HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập: Trần Hải Yến
Tên bài: Họp trực tuyến bằng video call có thể không hiệu quả
Nội dung:

Kể từ khi Covid bùng phát, họp mặt qua gọi video đã trở thành công cụ tương tác nhóm trong nhiều tổ chức. Mọi người thường cho rằng việc nhìn mặt nhau qua video giúp bắt chước được tương tác mặt đối mặt, và sẽ đạt được hiệu quả gần nhất với giao tiếp trực tiếp, nhưng không có nhiều bằng chứng ủng hộ giả định này.

Bây giờ, một nghiên cứu mới cho thấy rằng các phương pháp giao tiếp không cần hình ảnh, nhưng tăng cường tín hiệu âm thanh, còn hiệu quả hơn so với gọi video.

Các nhà nghiên cứu từ Trường Kinh doanh Tepper, Carnegie Mellon, và Khoa Truyền thông tại Đại học California đã nghiên cứu trí thông minh tập thể — khả năng của một nhóm trong việc giải quyết vấn đề — và cách sự đồng bộ trong các tín hiệu phi ngôn ngữ giúp tăng cường khả năng này. Có nhiều hình thức đồng bộ, nhưng quan điểm chung cho rằng đồng bộ xảy ra khi hai hoặc nhiều hành vi phi ngôn ngữ tương tác phù hợp với nhau. Chẳng hạn như khi trò chuyện, hai người nói thay phiên nhau chia sẻ suy nghĩ của họ và các tín hiệu phi ngôn ngữ sẽ giúp họ xác định lúc nào là đến lượt của ai.

Hình minh họa. Nguồn:Pixabay/CC0 Public Domain
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sự đồng bộ thúc đẩy trí thông minh tập thể vì nó cải thiện khả năng giải quyết vấn đề chung. Đây cũng là lý do nhiều người cho rằng nếu không thể trò chuyện trực tiếp, thì gọi video sẽ mô phỏng cuộc gặp một cách hiệu quả nhất.

Các nhà nghiên cứu tập trung vào hai hình thức đồng bộ: đồng bộ biểu hiện trên khuôn mặt và đồng bộ thuận theo âm thanh. Đồng bộ biểu hiện trên khuôn mặt khá đơn giản, gồm các chuyển động trên khuôn mặt. Mặt khác, tính đồng bộ âm thanh liên quan đến ngữ điệu, giai điệu, trọng âm và nhịp điệu của lời nói.

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng nếu không có video, sự đồng bộ âm thanh cũng sẽ cho phép các thành viên trong cuộc họp đạt được trí tuệ tập thể.

Anita Williams Woolley, Phó Giáo sư về Hành vi Tổ chức và Lý thuyết tại Trường Kinh doanh Tepper của Carnegie Mellon, đồng tác giả bài báo cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng gọi video thậm chí có thể làm giảm trí tuệ tập thể, do việc truyền tín hiệu video sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của tín hiệu âm thanh. Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của tín hiệu âm thanh".

Woolley và các đồng nghiệp của cô đã tập hợp một mẫu lớn, đa dạng gồm 198 người và chia họ thành 99 cặp. Một nhóm gồm 49 cặp chỉ được gọi điện âm thanh chứ không được gọi video. 50 cặp còn lại được gọi cả video và âm thanh. Trong thời gian 30 phút, các cặp phải hoàn thành sáu nhiệm vụ được thiết kế để kiểm tra trí thông minh tập thể.

Các cặp được gọi video đã đạt được một số dạng trí tuệ tập thể thông qua sự đồng bộ biểu hiện khuôn mặt. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tính đồng bộ về âm thanh cũng giúp cải thiện trí thông minh tập thể, cho dù có video hay không. Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất là gọi video lại làm giảm sự bình đẳng trong lượt nói của các cặp, có nghĩa là việc sử dụng gọi video có thể làm hạn chế tính đồng bộ âm thanh, và do đó cản trở trí tuệ tập thể.

Cụ thể, khi chỉ có tín hiệu âm thanh, các cặp có thể tự điều chỉnh lượt nói thông qua một số quy tắc tương tác, bao gồm nhường lượt, yêu cầu được nói hoặc duy trì lượt nói. Nhưng khi có tín hiệu video, dường như một số thành viên "thống trị" cuộc trò chuyện, làm cho cặp của họ không thể điều chỉnh lượt nói một cách bình đẳng, làm ảnh hưởng đến trí thông minh tập thể.

Thậm chí khi thiếu video, các cặp có thể điều chỉnh cuộc trò chuyện của họ trơn tru hơn, có các lượt nói bình đẳng hơn .

Nghiên cứu mới này cho thấy rằng nếu muốn thảo luận hiệu quả, các nhóm có thể thử tắt chức năng video để thúc đẩy giao tiếp bằng âm thanh trong quá trình hợp tác giải quyết vấn đề trực tuyến.

Nguồn:
https://phys.org/news/2021-03-video-conferencing-youre-effectiveness.html




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Họp trực tuyến bằng video call có thể không hiệu quả
Ngày xuất bản: Thứ ba - 23/02/2021 20:00
Nội dung:

Kể từ khi Covid bùng phát, họp mặt qua gọi video đã trở thành công cụ tương tác nhóm trong nhiều tổ chức. Mọi người thường cho rằng việc nhìn mặt nhau qua video giúp bắt chước được tương tác mặt đối mặt, và sẽ đạt được hiệu quả gần nhất với giao tiếp trực tiếp, nhưng không có nhiều bằng chứng ủng hộ giả định này.

Bây giờ, một nghiên cứu mới cho thấy rằng các phương pháp giao tiếp không cần hình ảnh, nhưng tăng cường tín hiệu âm thanh, còn hiệu quả hơn so với gọi video.

Các nhà nghiên cứu từ Trường Kinh doanh Tepper, Carnegie Mellon, và Khoa Truyền thông tại Đại học California đã nghiên cứu trí thông minh tập thể — khả năng của một nhóm trong việc giải quyết vấn đề — và cách sự đồng bộ trong các tín hiệu phi ngôn ngữ giúp tăng cường khả năng này. Có nhiều hình thức đồng bộ, nhưng quan điểm chung cho rằng đồng bộ xảy ra khi hai hoặc nhiều hành vi phi ngôn ngữ tương tác phù hợp với nhau. Chẳng hạn như khi trò chuyện, hai người nói thay phiên nhau chia sẻ suy nghĩ của họ và các tín hiệu phi ngôn ngữ sẽ giúp họ xác định lúc nào là đến lượt của ai.

Hình minh họa. Nguồn:Pixabay/CC0 Public Domain
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sự đồng bộ thúc đẩy trí thông minh tập thể vì nó cải thiện khả năng giải quyết vấn đề chung. Đây cũng là lý do nhiều người cho rằng nếu không thể trò chuyện trực tiếp, thì gọi video sẽ mô phỏng cuộc gặp một cách hiệu quả nhất.

Các nhà nghiên cứu tập trung vào hai hình thức đồng bộ: đồng bộ biểu hiện trên khuôn mặt và đồng bộ thuận theo âm thanh. Đồng bộ biểu hiện trên khuôn mặt khá đơn giản, gồm các chuyển động trên khuôn mặt. Mặt khác, tính đồng bộ âm thanh liên quan đến ngữ điệu, giai điệu, trọng âm và nhịp điệu của lời nói.

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng nếu không có video, sự đồng bộ âm thanh cũng sẽ cho phép các thành viên trong cuộc họp đạt được trí tuệ tập thể.

Anita Williams Woolley, Phó Giáo sư về Hành vi Tổ chức và Lý thuyết tại Trường Kinh doanh Tepper của Carnegie Mellon, đồng tác giả bài báo cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng gọi video thậm chí có thể làm giảm trí tuệ tập thể, do việc truyền tín hiệu video sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của tín hiệu âm thanh. Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của tín hiệu âm thanh".

Woolley và các đồng nghiệp của cô đã tập hợp một mẫu lớn, đa dạng gồm 198 người và chia họ thành 99 cặp. Một nhóm gồm 49 cặp chỉ được gọi điện âm thanh chứ không được gọi video. 50 cặp còn lại được gọi cả video và âm thanh. Trong thời gian 30 phút, các cặp phải hoàn thành sáu nhiệm vụ được thiết kế để kiểm tra trí thông minh tập thể.

Các cặp được gọi video đã đạt được một số dạng trí tuệ tập thể thông qua sự đồng bộ biểu hiện khuôn mặt. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tính đồng bộ về âm thanh cũng giúp cải thiện trí thông minh tập thể, cho dù có video hay không. Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất là gọi video lại làm giảm sự bình đẳng trong lượt nói của các cặp, có nghĩa là việc sử dụng gọi video có thể làm hạn chế tính đồng bộ âm thanh, và do đó cản trở trí tuệ tập thể.

Cụ thể, khi chỉ có tín hiệu âm thanh, các cặp có thể tự điều chỉnh lượt nói thông qua một số quy tắc tương tác, bao gồm nhường lượt, yêu cầu được nói hoặc duy trì lượt nói. Nhưng khi có tín hiệu video, dường như một số thành viên "thống trị" cuộc trò chuyện, làm cho cặp của họ không thể điều chỉnh lượt nói một cách bình đẳng, làm ảnh hưởng đến trí thông minh tập thể.

Thậm chí khi thiếu video, các cặp có thể điều chỉnh cuộc trò chuyện của họ trơn tru hơn, có các lượt nói bình đẳng hơn .

Nghiên cứu mới này cho thấy rằng nếu muốn thảo luận hiệu quả, các nhóm có thể thử tắt chức năng video để thúc đẩy giao tiếp bằng âm thanh trong quá trình hợp tác giải quyết vấn đề trực tuyến.

Nguồn:
https://phys.org/news/2021-03-video-conferencing-youre-effectiveness.html




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây