HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Ứng dụng sáng chế Biogas đa năng Vị nông xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi và rác thải hữu cơ tại Nghệ An
Nội dung:
Từ năm 2019, Trung tâm Vị Nông đã phối hợp Trung tâm Khuyến viên Nghệ An, nghiên cứu phát triển thành công công nghệ mới về Biogas đa năng Vị Nông hoạt động theo nguyên lý hoàn lưu, kết hợp hoàn hảo với hố xí tự hoại hiện đại hợp vệ sinh, xử lý có hiệu quả chất thải chăn nuôi, rác thải sinh hoạt hữu cơ hộ gia đình, rác thải hữu cơ nông nghiệp quy mô hộ gia đình; có hiệu suất họat động cao gấp 200% và khắc phụ được hoàn toàn các nhược điểm cố hữu và hệ lũy của các mẫu hâm Biogas quy mô nhỏ và vừa hiện có tại Việt Nam và trên thế giới; được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp 02 bằng độc quyền sáng chế số: 1-0020468, ngày 8/ 01/ 2019 và Bằng số 1-0020872, ngày 28/ 03/ 2019.  
Trên cơ sở sản phẩm đã được nghiêm cứu, Trung tâm đã nỗ lực, viết và nhiều lần sửa chữa, bổ sung hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu đổi mới công nghệ Thiết bị Biogas đa năng Vị Nông xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi và phế phụ phẩm nông nghiệp, đến nay văn bản hồ sơ đã được chấp nhận. Nếu Biogas đa năng Vị Nông được công nhận là công nghệ mới và được áp dụng cho ngành chăn nuôi cả nước, đây là bước tiến và triển vọng cho hoạt động của Trung tâm nói riêng và Hội Làm vườn nói chung trong tương lai. Lần đầu tiên trong cả nước có một tổ chức NGO thuộc Hội Làm vườn, nghiên cứu thành công công nghệ mới được cấp 02 bằng độc quyền sáng chế, hữu ích cho phát triển nghề làm vườn (VAC) nói riêng và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung.
Với sáng chế Thiết bị Biogas Vị Nông đa năng hoạt động theo nguyên lý hoàn lưu, xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ, chất thải nông nghiệp, được phát triển bởi các ưu thế công nghệ: (1). Sử dụng ngay “cơ chế tự làm sạch” của tự nhiên và thúc đẩy cho nó hoạt động nhanh hơn, hiệu quả hơn, thân thiện hơn vì mục đích làm cho Môi trường sạch hơn; (2). Xử lý triệt để rác thải sinh hoạt hữu cơ, rác thải nông nghiệp (phế phụ phẩm hữu cơ, xác gia súc gia cầm chết, sinh khối v.v…) thay cho công nghệ xử lý rác chôn lấp và đốt truyền thống, xử lý xác gia súc gia cầm chết vứt trôi sông, trôi kênh v.v…, (3). Giúp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, kết quả của chu trình xử lý rác hữu cơ thu được ít nhất hai (02) sản phẩm có giá trị thân thiện môi trường và hữu ích cho cuộc sống (Biogas và phân hữu cơ vi sinh), thay vì chỉ thu được một (01) sản phẩm như các phương pháp truyền thống hoặc tái gây ô nhiễm môi trường; (4). Làm cho chuỗi năng lượng và thức ăn của tự nhiên được lưu chuyển một cách hữu ích cho cuộc sống con người và tự nhiên; (5). Thực hành vì một hành tinh Xanh, tốt đẹp hơn; (6). Biến rác thải sinh hoạt hữu cơ trở thành “tài nguyên”, được tái sử dụng mãi mãi.
Năm 2020, Trung tâm Khuyến viên và Dịch vụ nghề vườn Việt Nam (Trung tâm Vị Nông – TVN), đã triển khai và chủ trì thực hiện dự án: Ứng dụng sáng chế Biogas đa năng Vị nông xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi và rác thải hữu cơ tại Nghệ An.
Sau quá trình thực hiện dự án, đến nay đã đạt được một số kết quả tốt, được nhân dân và UBND xã Thanh Hòa (huyện Thanh Chương) đánh giá có hiệu quả. Từ những kết quả đó Đảng ủy, HĐND, UBND xã Thanh Hòa (xã đầu tiên trong cả nước) đã có nghị quyết trích ngân sách địa phương hỗ trợ xây dựng thêm 10 hầm Biogas đa năng Vị Nông cho các hộ dân có chăn nuôi.
Đến nay, sau khi triển khai dự án có thể nhận thấy rằng: Trung tâm đã nhanh chóng bắt tay triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai dịch bệnh như lũ ltuj kéo dài từ tháng 8 năm 2020 đến đến năm 2020. Dịch tả lợn Châu Phi kéo dài từ cuối năm 2020 đến tháng 4 – 5/ 2021, để lại hậu quả nặng nề. Số hộ trống chuồng quá nhiều, có rất nhiều hộ tuy đã đăng ký, được khảo sát rồi nay không làm nữa, phải lập lại danh sách và tiến hành khảo sát lại rất mất công, mất thời gian và chi phí. Tiếp đến là dịch Covid 19 kéo dải từ cuối năm 2020 đến đầu năm nay.
Mặc dù vậy, tranh thủ thời gian hết giản cách, Trung tâm đã ký 9 hợp đồng và triển khai động thổ xây dựng được 5 hầm Biogas Vị Nông (xã Thanh Hòa 3, xã Thanh Lâm 2). Khi khối lượng công việc các hầm đều đã đạt trên 40 – 50%.
Hiện nay, dự án đã khảo sát và  lựa chọn địa điểm/ và 40 hộ dân tham gia mô hình; riêng xã Thanh Hòa ký hợp đồng xong với 20 hộ dân có chăn nuôi quy mô lớn từ 2 đến 4-5 con tru bò, 7 – 10 con heo, (có gia đình tới trêm 30 con heo). Huấn luyện, đào tạo kỹ thuật 05 nhóm thợ xây hầm Biogas đa năng Vị Nông /3 xã với 17 kỹ thuật viên và thợ kỹ thuật (Thanh Cát, Thanh Lâm, Thanh Hòa). Riêng Thanh Hòa đào tạo 3 nhóm với 9 thợ, nhưng đến nay chỉ còn 2 nhóm thợ hoạt động với 6 người.
Đã xây dựng 26/ 40 hầm Biongas Vị Nông kết hợp với hố xí tự hoại (chiếm 65%), với tổng thể tích 267/ 394 m3 (chiếm gần 70%). Trong đó, Thanh Hòa 12 hầm (có 2 hầm 7 m3, 02 hầm 14-15 m3: còn lại đều từ 9 đến 13 m3). Tiến hành hợp đồng với Chi cục đo lường chất lượng tỉnh, lấy mẫu phân tích các chỉ số môi trường đối với các hầm xây dựng, hoạt động từ 3 – 5 tháng trở lên.


Qua trao đổi với người dân các xã triển khai dự án có thể thấy rằng: đến nay tất cả các hầm đều hoạt động tốt đạt hiệu quả xử lý môi trường và hiệu quả kinh tế cao hơn các mô hình hầm Biogas kiểu cũ (hầm Compusit và hầm KT1, KT2).
Đánh giá của các chủ hộ làm Biogas đa năng đã góp phần giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi. Các loại rác hữu cơ như thức ăn thừa của gia súc vẫn cho vô hầm được. Chuồng trại sạch sẽ, không còn hôi thối. Một số gia đình chăn nuôi rât ô nhiếm, nước phân thải ra mương nước của xóm, một tuần phải 2 – 3 lần bơm nước rửa mương cho xóm. Khi làm Biogas xong, môi trường sạch sẽ, không còn hôi thối, có gá nấu thoải mái, mà lại không phải bơm nước rửa mương cho xóm nữa.

Bếp ga từ hầm Bioga Vị nông của nhà bà Nguyễn Thị Hoa

Bà Nguyễn Thị Hoa (xã Thanh Hòa) cho biết: nhà mình là 1 gia trại chăn nuôi 3- 4 trâu bò, trên 30 con heo, và hàng ngàn con gà vịt … Bở vậy trước đây gia trại gây ô nhiễm nghiêm trọng. Mặt trận và khối xóm có ý kiến, thậm chị bị công an lập biên bản phạt tiền. Từ khi được vận động làm Biogas, nhà hầm có áp suất khí gas cao, môi trường sạch sẽ, không còn hôi thối như trước, thích quá muốn xin làm thêm hầm nữa. Nhiều hộ đã lắp đặt thêm các công cụ phụ trợ như đèn sưởi úm gia cầm, đền Biogas, máy nóng lạnh chạy Biogas .v.v… Thật là nhất cử mà có nhiều cái tiện lợi, hữu ích.
Theo ông Phạm Đình Thế - Chủ tịch UBND xã Thanh Hòa: Cái được của dự án là thay đổi cách tiếp cận. Trước đây xây dựng mô hình theo lối rải mành mành, nơi nào cũng có của thơm, nhưng kết quả nhân rộng mô hình rất hạn chế. Ban thực hiện dự án xin ý kiến lãnh đạo Sở KHCN cho phép xây dựng mô hình tập trung tại xã Thanh Hòa với 20/40 hầm Biogas đa năng. Kết quả đã tạo nên hiệu ứng phong trào tốt. Bà con có chăn nuôi nhiều, trao đổi lẫn nhau, trực tiếp đến xem, bình luận, tham khảo .v.v… và quyết định xây dựng làm Biogas đa năng.
Bên cạnh đó là sự quyết tâm vào cuộc của cấp Ủy, chính quyền địa phương. Sau khi dự án xây được 10 hầm, kết quả và tiện ích của mô hình được nhân dân khẳng định, tuy bên cạnh còn mặt này mặt kia (không đáng kể do vận hành). Nhận thấy, mô hình Biogas Vị Nông có lợi và thiết thực trong việc thực hiện Chương trình, mục tiêu xây dựng Nông thôn mới (Tam Nông) tại địa phương. Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã nghị quyết trích Ngân sách địa phương, xã đầu tiên trong cả nước, để hỗ trợ người dân chăn nuôi làm thêm 10 hầm Biogas đa năng Vị Nông xử lý môi trường chất thải, phát triển chăn nuôi tăng cường Sinh kế Tuần hoàn bền vững, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện cuộc sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Bên cạnh những kết quả trên, vẫn còn một số tồn tại như: các nhóm thợ xây tuy được đạo tạo và giám sát thường xuyên, nhưng nhiều khi vẫn còn tùy tiện chưa làm đúng theo quy trình đã hướng dẫn. Người dân làm Biogas, tuy được Hướng dẫn quy trình vận hành, bảo dưỡng hầm Biogas Vị Nông, nhưng một số vẫn thực hiện theo cách nghĩ của mình, chưa làm đúng theo quy trình hướng dẫn, nên việc xử lý môi trường chăn nuôi chưa triệt để, năng suất khí gas và áp suất chưa cao, hiệu quả vận hành của công trình chưa tốt.
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Vị Nông biết: Thời gian tới Trung tâm Vị Nông, tiếp tục triển khai tốt phần còn lại của dự án. Đặc biệt, rút kinh nghiệm khắc phục tốt các tồn tại đã nêu trên để Sáng chế Biogas Vị Nông thực sự phát huy hiệu quả; Nhằm mục tiêu sau khi kết thúc dự án có đủ điều kiện kiểm nghiệm, đủ cơ sở khoa học và các bằng chứng thực tế để có thể xây dựng và tham mưu trình UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi làm Biogas Vị Nông, thiết thực góp phần thực hiện Chương trình, mục tiêu xây dựng Nông thôn mới, cũng như cùng tỉnh góp phần thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ về giảm phát thải khí nhà kính, tiến tới Net Zero vào năm 2050./.
 



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Ứng dụng sáng chế Biogas đa năng Vị nông xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi và rác thải hữu cơ tại Nghệ An
Ngày xuất bản: Thứ tư - 27/04/2022 21:16
Nội dung:
Từ năm 2019, Trung tâm Vị Nông đã phối hợp Trung tâm Khuyến viên Nghệ An, nghiên cứu phát triển thành công công nghệ mới về Biogas đa năng Vị Nông hoạt động theo nguyên lý hoàn lưu, kết hợp hoàn hảo với hố xí tự hoại hiện đại hợp vệ sinh, xử lý có hiệu quả chất thải chăn nuôi, rác thải sinh hoạt hữu cơ hộ gia đình, rác thải hữu cơ nông nghiệp quy mô hộ gia đình; có hiệu suất họat động cao gấp 200% và khắc phụ được hoàn toàn các nhược điểm cố hữu và hệ lũy của các mẫu hâm Biogas quy mô nhỏ và vừa hiện có tại Việt Nam và trên thế giới; được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp 02 bằng độc quyền sáng chế số: 1-0020468, ngày 8/ 01/ 2019 và Bằng số 1-0020872, ngày 28/ 03/ 2019.  
Trên cơ sở sản phẩm đã được nghiêm cứu, Trung tâm đã nỗ lực, viết và nhiều lần sửa chữa, bổ sung hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu đổi mới công nghệ Thiết bị Biogas đa năng Vị Nông xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi và phế phụ phẩm nông nghiệp, đến nay văn bản hồ sơ đã được chấp nhận. Nếu Biogas đa năng Vị Nông được công nhận là công nghệ mới và được áp dụng cho ngành chăn nuôi cả nước, đây là bước tiến và triển vọng cho hoạt động của Trung tâm nói riêng và Hội Làm vườn nói chung trong tương lai. Lần đầu tiên trong cả nước có một tổ chức NGO thuộc Hội Làm vườn, nghiên cứu thành công công nghệ mới được cấp 02 bằng độc quyền sáng chế, hữu ích cho phát triển nghề làm vườn (VAC) nói riêng và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung.
Với sáng chế Thiết bị Biogas Vị Nông đa năng hoạt động theo nguyên lý hoàn lưu, xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ, chất thải nông nghiệp, được phát triển bởi các ưu thế công nghệ: (1). Sử dụng ngay “cơ chế tự làm sạch” của tự nhiên và thúc đẩy cho nó hoạt động nhanh hơn, hiệu quả hơn, thân thiện hơn vì mục đích làm cho Môi trường sạch hơn; (2). Xử lý triệt để rác thải sinh hoạt hữu cơ, rác thải nông nghiệp (phế phụ phẩm hữu cơ, xác gia súc gia cầm chết, sinh khối v.v…) thay cho công nghệ xử lý rác chôn lấp và đốt truyền thống, xử lý xác gia súc gia cầm chết vứt trôi sông, trôi kênh v.v…, (3). Giúp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, kết quả của chu trình xử lý rác hữu cơ thu được ít nhất hai (02) sản phẩm có giá trị thân thiện môi trường và hữu ích cho cuộc sống (Biogas và phân hữu cơ vi sinh), thay vì chỉ thu được một (01) sản phẩm như các phương pháp truyền thống hoặc tái gây ô nhiễm môi trường; (4). Làm cho chuỗi năng lượng và thức ăn của tự nhiên được lưu chuyển một cách hữu ích cho cuộc sống con người và tự nhiên; (5). Thực hành vì một hành tinh Xanh, tốt đẹp hơn; (6). Biến rác thải sinh hoạt hữu cơ trở thành “tài nguyên”, được tái sử dụng mãi mãi.
Năm 2020, Trung tâm Khuyến viên và Dịch vụ nghề vườn Việt Nam (Trung tâm Vị Nông – TVN), đã triển khai và chủ trì thực hiện dự án: Ứng dụng sáng chế Biogas đa năng Vị nông xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi và rác thải hữu cơ tại Nghệ An.
Sau quá trình thực hiện dự án, đến nay đã đạt được một số kết quả tốt, được nhân dân và UBND xã Thanh Hòa (huyện Thanh Chương) đánh giá có hiệu quả. Từ những kết quả đó Đảng ủy, HĐND, UBND xã Thanh Hòa (xã đầu tiên trong cả nước) đã có nghị quyết trích ngân sách địa phương hỗ trợ xây dựng thêm 10 hầm Biogas đa năng Vị Nông cho các hộ dân có chăn nuôi.
Đến nay, sau khi triển khai dự án có thể nhận thấy rằng: Trung tâm đã nhanh chóng bắt tay triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai dịch bệnh như lũ ltuj kéo dài từ tháng 8 năm 2020 đến đến năm 2020. Dịch tả lợn Châu Phi kéo dài từ cuối năm 2020 đến tháng 4 – 5/ 2021, để lại hậu quả nặng nề. Số hộ trống chuồng quá nhiều, có rất nhiều hộ tuy đã đăng ký, được khảo sát rồi nay không làm nữa, phải lập lại danh sách và tiến hành khảo sát lại rất mất công, mất thời gian và chi phí. Tiếp đến là dịch Covid 19 kéo dải từ cuối năm 2020 đến đầu năm nay.
Mặc dù vậy, tranh thủ thời gian hết giản cách, Trung tâm đã ký 9 hợp đồng và triển khai động thổ xây dựng được 5 hầm Biogas Vị Nông (xã Thanh Hòa 3, xã Thanh Lâm 2). Khi khối lượng công việc các hầm đều đã đạt trên 40 – 50%.
Hiện nay, dự án đã khảo sát và  lựa chọn địa điểm/ và 40 hộ dân tham gia mô hình; riêng xã Thanh Hòa ký hợp đồng xong với 20 hộ dân có chăn nuôi quy mô lớn từ 2 đến 4-5 con tru bò, 7 – 10 con heo, (có gia đình tới trêm 30 con heo). Huấn luyện, đào tạo kỹ thuật 05 nhóm thợ xây hầm Biogas đa năng Vị Nông /3 xã với 17 kỹ thuật viên và thợ kỹ thuật (Thanh Cát, Thanh Lâm, Thanh Hòa). Riêng Thanh Hòa đào tạo 3 nhóm với 9 thợ, nhưng đến nay chỉ còn 2 nhóm thợ hoạt động với 6 người.
Đã xây dựng 26/ 40 hầm Biongas Vị Nông kết hợp với hố xí tự hoại (chiếm 65%), với tổng thể tích 267/ 394 m3 (chiếm gần 70%). Trong đó, Thanh Hòa 12 hầm (có 2 hầm 7 m3, 02 hầm 14-15 m3: còn lại đều từ 9 đến 13 m3). Tiến hành hợp đồng với Chi cục đo lường chất lượng tỉnh, lấy mẫu phân tích các chỉ số môi trường đối với các hầm xây dựng, hoạt động từ 3 – 5 tháng trở lên.


Qua trao đổi với người dân các xã triển khai dự án có thể thấy rằng: đến nay tất cả các hầm đều hoạt động tốt đạt hiệu quả xử lý môi trường và hiệu quả kinh tế cao hơn các mô hình hầm Biogas kiểu cũ (hầm Compusit và hầm KT1, KT2).
Đánh giá của các chủ hộ làm Biogas đa năng đã góp phần giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi. Các loại rác hữu cơ như thức ăn thừa của gia súc vẫn cho vô hầm được. Chuồng trại sạch sẽ, không còn hôi thối. Một số gia đình chăn nuôi rât ô nhiếm, nước phân thải ra mương nước của xóm, một tuần phải 2 – 3 lần bơm nước rửa mương cho xóm. Khi làm Biogas xong, môi trường sạch sẽ, không còn hôi thối, có gá nấu thoải mái, mà lại không phải bơm nước rửa mương cho xóm nữa.

Bếp ga từ hầm Bioga Vị nông của nhà bà Nguyễn Thị Hoa

Bà Nguyễn Thị Hoa (xã Thanh Hòa) cho biết: nhà mình là 1 gia trại chăn nuôi 3- 4 trâu bò, trên 30 con heo, và hàng ngàn con gà vịt … Bở vậy trước đây gia trại gây ô nhiễm nghiêm trọng. Mặt trận và khối xóm có ý kiến, thậm chị bị công an lập biên bản phạt tiền. Từ khi được vận động làm Biogas, nhà hầm có áp suất khí gas cao, môi trường sạch sẽ, không còn hôi thối như trước, thích quá muốn xin làm thêm hầm nữa. Nhiều hộ đã lắp đặt thêm các công cụ phụ trợ như đèn sưởi úm gia cầm, đền Biogas, máy nóng lạnh chạy Biogas .v.v… Thật là nhất cử mà có nhiều cái tiện lợi, hữu ích.
Theo ông Phạm Đình Thế - Chủ tịch UBND xã Thanh Hòa: Cái được của dự án là thay đổi cách tiếp cận. Trước đây xây dựng mô hình theo lối rải mành mành, nơi nào cũng có của thơm, nhưng kết quả nhân rộng mô hình rất hạn chế. Ban thực hiện dự án xin ý kiến lãnh đạo Sở KHCN cho phép xây dựng mô hình tập trung tại xã Thanh Hòa với 20/40 hầm Biogas đa năng. Kết quả đã tạo nên hiệu ứng phong trào tốt. Bà con có chăn nuôi nhiều, trao đổi lẫn nhau, trực tiếp đến xem, bình luận, tham khảo .v.v… và quyết định xây dựng làm Biogas đa năng.
Bên cạnh đó là sự quyết tâm vào cuộc của cấp Ủy, chính quyền địa phương. Sau khi dự án xây được 10 hầm, kết quả và tiện ích của mô hình được nhân dân khẳng định, tuy bên cạnh còn mặt này mặt kia (không đáng kể do vận hành). Nhận thấy, mô hình Biogas Vị Nông có lợi và thiết thực trong việc thực hiện Chương trình, mục tiêu xây dựng Nông thôn mới (Tam Nông) tại địa phương. Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã nghị quyết trích Ngân sách địa phương, xã đầu tiên trong cả nước, để hỗ trợ người dân chăn nuôi làm thêm 10 hầm Biogas đa năng Vị Nông xử lý môi trường chất thải, phát triển chăn nuôi tăng cường Sinh kế Tuần hoàn bền vững, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện cuộc sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Bên cạnh những kết quả trên, vẫn còn một số tồn tại như: các nhóm thợ xây tuy được đạo tạo và giám sát thường xuyên, nhưng nhiều khi vẫn còn tùy tiện chưa làm đúng theo quy trình đã hướng dẫn. Người dân làm Biogas, tuy được Hướng dẫn quy trình vận hành, bảo dưỡng hầm Biogas Vị Nông, nhưng một số vẫn thực hiện theo cách nghĩ của mình, chưa làm đúng theo quy trình hướng dẫn, nên việc xử lý môi trường chăn nuôi chưa triệt để, năng suất khí gas và áp suất chưa cao, hiệu quả vận hành của công trình chưa tốt.
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Vị Nông biết: Thời gian tới Trung tâm Vị Nông, tiếp tục triển khai tốt phần còn lại của dự án. Đặc biệt, rút kinh nghiệm khắc phục tốt các tồn tại đã nêu trên để Sáng chế Biogas Vị Nông thực sự phát huy hiệu quả; Nhằm mục tiêu sau khi kết thúc dự án có đủ điều kiện kiểm nghiệm, đủ cơ sở khoa học và các bằng chứng thực tế để có thể xây dựng và tham mưu trình UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi làm Biogas Vị Nông, thiết thực góp phần thực hiện Chương trình, mục tiêu xây dựng Nông thôn mới, cũng như cùng tỉnh góp phần thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ về giảm phát thải khí nhà kính, tiến tới Net Zero vào năm 2050./.
 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây