HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập: Trần Hải Yến
Tên bài: Ứng dụng âm sinh học trong điều tra và giám sát động vật hoang dã: Nghiên cứu điểm với các loài vượn và các loài chim trong bộ gà
Nội dung:

Hoạt động điều tra thực địa đã được thực hiện tại Vườn Quốc gia Cát Tiên (năm 2016), Khu BTTN Ngọc Linh (năm 2016) vào khu đề xuất BTTN Khe Nước Trong (năm 2017). Tại mỗi khu vực 3-5 máy ghi âm thanh phổ rộng (SM3, Wildlife Acoustics Inc.) đã được cài đặt cách nhau khoảng 500m-1km. Các máy ghi âm được gắn vào thân cây rừng. Các máy ghi âm được thiết lập để ghi lại âm thanh từ 4h00 sáng cho tới 20h00 tối trên cả hai kênh với tần số 44.100 Hz. Dữ liệu âm thanh sẽ được tách thành các file tương ứng với 1 giờ ghi và sẽ được lưu vào đĩa dưới dạng định dạng nén. Mỗi khu vực sẽ được thu âm trong ít nhất 3 ngày. Pin và thẻ nhớ sẽ được thay đổi khi di chuyển máy ghi âm đến khu vực khác.

Dữ liệu âm thanh thu thập được ngoài thực địa đã được phân tích bằng phần mềm RAVEN (Cornell Lab of Onithology) để phát hiện âm thanh của các loài là đối tượng nghiên cứu. Mẫu âm thanh chuẩn của các loài này được tham khảo từ tài liệu của Scharringa (2005) và trang web xeno-canto.org.

Phần mềm RAVEN được sử dụng để thể hiện phổ âm thanh của các loài, từ đó, các thông số của tiếng hót các loài bao gồm tần số, độ dài (thời gian 1 âm), số nốt trong tiếng kêu, khoảng cách giữa các tiếng kêu được tính toán và phân tích để phân biệt âm thanh các loài.

Nhóm nghiên cứu do Cơ quan chủ trì Trường Đại học Lâm nghiệp cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS. TS. Vũ Tiến Thịnh đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Ứng dụng âm sinh học trong điều tra và giám sát động vật hoang dã: Nghiên cứu điểm với các loài vượn và các loài chim trong bộ gà”, sử dụng máy ghi âm SM3 để thu thập tiếng kêu của các loài vượn má vàng phía nam (Nomascus gabriellae) tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai. Với mục tiêu: Ứng dụng các thiết bị ghi âm tự động và kỹ thuật phân tích âm sinh học nhằm thay thế con người, giảm thiểu chi phí trong hoạt động điều tra và giám sát các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm.  Nâng cao độ chính xác trong ước lượng mật độ và kích thước quần thể cho các loài vượn và các loài chim thuộc bộ gà. Cung cấp thông tin về tình trạng và phân bố của một số loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm trong khu vực nghiên cứu phục vụ công tác bảo tồn.

Tổng cộng có 57 điểm máy ghi âm, trong đó 33 điểm đặt máy tại khu vực phía đông của phân khu Nam Cát Tiên, và 24 điểm tại phân khu phía tây. Khu vực phía đông có diện tích sinh cảnh thích hợp cho loài Vượn nhiều hơn nên số lượng các vị trí máy ghi âm được đặt nhiều hơn. Các máy ghi âm được đặt ở trên các giông núi hoặc đỉnh núi để có thể ghi được tiếng hót của Vượn được rõ và dễ dàng hơn. Các vị trí được đặt máy được lựa chọn dựa trên bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng rừng của khu vực nghiên cứu. Các điểm đặt máy đại diện cho toàn bộ phân khu Nam Cát Tiên.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

- Mô tả phổ âm thanh của một số loài vượn và chim thuộc bộ trĩ từ dữ liệu âm thanh thu thập tự động trong môi trường tự nhiên.

- Ứng dụng các phương pháp định lượng trong giám sát các loài động vật hoang dã thuộc nhóm vượn và trĩ.

- Đánh giá tình trạng và phân bố của các loài thuộc họ vượn và trĩ ở tại khu vực nghiên cứu

Đề tài tập trung vào việc sử dụng âm thanh của nhóm loài vượn và các loài chim thuộc bộ gà thu thập tại tỉnh Đồng Nai, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Đắk Lắk, Thanh Hóa và Ninh Bình.

Đặc điểm tiếng kêu của một số loài Vượn và loài chim trong bộ Gà có phân bố tại Việt Nam; Đặc điểm tiếng hót của Vượn đen má vàng phía Nam (Nomascus gabriellae); Phân tích cấu trúc đàn Vượn má vàng phía nam bằng phổ âm thanh o Đặc điểm tiếng hót của loài Vượn siki; Đặc điểm tiếng hót của loài Vượn trung bộ (Nomascus annamensis);  Đặc điểm tiếng kêu của một số loài chim trong họ Trĩ;  Ứng dụng máy ghi âm tự động trong giám sát loài Vượn; Phát hiện sự có mặt của các đàn vượn thông qua máy ghi âm tự động tại Vườn quốc gia Cát Tiên; Ước lượng xác suất xuất hiện các đàn vượn  Đánh giá tình trạng và phân bố của các loài thuộc họ vượn và trĩ ở tại khu vực nghiên cứu.

 Ứng dụng phương pháp khoảng cách trong ước lượng mật độ và kích thước quần thể Vượn tại Vườn quốc gia Cát Tiên; Ứng dụng phương pháp âm sinh học và các thiết bị ghi âm tự động nghiên cứu hiện trạng loài Vượn má vàng phía bắc (Nomascus annamensis) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Quang Nam; Hiện trạng quần thể Vượn má vàng phía nam (Nomascus gabriellae) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin o Xác định tình trạng và phân bố của quần thể loài Gà so ngực vàng (Arborophila chloropus) tại Vườn quốc gia Cát Tiên bằng phương pháp âm sinh âm sinh học; Ứng dụng máy ghi âm tự động và phân tích âm thanh trong điều tra sự có mặt và phân bố của các loài Trĩ sao tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16324/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Đ.T.V (NASATI)




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Ứng dụng âm sinh học trong điều tra và giám sát động vật hoang dã: Nghiên cứu điểm với các loài vượn và các loài chim trong bộ gà
Ngày xuất bản: Thứ năm - 27/05/2021 23:05
Nội dung:

Hoạt động điều tra thực địa đã được thực hiện tại Vườn Quốc gia Cát Tiên (năm 2016), Khu BTTN Ngọc Linh (năm 2016) vào khu đề xuất BTTN Khe Nước Trong (năm 2017). Tại mỗi khu vực 3-5 máy ghi âm thanh phổ rộng (SM3, Wildlife Acoustics Inc.) đã được cài đặt cách nhau khoảng 500m-1km. Các máy ghi âm được gắn vào thân cây rừng. Các máy ghi âm được thiết lập để ghi lại âm thanh từ 4h00 sáng cho tới 20h00 tối trên cả hai kênh với tần số 44.100 Hz. Dữ liệu âm thanh sẽ được tách thành các file tương ứng với 1 giờ ghi và sẽ được lưu vào đĩa dưới dạng định dạng nén. Mỗi khu vực sẽ được thu âm trong ít nhất 3 ngày. Pin và thẻ nhớ sẽ được thay đổi khi di chuyển máy ghi âm đến khu vực khác.

Dữ liệu âm thanh thu thập được ngoài thực địa đã được phân tích bằng phần mềm RAVEN (Cornell Lab of Onithology) để phát hiện âm thanh của các loài là đối tượng nghiên cứu. Mẫu âm thanh chuẩn của các loài này được tham khảo từ tài liệu của Scharringa (2005) và trang web xeno-canto.org.

Phần mềm RAVEN được sử dụng để thể hiện phổ âm thanh của các loài, từ đó, các thông số của tiếng hót các loài bao gồm tần số, độ dài (thời gian 1 âm), số nốt trong tiếng kêu, khoảng cách giữa các tiếng kêu được tính toán và phân tích để phân biệt âm thanh các loài.

Nhóm nghiên cứu do Cơ quan chủ trì Trường Đại học Lâm nghiệp cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS. TS. Vũ Tiến Thịnh đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Ứng dụng âm sinh học trong điều tra và giám sát động vật hoang dã: Nghiên cứu điểm với các loài vượn và các loài chim trong bộ gà”, sử dụng máy ghi âm SM3 để thu thập tiếng kêu của các loài vượn má vàng phía nam (Nomascus gabriellae) tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai. Với mục tiêu: Ứng dụng các thiết bị ghi âm tự động và kỹ thuật phân tích âm sinh học nhằm thay thế con người, giảm thiểu chi phí trong hoạt động điều tra và giám sát các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm.  Nâng cao độ chính xác trong ước lượng mật độ và kích thước quần thể cho các loài vượn và các loài chim thuộc bộ gà. Cung cấp thông tin về tình trạng và phân bố của một số loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm trong khu vực nghiên cứu phục vụ công tác bảo tồn.

Tổng cộng có 57 điểm máy ghi âm, trong đó 33 điểm đặt máy tại khu vực phía đông của phân khu Nam Cát Tiên, và 24 điểm tại phân khu phía tây. Khu vực phía đông có diện tích sinh cảnh thích hợp cho loài Vượn nhiều hơn nên số lượng các vị trí máy ghi âm được đặt nhiều hơn. Các máy ghi âm được đặt ở trên các giông núi hoặc đỉnh núi để có thể ghi được tiếng hót của Vượn được rõ và dễ dàng hơn. Các vị trí được đặt máy được lựa chọn dựa trên bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng rừng của khu vực nghiên cứu. Các điểm đặt máy đại diện cho toàn bộ phân khu Nam Cát Tiên.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

- Mô tả phổ âm thanh của một số loài vượn và chim thuộc bộ trĩ từ dữ liệu âm thanh thu thập tự động trong môi trường tự nhiên.

- Ứng dụng các phương pháp định lượng trong giám sát các loài động vật hoang dã thuộc nhóm vượn và trĩ.

- Đánh giá tình trạng và phân bố của các loài thuộc họ vượn và trĩ ở tại khu vực nghiên cứu

Đề tài tập trung vào việc sử dụng âm thanh của nhóm loài vượn và các loài chim thuộc bộ gà thu thập tại tỉnh Đồng Nai, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Đắk Lắk, Thanh Hóa và Ninh Bình.

Đặc điểm tiếng kêu của một số loài Vượn và loài chim trong bộ Gà có phân bố tại Việt Nam; Đặc điểm tiếng hót của Vượn đen má vàng phía Nam (Nomascus gabriellae); Phân tích cấu trúc đàn Vượn má vàng phía nam bằng phổ âm thanh o Đặc điểm tiếng hót của loài Vượn siki; Đặc điểm tiếng hót của loài Vượn trung bộ (Nomascus annamensis);  Đặc điểm tiếng kêu của một số loài chim trong họ Trĩ;  Ứng dụng máy ghi âm tự động trong giám sát loài Vượn; Phát hiện sự có mặt của các đàn vượn thông qua máy ghi âm tự động tại Vườn quốc gia Cát Tiên; Ước lượng xác suất xuất hiện các đàn vượn  Đánh giá tình trạng và phân bố của các loài thuộc họ vượn và trĩ ở tại khu vực nghiên cứu.

 Ứng dụng phương pháp khoảng cách trong ước lượng mật độ và kích thước quần thể Vượn tại Vườn quốc gia Cát Tiên; Ứng dụng phương pháp âm sinh học và các thiết bị ghi âm tự động nghiên cứu hiện trạng loài Vượn má vàng phía bắc (Nomascus annamensis) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Quang Nam; Hiện trạng quần thể Vượn má vàng phía nam (Nomascus gabriellae) tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin o Xác định tình trạng và phân bố của quần thể loài Gà so ngực vàng (Arborophila chloropus) tại Vườn quốc gia Cát Tiên bằng phương pháp âm sinh âm sinh học; Ứng dụng máy ghi âm tự động và phân tích âm thanh trong điều tra sự có mặt và phân bố của các loài Trĩ sao tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16324/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.

Đ.T.V (NASATI)




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây