HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây ươi (Scaphium macropodum) nhằm mục đích lấy quả (giai đoạn 2: 2013-2017)
Nội dung:

Ươi (Scaphium macropodum) là cây gỗ đa tác dụng, cho quả rất có giá trị ở Việt Nam. Hiện tại quả Ươi có giá tăng đột biến tới 150.000-200.000 đồng/1kg. Do thân cây Ươi thẳng, cao tới 25-30 m, trèo thu hái quả rất khó khăn, nên người dân thường chặt hạ cả cây để khai thác quả (khai thác triệt) dẫn đến tình trạng các quần thể Ươi tự nhiên bị tàn phá, suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Điều này làm cho số phận cây Ươi, một loài cây vốn dĩ đã bị đe ngày càng trầm trọng hơn và nhanh đi đến bờ vực diệt chủng. Các nghiên cứu về cây Ươi tại Việt Nam tập trung vào các vấn đề cơ bản và đạt được các kết quả quan trọng về đặc điểm sinh lý sinh thái; kỹ thuật gây trồng cây con từ hạt,… Tuy nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể nào nhằm cải thiện giống theo hướng kinh doanh quản lý cây Ươi như loài cây ăn quả trong vườn rừng hộ gia đình, có thân cây thấp và hình tán rộng, năng suất quả cao, dễ dàng thu hái và do đó gây trồng cây Ươi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, không bị chặt phá và sẽ phát triển bền vững.

Đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây bản địa đa mục đích: Ươi (Scaphium macropodum), Cọc rào (Jatropha curcas)” (Giai đoạn 1: 2007-2010) đã thu được các kết quả bao gồm: xây dựng được tiêu chuẩn lập địa, đánh giá độ thích hợp cây trồng cho trồng rừng Ươi tại Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ; thân tích được động thái phát triển quần thể Ươi tại các khu vực nghiên cứu; tuyển chọn được tổng cộng 30 cây trội Ươi, có năng suất quả cao từ 3 vùng nghiên cứu; xác định được ánh sáng tối ưu cho sinh trưởng cây Ươi vườn ươm và trồng làm giàu rừng; và xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật gây trồng Ươi từ hạt. Tuy nhiên cũng còn thiếu kết quả nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng, kỹ thuật nhân giống vô tính. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu do TS. Đoàn Đình Tam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ nhiệm đã đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây Ươi (Scaphium macropodum) nhằm mục đích lấy quả (Giai đoạn 2: 2013-2017)”. Một mặt sẽ kế thừa sử dụng các kết quả nghiên cứu đã đạt được trong giai đoạn 1, mặt khác sẽ tiến hành các nghiên cứu mới bao gồm: nghiên cứu mới về chọn cây trội; khảo nghiệm dòng vô tính; kỹ thuật nhân giống chiết & ghép và gây trồng cây chiết & ghép; phân tích hóa học thành phần dược tính và dinh dưỡng; xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về nhân giống và kỹ thuật trồng cây Ươi chiết, ghép.

Sau một thời gian triển khai, đề tài đã thu được các kết quả sau:

1. Kết quả điều tra, tuyển chọn cây trội

 Đã điều tra, tuyển chọn được 53 cây trội Ươi tại Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã; Ban quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Sông Tranh, Bắc Trà My, Quảng Nam Kbang, Rừng đặc dụng Đắk Uy, Đắk Hà và VQG Chư Mom Rây, Sa Thầy, Kon Tum. Các cây trội đều có các chỉ tiêu về sinh trưởng cũng như lượng quả vượt trội hơn so với lâm phần. Đặc biệt, sản lượng quả vượt từ 43,7% đến 51,9% so với sản lượng quả trung bình của lâm phần điều tra.

2. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây Ươi bằng chiết, ghép.

 - Nồng độ chất kích thích ra rễ (IBA) phù hợp nhất là 1.000ppm khi nhân giống vô tính cây Ươi bằng phương pháp chiết cành.

- Đã nghiên cứu và xác định được kỹ thuật chiết, thời vụ chiết, kỹ thuật chăm sóc và trẻ hóa cây chiết tại vườn ươm và đã chiết được 650 cây chiết.

 - Đã nghiên cứu, xác định được phương pháp ghép nêm trên gốc ghép 10 - 12 tháng tuổi với độ dài hom ghép từ 6 - 8cm vào vụ Xuân Hè (từ tháng 3 đến tháng 5) cho kết quả tốt nhất.

Đã sản xuất được 550 cây ghép, đồng thời đã nghiên cứu và xác định được các kỹ thuật: tạo gốc ghép; chọn và xử lý hom ghép; chăm sóc cây ghép ở giai đoạn vườn ươm; tiêu chuẩn cây ghép mang đi trồng rừng.

3. Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm dòng vô tính cây Ươi.

Bước đầu, đề tài đã lựa chọn được mỗi vùng nghiên cứu 3 dòng cây chiết và 3 dòng cây ghép có triển vọng gồm:

- Tại Thừa Thiên Huế: các dòng cây chiết gồm BTB6, BTB1, TN8 (sinh trưởng D0 đạt từ 2,41 cm đến 2,56cm; Dt đạt từ 126cm đến 137cm; Hvn đạt từ 198cm đến 209cm). Các dòng cây ghép gồm: TN8, NBT6, BTB2 (sinh trưởng D0 đạt từ 2,48 đến 2,51cm; Dt đạt từ 100cm đến 108cm; Hvn đạt từ 220cm đến 224cm).

- Tại Quảng Nam: các dòng cây chiết gồm NTB8, TN2, NTB3 (sinh trưởng D0 đạt từ 2,40cm đến 2,52cm; Dt đạt từ 132cm - 135cm; Hvn đạt từ 200cm đến 210cm. Các dòng cây ghép gồm: NTB10, NTB6, TN8 (sinh trưởng D0 đạt từ 2,44cm đến 2,48cm; Dt đạt từ 96cm đến 110cm; Hvn đạt từ 216cm đến 220cm).

 - Tại Gia Lai: các dòng cây chiết gồm TN2, TN9, NTB3 (sinh trưởng D0 đạt từ 2,44cm đến 2,50cm; Dt đạt từ 127cm đến 131cm; Hvn đạt từ 208cm đên 214cm). Các dòng cây ghép gồm: TN11, TN8, NTB6 (sinh trưởng D0 đạt từ 2,45 đến 2,47cm; Dt đạt từ 106cm đến 113cm; Hvn đạt từ 218 cm đến 226cm).

4. Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ cây Ươi

Các xuất xứ có triển vọng (3 xuất xứ) ở giai đoạn đến 36 tháng tuổi với các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn các xuất xứ còn lại là các xuất xứ Kbang, Sa Thầy, Bắc Trà My. Cụ thể: Sinh trưởng D0 = 2,76 - 2,89cm; Hvn = 206 - 214cm; Thể tích đạt từ 2,04 - 2,15 dm3 vượt từ 50 - 61,03% so với đối chứng.

5. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Ươi chiết, ghép.

- Liều lượng phân bón thích hợp cho cây Ươi chiết ghép là bón thúc 20 kg phân chuồng hoai + 1 kg lân/hố và bón thúc 500g hữu cơ vi sinh + 250g NPK/hố khi cây chiết có tỷ lệ sống đạt 96%; sinh trưởng D0 = 1,73cm (tăng trưởng trung v bình 0,87cm/năm), Dt = 64cm (tăng trưởng trung binh 32cm/năm), Hvn = 171cm (tăng trưởng trung bình 85,5cm/năm) với tỷ lệ cây tốt đạt 83%. Cây ghép tỷ lệ sống đạt 95%; sinh trưởng D0 = 1,96cm (tăng trưởng trung bình 0,98cm/năm), Dt = 53cm (tăng trưởng trung binh 26,5cm/năm), Hvn = 171cm (tăng trưởng trung bình 85,5cm/năm) với tỷ lệ cây tốt đạt 84%.

- Kết quả nghiên cứu về phương thức trồng cho thấy: Ươi có thể trồng thuần loài tập trung và trồng phân tán trong vườn hộ khi cây trồng có tỷ lệ sống khá cao (trên 90%), sinh trưởng đạt khá cao. Trong đó, cây chiết có Do = 2,01 - 2,06cm; Dt = 68 - 71cm; Hvn = 206 - 213cm. Cây ghép có Do = 1,98 - 2,03cm; Dt = 54 - 62cm; Hvn = 217 - 224cm.  Đến giai đoạn 24 tháng tuổi, cây ghép đã ra hoa (nhưng chưa đậu quả); cây chiết chưa thấy cây ra hoa, quả. Nguyên nhân chủ yếu do thời gian trồng ngắn và chu kỳ ra hoa, quả của Ươi từ 4 - 5 năm/lần.

6. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng và dược tính có trong quả ươi với 3 nhóm chất Polisaccharide, Axit béo và Alkaloid.

- Hàm lượng Polisaccharide đạt cao nhất trong quả Ươi bay (18,15 - 19,4 g/100g quả) và giảm dần theo trạng thái quả (ươi bay - ươi già khô - ươi già xanh - non khô - non xanh). Các mẫu quả tại vùng Nam Trung Bộ có hàm lượng Polisaccharide cao hơn các mẫu của các vùng còn lại (ở tất cả các trạng thái quả).

- Hàm lượng Lipit tổng số đạt cao nhất trong quả Ươi bay (5,7 - 6,22%/100g quả) và giảm dần theo trạng thái quả (ươi bay - ươi già khô - ươi già xanh - non khô - non xanh). Quả Ươi càng non thì lượng Lipit tổng số càng ít. Hàm lượng Lipit trong các mẫu quả tại Nam Trung Bộ cao hơn các vùng còn lại.

- Trong quả Ươi có thành phần của 9 loại Axit béo. Trong đó axit linoleic chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 40%), tiếp đến là Axit palmitic chiếm 24,55 - 25,93%. Quả Ươi bay có hàm lượng các axit béo cao nhất, tiếp đến là Ươi già khô và thấp nhất tại các mẫu quả non xanh.

- Hàm lượng Alkaloid: tại tất cả các mẫu nghiên cứu không thấy xuất hiện Alkaloid hoặc có với hàm lượng rất nhỏ không định lượng được.

7. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật gây trồng Dựa trên các kết quả nghiên cứu, đề tài đã xây dựng được HDKT nhân giống Ươi bằng phương pháp chiết, ghép và HDKT gây trồng cây Ươi chiết, ghép.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 16582/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

P.T.T (NASATI)




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây ươi (Scaphium macropodum) nhằm mục đích lấy quả (giai đoạn 2: 2013-2017)
Ngày xuất bản: Thứ năm - 23/09/2021 22:15
Nội dung:

Ươi (Scaphium macropodum) là cây gỗ đa tác dụng, cho quả rất có giá trị ở Việt Nam. Hiện tại quả Ươi có giá tăng đột biến tới 150.000-200.000 đồng/1kg. Do thân cây Ươi thẳng, cao tới 25-30 m, trèo thu hái quả rất khó khăn, nên người dân thường chặt hạ cả cây để khai thác quả (khai thác triệt) dẫn đến tình trạng các quần thể Ươi tự nhiên bị tàn phá, suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Điều này làm cho số phận cây Ươi, một loài cây vốn dĩ đã bị đe ngày càng trầm trọng hơn và nhanh đi đến bờ vực diệt chủng. Các nghiên cứu về cây Ươi tại Việt Nam tập trung vào các vấn đề cơ bản và đạt được các kết quả quan trọng về đặc điểm sinh lý sinh thái; kỹ thuật gây trồng cây con từ hạt,… Tuy nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể nào nhằm cải thiện giống theo hướng kinh doanh quản lý cây Ươi như loài cây ăn quả trong vườn rừng hộ gia đình, có thân cây thấp và hình tán rộng, năng suất quả cao, dễ dàng thu hái và do đó gây trồng cây Ươi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, không bị chặt phá và sẽ phát triển bền vững.

Đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây bản địa đa mục đích: Ươi (Scaphium macropodum), Cọc rào (Jatropha curcas)” (Giai đoạn 1: 2007-2010) đã thu được các kết quả bao gồm: xây dựng được tiêu chuẩn lập địa, đánh giá độ thích hợp cây trồng cho trồng rừng Ươi tại Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ; thân tích được động thái phát triển quần thể Ươi tại các khu vực nghiên cứu; tuyển chọn được tổng cộng 30 cây trội Ươi, có năng suất quả cao từ 3 vùng nghiên cứu; xác định được ánh sáng tối ưu cho sinh trưởng cây Ươi vườn ươm và trồng làm giàu rừng; và xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật gây trồng Ươi từ hạt. Tuy nhiên cũng còn thiếu kết quả nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng, kỹ thuật nhân giống vô tính. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu do TS. Đoàn Đình Tam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ nhiệm đã đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây Ươi (Scaphium macropodum) nhằm mục đích lấy quả (Giai đoạn 2: 2013-2017)”. Một mặt sẽ kế thừa sử dụng các kết quả nghiên cứu đã đạt được trong giai đoạn 1, mặt khác sẽ tiến hành các nghiên cứu mới bao gồm: nghiên cứu mới về chọn cây trội; khảo nghiệm dòng vô tính; kỹ thuật nhân giống chiết & ghép và gây trồng cây chiết & ghép; phân tích hóa học thành phần dược tính và dinh dưỡng; xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về nhân giống và kỹ thuật trồng cây Ươi chiết, ghép.

Sau một thời gian triển khai, đề tài đã thu được các kết quả sau:

1. Kết quả điều tra, tuyển chọn cây trội

 Đã điều tra, tuyển chọn được 53 cây trội Ươi tại Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã; Ban quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Sông Tranh, Bắc Trà My, Quảng Nam Kbang, Rừng đặc dụng Đắk Uy, Đắk Hà và VQG Chư Mom Rây, Sa Thầy, Kon Tum. Các cây trội đều có các chỉ tiêu về sinh trưởng cũng như lượng quả vượt trội hơn so với lâm phần. Đặc biệt, sản lượng quả vượt từ 43,7% đến 51,9% so với sản lượng quả trung bình của lâm phần điều tra.

2. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây Ươi bằng chiết, ghép.

 - Nồng độ chất kích thích ra rễ (IBA) phù hợp nhất là 1.000ppm khi nhân giống vô tính cây Ươi bằng phương pháp chiết cành.

- Đã nghiên cứu và xác định được kỹ thuật chiết, thời vụ chiết, kỹ thuật chăm sóc và trẻ hóa cây chiết tại vườn ươm và đã chiết được 650 cây chiết.

 - Đã nghiên cứu, xác định được phương pháp ghép nêm trên gốc ghép 10 - 12 tháng tuổi với độ dài hom ghép từ 6 - 8cm vào vụ Xuân Hè (từ tháng 3 đến tháng 5) cho kết quả tốt nhất.

Đã sản xuất được 550 cây ghép, đồng thời đã nghiên cứu và xác định được các kỹ thuật: tạo gốc ghép; chọn và xử lý hom ghép; chăm sóc cây ghép ở giai đoạn vườn ươm; tiêu chuẩn cây ghép mang đi trồng rừng.

3. Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm dòng vô tính cây Ươi.

Bước đầu, đề tài đã lựa chọn được mỗi vùng nghiên cứu 3 dòng cây chiết và 3 dòng cây ghép có triển vọng gồm:

- Tại Thừa Thiên Huế: các dòng cây chiết gồm BTB6, BTB1, TN8 (sinh trưởng D0 đạt từ 2,41 cm đến 2,56cm; Dt đạt từ 126cm đến 137cm; Hvn đạt từ 198cm đến 209cm). Các dòng cây ghép gồm: TN8, NBT6, BTB2 (sinh trưởng D0 đạt từ 2,48 đến 2,51cm; Dt đạt từ 100cm đến 108cm; Hvn đạt từ 220cm đến 224cm).

- Tại Quảng Nam: các dòng cây chiết gồm NTB8, TN2, NTB3 (sinh trưởng D0 đạt từ 2,40cm đến 2,52cm; Dt đạt từ 132cm - 135cm; Hvn đạt từ 200cm đến 210cm. Các dòng cây ghép gồm: NTB10, NTB6, TN8 (sinh trưởng D0 đạt từ 2,44cm đến 2,48cm; Dt đạt từ 96cm đến 110cm; Hvn đạt từ 216cm đến 220cm).

 - Tại Gia Lai: các dòng cây chiết gồm TN2, TN9, NTB3 (sinh trưởng D0 đạt từ 2,44cm đến 2,50cm; Dt đạt từ 127cm đến 131cm; Hvn đạt từ 208cm đên 214cm). Các dòng cây ghép gồm: TN11, TN8, NTB6 (sinh trưởng D0 đạt từ 2,45 đến 2,47cm; Dt đạt từ 106cm đến 113cm; Hvn đạt từ 218 cm đến 226cm).

4. Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ cây Ươi

Các xuất xứ có triển vọng (3 xuất xứ) ở giai đoạn đến 36 tháng tuổi với các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn các xuất xứ còn lại là các xuất xứ Kbang, Sa Thầy, Bắc Trà My. Cụ thể: Sinh trưởng D0 = 2,76 - 2,89cm; Hvn = 206 - 214cm; Thể tích đạt từ 2,04 - 2,15 dm3 vượt từ 50 - 61,03% so với đối chứng.

5. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Ươi chiết, ghép.

- Liều lượng phân bón thích hợp cho cây Ươi chiết ghép là bón thúc 20 kg phân chuồng hoai + 1 kg lân/hố và bón thúc 500g hữu cơ vi sinh + 250g NPK/hố khi cây chiết có tỷ lệ sống đạt 96%; sinh trưởng D0 = 1,73cm (tăng trưởng trung v bình 0,87cm/năm), Dt = 64cm (tăng trưởng trung binh 32cm/năm), Hvn = 171cm (tăng trưởng trung bình 85,5cm/năm) với tỷ lệ cây tốt đạt 83%. Cây ghép tỷ lệ sống đạt 95%; sinh trưởng D0 = 1,96cm (tăng trưởng trung bình 0,98cm/năm), Dt = 53cm (tăng trưởng trung binh 26,5cm/năm), Hvn = 171cm (tăng trưởng trung bình 85,5cm/năm) với tỷ lệ cây tốt đạt 84%.

- Kết quả nghiên cứu về phương thức trồng cho thấy: Ươi có thể trồng thuần loài tập trung và trồng phân tán trong vườn hộ khi cây trồng có tỷ lệ sống khá cao (trên 90%), sinh trưởng đạt khá cao. Trong đó, cây chiết có Do = 2,01 - 2,06cm; Dt = 68 - 71cm; Hvn = 206 - 213cm. Cây ghép có Do = 1,98 - 2,03cm; Dt = 54 - 62cm; Hvn = 217 - 224cm.  Đến giai đoạn 24 tháng tuổi, cây ghép đã ra hoa (nhưng chưa đậu quả); cây chiết chưa thấy cây ra hoa, quả. Nguyên nhân chủ yếu do thời gian trồng ngắn và chu kỳ ra hoa, quả của Ươi từ 4 - 5 năm/lần.

6. Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng và dược tính có trong quả ươi với 3 nhóm chất Polisaccharide, Axit béo và Alkaloid.

- Hàm lượng Polisaccharide đạt cao nhất trong quả Ươi bay (18,15 - 19,4 g/100g quả) và giảm dần theo trạng thái quả (ươi bay - ươi già khô - ươi già xanh - non khô - non xanh). Các mẫu quả tại vùng Nam Trung Bộ có hàm lượng Polisaccharide cao hơn các mẫu của các vùng còn lại (ở tất cả các trạng thái quả).

- Hàm lượng Lipit tổng số đạt cao nhất trong quả Ươi bay (5,7 - 6,22%/100g quả) và giảm dần theo trạng thái quả (ươi bay - ươi già khô - ươi già xanh - non khô - non xanh). Quả Ươi càng non thì lượng Lipit tổng số càng ít. Hàm lượng Lipit trong các mẫu quả tại Nam Trung Bộ cao hơn các vùng còn lại.

- Trong quả Ươi có thành phần của 9 loại Axit béo. Trong đó axit linoleic chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 40%), tiếp đến là Axit palmitic chiếm 24,55 - 25,93%. Quả Ươi bay có hàm lượng các axit béo cao nhất, tiếp đến là Ươi già khô và thấp nhất tại các mẫu quả non xanh.

- Hàm lượng Alkaloid: tại tất cả các mẫu nghiên cứu không thấy xuất hiện Alkaloid hoặc có với hàm lượng rất nhỏ không định lượng được.

7. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật gây trồng Dựa trên các kết quả nghiên cứu, đề tài đã xây dựng được HDKT nhân giống Ươi bằng phương pháp chiết, ghép và HDKT gây trồng cây Ươi chiết, ghép.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 16582/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

P.T.T (NASATI)




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây