HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập: Trần Hải Yến
Tên bài: AI hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường
Nội dung:

Có kinh nghiệm làm việc trong bệnh viện, ông Nguyễn Hải Sơn (50 tuổi) nhận thấy việc điều trị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng (béo phì, tiểu đường, thấp còi) chưa được phù hợp, chính xác với từng người bệnh. Để giải quyết vấn đề này, năm 2018 ông và cộng sự đã phát triển ứng dụng NutrilifeIO, giúp người bệnh có thể tiếp cận và trao đổi với bác sĩ chỉ bằng cú nhấp chuột mà không cần đến trực tiếp bệnh viện.

Ông Sơn cho biết, ứng dụng này là giải pháp một cửa, nơi các bác sĩ điều trị bệnh nhân nhờ tính năng sàng lọc và chẩn đoán bệnh dinh dưỡng, khắc phục được tình trạng đánh giá thủ công của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng. Ví dụ như một chế độ ăn dành cho bệnh tiểu đường được áp dụng cho nhiều người, trong khi mỗi người đều có phản ứng khác nhau với từng loại thực phẩm.

Trên ứng dụng này, sau khi trả lời các câu hỏi sàng lọc và chẩn đoán, người bệnh có thể chọn bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, để trao đổi và tư vấn bằng hình thức chatbot (tin nhắn) hoặc gọi điện theo thời gian thực, thay vì đến trực tiếp bệnh viện. Tính năng này góp phần phát triển y tế số trong các bệnh viện.

Giải pháp sử dụng công nghệ AI hỗ trợ bác sĩ đưa ra chế độ ăn được thiết kế cho từng bệnh nhân, phù hợp với tình trạng bệnh, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. AI đóng vai trò như y tá ảo hướng dẫn và nhắc nhở người bệnh thực hiện phương pháp điều trị và chế độ ăn theo ngày trong khoảng thời gian quy định.

Ứng dụng Nutrilife

Ứng dụng Nutrilife được cung cấp trên nền tảng CH Play của Android. Ảnh: HS.

Người dùng có thể tải miễn phí ứng dụng trên nền tảng CH Play, bắt đầu tính phí 0,01% khi các bác sĩ tư vấn chế độ ăn cho người bệnh. Ngoài ra, khi ứng dụng có tích hợp thêm đối tác thứ ba là các bệnh viện, công ty dược hoặc nhà thuốc, chi phí sẽ được tính khi bệnh nhân có nhu cầu mua thuốc, thực phẩm chức năng từ các đơn vị này.

Khi sử dụng, người dùng đăng nhập tài khoản cá nhân, sau đó nhập các thông tin đầu vào về tình trạng sức khỏe và tải lên hệ thống. Dựa trên kho dữ liệu bệnh lý, AI sẽ đánh giá và chẩn đoán bệnh với độ chính xác cao. "Độ thông minh của AI trong ứng dụng phụ thuộc vào độ lớn của dữ liệu", ông Sơn nói. Các thông tin, quyền riêng tư của người bệnh được bảo mật bằng công nghệ chuỗi khối (blockchain) để đảm bảo độ tin cậy và an toàn.

Ông Sơn cho biết, khoảng 1.000 người dùng đã sử dụng ứng dụng NutrilifeIO. Đội ngũ vẫn tiếp tục lắng nghe ý kiến, đề xuất lỗi, đồng thời kêu gọi đầu tư tại các vườn ươm để tối ưu hóa sản phẩm. Hiện một bệnh viện tại Serbia đang tìm hiểu để đề xuất hợp tác xây dựng ứng dụng qua chương trình điều trị bệnh tiểu đường 10 của bệnh viện này.

Giải pháp này đã được lựa chọn trong top 15 trên tổng số 110 startup tiềm năng nhất bước vào vòng đào tạo, thời gian kéo dài một tháng (từ tháng 4 đến tháng 5) của Chương trình "Thử thách sáng tạo cùng công nghệ AI Accelerator Challenge 2021" (AAC 2021).

Chương trình do VSV Foundation tổ chức, Bộ Khoa học và Công nghệ bảo trợ, Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Australia - Việt Nam (Aus4Innovation) đồng hành và tài trợ. Aus4Innovation là chương trình được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), quản lý bởi Tổ chức Nghiên cứu khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO) với đối tác chiến lược là Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Chương trình dành cho các ý tưởng xuất sắc hoặc các nhóm đã phát triển ý tưởng, xây dựng được sản phẩm thử nghiệm có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Khi tham gia, startup xuất sắc sẽ nhận được phần thưởng về tiền mặt và các lợi ích khác như (chuyên gia tư vấn, dịch vụ tư vấn pháp lý, kết nối và kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu trong và ngoài nước, quảng cáo và truyền thông...).

Nguyễn Xuân




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: AI hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường
Ngày xuất bản: Thứ bảy - 23/01/2021 20:00
Nội dung:

Có kinh nghiệm làm việc trong bệnh viện, ông Nguyễn Hải Sơn (50 tuổi) nhận thấy việc điều trị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng (béo phì, tiểu đường, thấp còi) chưa được phù hợp, chính xác với từng người bệnh. Để giải quyết vấn đề này, năm 2018 ông và cộng sự đã phát triển ứng dụng NutrilifeIO, giúp người bệnh có thể tiếp cận và trao đổi với bác sĩ chỉ bằng cú nhấp chuột mà không cần đến trực tiếp bệnh viện.

Ông Sơn cho biết, ứng dụng này là giải pháp một cửa, nơi các bác sĩ điều trị bệnh nhân nhờ tính năng sàng lọc và chẩn đoán bệnh dinh dưỡng, khắc phục được tình trạng đánh giá thủ công của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng. Ví dụ như một chế độ ăn dành cho bệnh tiểu đường được áp dụng cho nhiều người, trong khi mỗi người đều có phản ứng khác nhau với từng loại thực phẩm.

Trên ứng dụng này, sau khi trả lời các câu hỏi sàng lọc và chẩn đoán, người bệnh có thể chọn bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, để trao đổi và tư vấn bằng hình thức chatbot (tin nhắn) hoặc gọi điện theo thời gian thực, thay vì đến trực tiếp bệnh viện. Tính năng này góp phần phát triển y tế số trong các bệnh viện.

Giải pháp sử dụng công nghệ AI hỗ trợ bác sĩ đưa ra chế độ ăn được thiết kế cho từng bệnh nhân, phù hợp với tình trạng bệnh, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. AI đóng vai trò như y tá ảo hướng dẫn và nhắc nhở người bệnh thực hiện phương pháp điều trị và chế độ ăn theo ngày trong khoảng thời gian quy định.

Ứng dụng Nutrilife

Ứng dụng Nutrilife được cung cấp trên nền tảng CH Play của Android. Ảnh: HS.

Người dùng có thể tải miễn phí ứng dụng trên nền tảng CH Play, bắt đầu tính phí 0,01% khi các bác sĩ tư vấn chế độ ăn cho người bệnh. Ngoài ra, khi ứng dụng có tích hợp thêm đối tác thứ ba là các bệnh viện, công ty dược hoặc nhà thuốc, chi phí sẽ được tính khi bệnh nhân có nhu cầu mua thuốc, thực phẩm chức năng từ các đơn vị này.

Khi sử dụng, người dùng đăng nhập tài khoản cá nhân, sau đó nhập các thông tin đầu vào về tình trạng sức khỏe và tải lên hệ thống. Dựa trên kho dữ liệu bệnh lý, AI sẽ đánh giá và chẩn đoán bệnh với độ chính xác cao. "Độ thông minh của AI trong ứng dụng phụ thuộc vào độ lớn của dữ liệu", ông Sơn nói. Các thông tin, quyền riêng tư của người bệnh được bảo mật bằng công nghệ chuỗi khối (blockchain) để đảm bảo độ tin cậy và an toàn.

Ông Sơn cho biết, khoảng 1.000 người dùng đã sử dụng ứng dụng NutrilifeIO. Đội ngũ vẫn tiếp tục lắng nghe ý kiến, đề xuất lỗi, đồng thời kêu gọi đầu tư tại các vườn ươm để tối ưu hóa sản phẩm. Hiện một bệnh viện tại Serbia đang tìm hiểu để đề xuất hợp tác xây dựng ứng dụng qua chương trình điều trị bệnh tiểu đường 10 của bệnh viện này.

Giải pháp này đã được lựa chọn trong top 15 trên tổng số 110 startup tiềm năng nhất bước vào vòng đào tạo, thời gian kéo dài một tháng (từ tháng 4 đến tháng 5) của Chương trình "Thử thách sáng tạo cùng công nghệ AI Accelerator Challenge 2021" (AAC 2021).

Chương trình do VSV Foundation tổ chức, Bộ Khoa học và Công nghệ bảo trợ, Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Australia - Việt Nam (Aus4Innovation) đồng hành và tài trợ. Aus4Innovation là chương trình được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), quản lý bởi Tổ chức Nghiên cứu khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO) với đối tác chiến lược là Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Chương trình dành cho các ý tưởng xuất sắc hoặc các nhóm đã phát triển ý tưởng, xây dựng được sản phẩm thử nghiệm có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Khi tham gia, startup xuất sắc sẽ nhận được phần thưởng về tiền mặt và các lợi ích khác như (chuyên gia tư vấn, dịch vụ tư vấn pháp lý, kết nối và kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu trong và ngoài nước, quảng cáo và truyền thông...).

Nguyễn Xuân




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây