giun quế kết hợp nuôi gà đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng cao mà lại có thể bảo vệ môi trường.
Nuôi giun quế kết hợp nuôi gà được xem là mô hình có  hiệu quả cao, bảo vệ môi trường và phát triển mạnh từ cuối năm 2015. Số vốn cần bỏ ra cho mô hình này không nhiều do nuôi giun quế kết hợp nuôi gà không cần chuồng trại, rất dễ nuôi và có thể dùng thức ăn từ rác hữu cơ, lục bình,…. Giun quế (hay trùn quế) là loại thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, giá thành rẻ. Với đặc điểm là giàu đạm, lượng protein thô chiếm tới 70% trọng lượng khô, giun quế chính là một nguồn thức ăn lý tưởng cho gà và các loại vật nuôi khác.
Năm bắt xu thế này, năm 2021, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) phối hợp UBND xã Châu Đình thực hiện mô hình "Nuôi giun quế kết hợp nuôi gà" (thuộc nguồn kinh phí đặc thù khuyến nông). Mô hình được triển khai tại xóm Xuân Đình, xã Châu Đình 01 hộ tham gia mô hình đó là anh Võ Văn Dũng ở xóm Xuân Đình, xã Châu Đình, với quy mô chuồng nuôi giun quế 150m2 và 300 con gà. Hộ anh Dũng được hỗ trợ giống giun quế, giống gà 01 ngày tuổi, thức ăn, vắc xin, hỗ trợ kĩ thuật. Trong quá trình thực hiện mô hình, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thường xuyên bám sát kiểm tra, hướng dẫn hộ nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật, làm tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đầy đủ nên đàn gà và giun ngay từ đầu đã ổn định và phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra.
 

Mô hình nuôi giun quế kết hợp nuôi gà mang lại hiệu quả cao
 
Anh Dũng cho biết: Trên diện tích 150m2 chuồng nuôi giun, cứ sau 40-45 ngày cho thu hoạch 1 lứa, mỗi lứa 150 kg giun quế, vừa làm thức ăn cho đàn gà, vừa có bán ra thị trường với giá 100.000 đồng/kg. Trước đây, thức ăn cho gia cầm phụ thuộc vào cám công nghiệp và lúa, ngô. Từ khi tham gia thực hiện mô hình khuyến nông, tôi đã nắm bắt kỹ thuật nuôi giun quế nên thức ăn cho gà hoàn toàn chủ động, còn có giun quế xuất bán cho các hộ chăn nuôi khác. Phân gà làm thức ăn cho giun, giun làm thức ăn cho gà tạo thành vòng tròn khép kín, vừa tận dụng được chất thải, vừa đảm bảo yếu tố môi trường. Đặc biệt, gà ăn giun quế, vừa là thức ăn tự nhiên, giàu chất dinh dưỡng, nhanh lớn, thịt chắc, thơm ngon và sạch nên được thị trường ưa chuộng”. Ước tính sau 1 năm mô hình cho doanh thu khoảng 175 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 50 triệu đồng. Dự kiến sang các năm tiếp theo sẽ thu lãi ròng từ nuôi giun quế, chỉ đầu tư ban đầu giống và ít cám HH gà con, một phần giun quế dùng làm thức ăn cho gà và thức ăn cho giun sẽ sử dụng phân gà thải ra.
 
http://khuyennongvn.gov.vn/portals/0/news_images/2022/07/hangweb/giun.jpg 
Là người hướng dẫn kỹ thuật cho hộ gia đình triển khai mô hình, kỹ sư Lê Thị Ngọc cho biết: Đây là mô hình chăn nuôi khép kín, từ sử dụng phân trâu bò thải ra cho giun quế ăn, sau đó thành phẩm giun làm thức ăn nuôi gà, trâu bò. Ngoài ra, phân gà được sử dụng nuôi giun quế và giun quế làm thức ăn cho gà, chất thải giun quế thải ra được xếp vào loại phân hữu cơ vi sinh tự nhiên, giàu hàm lượng dinh dưỡng và hệ vi sinh vật phong phú, phù hợp hầu hết với tất cả các loại cây trồng. Dùng bón cây trồng nên tận dụng tối đa phế thải nông nghiệp vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái. Mô hình được thực hiện trên địa bàn đã mang lại một hướng đi mới cho bà con trong quá trình chăn nuôi khép kín.
Mô hình vừa đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho thị trường, lại tận dựng được phế phụ phẩm của chất thải chăn nuôi vì vậy cần nhân rộng mô hình vào những năm tiếp theo ở nhiều địa phương khác trong huyện nhằm tạo điều kiện cho người dân tham quan học tập và ứng dụng vào thực tế sản xuất./.
Anh Phát



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây