HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Tinh thần khởi nghiệp bottom-up: Bài học Bangladesh
Nội dung:

Bangladesh vừa kỷ niệm 50 năm ngày lập quốc (26/3/1971 - 26/3/2021) và có nhiều lý do đáng để họ vui mừng.

So với các láng giềng Nam Á, quốc gia non trẻ này đang đạt được thành tựu phát triển con người ấn tượng. Tăng trưởng kinh tế bền vững đã làm giảm thiểu đáng kể tình trạng đói nghèo cùng cực. Đặc biệt, sự phổ biến của smartphone đã thúc đẩy hiện đại hóa hoạt động kinh tế tại các ngôi làng hẻo lánh. Bangladesh cũng dần trở nên kiên cường hơn trước những thảm họa tự nhiên như lốc xoáy, lũ lụt, … bên cạnh năng lực quản trị khủng hoảng ngày càng được nâng cao. Đó là thành quả từ sự hợp tác bền vững trong nhiều thập kỷ giữa nhà nước và khu vực NGO, mở đường cho vô số sáng kiến bottom-up, chẳng hạn trao quyền cho nữ giới,… Mô hình này đã mang lại cho Bangladesh lợi thế bất ngờ trong việc kiểm soát tác động kinh tế do đại dịch COVID-19.


Bangladesh đang có những bước phát triển ấn tượng và bền vững. Ảnh: MSC.

Mặc dù nhiều nước đang phát triển khác cũng theo đuổi các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực chuyển tiền và thanh toán nhằm giúp người nghèo xoay xở trong đại dịch, song không phải tất cả đều thành công. Trong khi Ấn Độ và Pakistan vẫn dựa vào hệ thống ngân hàng truyền thống để giải ngân các khoản trợ cấp bằng tiền mặt, còn Trung Quốc thì theo đuổi chính sách số hóa dịch vụ chuyển tiền, nhưng phương án nào cũng khiến một phân khúc dân số đáng kể bị bỏ lại.

Bangladesh vì thế đã lựa chọn hướng đi riêng: sử dụng tiền di động (mobile-money) để lấp đầy khoảng trống kép trong việc tiếp cận công nghệ số và ngân hàng chính thống. Chính phủ nước này gần đây đã chấm dứt thông lệ lâu đời trong lĩnh vực chuyển tiền bằng – vốn bị giới hạn bởi hệ thống mạng lưới an toàn tới tài khoản của người thụ hưởng. Thay vào đó, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính di động (MFS) hiện đã phủ tới 98% số thuê bao di động của cả nước. Gần 80% người dùng tại Bangladesh sinh sống trong vòng bán kính 1 km từ một cơ sở MFS nào đó, có thể được đặt tại tiệm tạp hóa hay điểm nạp tiền. Những MFS này sẽ quản lý giao dịch rút tiền điện tử và tiền mặt, hỗ trợ người dùng đăng ký tài khoản, cho phép chuyển tiền tới chủ thuê bao di động không đăng ký tài khoản mobile-money nhằm đảm bảo ngay cả những người không có kết nối internet vẫn được hưởng lợi.

MFS hứa hẹn sẽ tạo nên một cuộc cách mạng dịch vụ xã hội tại Nam Á, nơi có đến 625 triệu người trưởng thành không sở hữu tài khoản ngân hàng. Nhờ mật độ thuê bao điện thoại di động cao, Bangladesh đang có nhiều lợi thế so với các nước khác – nơi mà việc giải ngân những khoản cứu trợ COVID-19 nhờ ứng dụng công nghệ thanh toán di động bị hạn chế bởi phạm vi phủ sóng thấp và thiếu vắng các cơ sở như MFS, ví dụ: Pakistan, nơi thua kém Bangladesh về số thuê bao di động trên một trăm dân.

Doanh nhân Iqbal Quadir, người luôn cổ xúy “tinh thần khởi nghiệp bottom-up” và từng dạy tại trường Quản trị Nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard tin rằng: sự phát triển năng động của thị trường viễn thông Bangladesh chính là trái ngọt của một chiến lược phát triển toàn diện. Những cải cách sau sự ra đi của chế độ độc tài quân phiệt trong thập niên 1990 đã mở đường cho một loạt sáng kiến đổi mới của các NGO được thị trường dẫn dắt để kiến tạo công ăn việc làm và cung cấp các dịch vụ công thiết yếu. Chính phủ dân cử của nữ Thủ tướng Sheikh Hasina khi ấy đã quyết định chấm dứt tình trạng độc quyền nhà nước trong lĩnh vực viễn thông để cấp phép cho Grameenphone và hai hãng khác, giúp ngành này tăng trưởng bùng nổ trong hai thập niên qua – số lượng thuê bao di động tăng từ 0,2 lên 101,6 trên một trăm dân.

Nhưng chìa khóa của sự phát triển toàn diện lại nằm ở chính sách thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của phụ nữ, nhất là tại nông thôn. Năm 1997, Quadir đã thuyết phục Grameen Bank1 tham gia thị trường viễn thông và họ cùng nhau thành lập Grameenphone để giúp hàng ngàn phụ nữ ở những vùng sâu vùng xa (nằm ngoài tầm phủ sóng của mạng điện thoại nhà nước) được tiếp cận dịch vụ di động cùng những tiện ích do nó mang lại. Nhờ các gói hỗ trợ tín dụng từ ngân hàng Grameen và BRAC, hàng triệu phụ nữ đã tự đứng ra thành lập doanh nghiệp quy mô nhỏ. Chương trình Village phone (Điện thoại làng) của Grameenphone đã không chỉ kết nối hằng triệu người từ vài ngàn ngôi làng trên khắp đất nước và trao quyền cho phụ nữ nông thôn, mà nó còn đặt nền móng cho sự ra đời sau này của nhiều nhà cung cấp dịch vụ, trong đó có những công ty mobile-money như bKash.

Trái ngược với Bangladesh, Pakistan lại rất thiếu tinh thần khởi nghiệp xã hội ở cấp cộng đồng trong lĩnh vực viễn thông và mobile-money, cũng như các chương trình sáng tạo do khu vực NGO dẫn dắt để thúc đẩy tầng lớp doanh nhân nữ. Theo báo cáo của World Bank, chỉ có khoảng 50% phụ nữ ở Pakistan sở hữu điện thoại di động, so với Bangaldesh là 61%; ít nhất 10% phụ nữ Bangladesh có tài khoản mobile-money, so với 1% của Pakistan; và trong khi 36% phụ nữ Bangladesh có tài khoản ngân hàng thì tỷ lệ này của Pakistan chỉ là 7%,… Bangladesh hiển nhiên đang dẫn trước Pakistan về triển vọng phát triển kinh tế xã hội toàn diện. Đó là thành quả của các giải pháp gắn với thị trường cho những thách thức phát triển dài hạn, bao gồm cả năng lực phản ứng nhanh trong thời khủng hoảng.

Nếu Bangladesh không áp dụng cách tiếp cận bền vững trong việc cung ứng dịch vụ công mà chỉ đơn thuần lệ thuộc vào nền tảng tài chính thông thường lẫn số hóa, nhiều công dân sẽ bị bỏ lại phía sau trong đại dịch. Bài học của đất nước mới 50 tuổi đời này rất đáng để các nền kinh tế đang phát triển, nhất là tại châu Á và châu Phi – nơi hàng triệu người “không có tài khoản ngân hàng” – tham khảo để hồi phục và khẩn trương hoàn thiện hạ tầng xã hội.

(*) Tác giả M. Niaz Asadullah là giáo sư kinh tế phát triển tại Đại học Malaya ở Kuala Lumpur (Malaysia), trưởng nhóm nghiên cứu về Nam Á thuộc Tổ chức Lao động Toàn cầu (GLO).
Mishkatur Rahman là nhà nghiên cứu tại Đại học Malaya.

Theo Project Syndicate

Chú thích:
1. Ngân hàng Grameen là một tổ chức tài chính vi mô tại Bangladesh, được sáng lập bởi Tiến sĩ Muhammad Yunus, hướng tới cung cấp cho người nghèo những khoản vay nhỏ mà không cần điều kiện bảo đảm. Hệ thống này ra đời dựa trên ý tưởng rằng người nghèo có rất nhiều kỹ năng chưa được tận dụng hết. Bên cạnh đó, Grameen còn nhận ký quỹ, cung cấp các dịch vụ khác và kinh doanh trong những lĩnh vực định hướng phát triển như sản xuất, viễn thông, năng lượng. Năm 2016, ông Muhammad Yunus đã được trao giải Nobel Hòa bình vì những đóng góp của mình. Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn (Việt kiều Mỹ), chuyên gia điện hạt nhân từng đề xuất nhân rộng mô hình này tại Việt Nam với thí điểm là Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập tại TP. Huế do ông tài trợ bằng tiền cá nhân.



NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Tinh thần khởi nghiệp bottom-up: Bài học Bangladesh
Ngày xuất bản: Chủ nhật - 25/07/2021 23:01
Nội dung:

Bangladesh vừa kỷ niệm 50 năm ngày lập quốc (26/3/1971 - 26/3/2021) và có nhiều lý do đáng để họ vui mừng.

So với các láng giềng Nam Á, quốc gia non trẻ này đang đạt được thành tựu phát triển con người ấn tượng. Tăng trưởng kinh tế bền vững đã làm giảm thiểu đáng kể tình trạng đói nghèo cùng cực. Đặc biệt, sự phổ biến của smartphone đã thúc đẩy hiện đại hóa hoạt động kinh tế tại các ngôi làng hẻo lánh. Bangladesh cũng dần trở nên kiên cường hơn trước những thảm họa tự nhiên như lốc xoáy, lũ lụt, … bên cạnh năng lực quản trị khủng hoảng ngày càng được nâng cao. Đó là thành quả từ sự hợp tác bền vững trong nhiều thập kỷ giữa nhà nước và khu vực NGO, mở đường cho vô số sáng kiến bottom-up, chẳng hạn trao quyền cho nữ giới,… Mô hình này đã mang lại cho Bangladesh lợi thế bất ngờ trong việc kiểm soát tác động kinh tế do đại dịch COVID-19.


Bangladesh đang có những bước phát triển ấn tượng và bền vững. Ảnh: MSC.

Mặc dù nhiều nước đang phát triển khác cũng theo đuổi các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực chuyển tiền và thanh toán nhằm giúp người nghèo xoay xở trong đại dịch, song không phải tất cả đều thành công. Trong khi Ấn Độ và Pakistan vẫn dựa vào hệ thống ngân hàng truyền thống để giải ngân các khoản trợ cấp bằng tiền mặt, còn Trung Quốc thì theo đuổi chính sách số hóa dịch vụ chuyển tiền, nhưng phương án nào cũng khiến một phân khúc dân số đáng kể bị bỏ lại.

Bangladesh vì thế đã lựa chọn hướng đi riêng: sử dụng tiền di động (mobile-money) để lấp đầy khoảng trống kép trong việc tiếp cận công nghệ số và ngân hàng chính thống. Chính phủ nước này gần đây đã chấm dứt thông lệ lâu đời trong lĩnh vực chuyển tiền bằng – vốn bị giới hạn bởi hệ thống mạng lưới an toàn tới tài khoản của người thụ hưởng. Thay vào đó, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính di động (MFS) hiện đã phủ tới 98% số thuê bao di động của cả nước. Gần 80% người dùng tại Bangladesh sinh sống trong vòng bán kính 1 km từ một cơ sở MFS nào đó, có thể được đặt tại tiệm tạp hóa hay điểm nạp tiền. Những MFS này sẽ quản lý giao dịch rút tiền điện tử và tiền mặt, hỗ trợ người dùng đăng ký tài khoản, cho phép chuyển tiền tới chủ thuê bao di động không đăng ký tài khoản mobile-money nhằm đảm bảo ngay cả những người không có kết nối internet vẫn được hưởng lợi.

MFS hứa hẹn sẽ tạo nên một cuộc cách mạng dịch vụ xã hội tại Nam Á, nơi có đến 625 triệu người trưởng thành không sở hữu tài khoản ngân hàng. Nhờ mật độ thuê bao điện thoại di động cao, Bangladesh đang có nhiều lợi thế so với các nước khác – nơi mà việc giải ngân những khoản cứu trợ COVID-19 nhờ ứng dụng công nghệ thanh toán di động bị hạn chế bởi phạm vi phủ sóng thấp và thiếu vắng các cơ sở như MFS, ví dụ: Pakistan, nơi thua kém Bangladesh về số thuê bao di động trên một trăm dân.

Doanh nhân Iqbal Quadir, người luôn cổ xúy “tinh thần khởi nghiệp bottom-up” và từng dạy tại trường Quản trị Nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard tin rằng: sự phát triển năng động của thị trường viễn thông Bangladesh chính là trái ngọt của một chiến lược phát triển toàn diện. Những cải cách sau sự ra đi của chế độ độc tài quân phiệt trong thập niên 1990 đã mở đường cho một loạt sáng kiến đổi mới của các NGO được thị trường dẫn dắt để kiến tạo công ăn việc làm và cung cấp các dịch vụ công thiết yếu. Chính phủ dân cử của nữ Thủ tướng Sheikh Hasina khi ấy đã quyết định chấm dứt tình trạng độc quyền nhà nước trong lĩnh vực viễn thông để cấp phép cho Grameenphone và hai hãng khác, giúp ngành này tăng trưởng bùng nổ trong hai thập niên qua – số lượng thuê bao di động tăng từ 0,2 lên 101,6 trên một trăm dân.

Nhưng chìa khóa của sự phát triển toàn diện lại nằm ở chính sách thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của phụ nữ, nhất là tại nông thôn. Năm 1997, Quadir đã thuyết phục Grameen Bank1 tham gia thị trường viễn thông và họ cùng nhau thành lập Grameenphone để giúp hàng ngàn phụ nữ ở những vùng sâu vùng xa (nằm ngoài tầm phủ sóng của mạng điện thoại nhà nước) được tiếp cận dịch vụ di động cùng những tiện ích do nó mang lại. Nhờ các gói hỗ trợ tín dụng từ ngân hàng Grameen và BRAC, hàng triệu phụ nữ đã tự đứng ra thành lập doanh nghiệp quy mô nhỏ. Chương trình Village phone (Điện thoại làng) của Grameenphone đã không chỉ kết nối hằng triệu người từ vài ngàn ngôi làng trên khắp đất nước và trao quyền cho phụ nữ nông thôn, mà nó còn đặt nền móng cho sự ra đời sau này của nhiều nhà cung cấp dịch vụ, trong đó có những công ty mobile-money như bKash.

Trái ngược với Bangladesh, Pakistan lại rất thiếu tinh thần khởi nghiệp xã hội ở cấp cộng đồng trong lĩnh vực viễn thông và mobile-money, cũng như các chương trình sáng tạo do khu vực NGO dẫn dắt để thúc đẩy tầng lớp doanh nhân nữ. Theo báo cáo của World Bank, chỉ có khoảng 50% phụ nữ ở Pakistan sở hữu điện thoại di động, so với Bangaldesh là 61%; ít nhất 10% phụ nữ Bangladesh có tài khoản mobile-money, so với 1% của Pakistan; và trong khi 36% phụ nữ Bangladesh có tài khoản ngân hàng thì tỷ lệ này của Pakistan chỉ là 7%,… Bangladesh hiển nhiên đang dẫn trước Pakistan về triển vọng phát triển kinh tế xã hội toàn diện. Đó là thành quả của các giải pháp gắn với thị trường cho những thách thức phát triển dài hạn, bao gồm cả năng lực phản ứng nhanh trong thời khủng hoảng.

Nếu Bangladesh không áp dụng cách tiếp cận bền vững trong việc cung ứng dịch vụ công mà chỉ đơn thuần lệ thuộc vào nền tảng tài chính thông thường lẫn số hóa, nhiều công dân sẽ bị bỏ lại phía sau trong đại dịch. Bài học của đất nước mới 50 tuổi đời này rất đáng để các nền kinh tế đang phát triển, nhất là tại châu Á và châu Phi – nơi hàng triệu người “không có tài khoản ngân hàng” – tham khảo để hồi phục và khẩn trương hoàn thiện hạ tầng xã hội.

(*) Tác giả M. Niaz Asadullah là giáo sư kinh tế phát triển tại Đại học Malaya ở Kuala Lumpur (Malaysia), trưởng nhóm nghiên cứu về Nam Á thuộc Tổ chức Lao động Toàn cầu (GLO).
Mishkatur Rahman là nhà nghiên cứu tại Đại học Malaya.

Theo Project Syndicate

Chú thích:
1. Ngân hàng Grameen là một tổ chức tài chính vi mô tại Bangladesh, được sáng lập bởi Tiến sĩ Muhammad Yunus, hướng tới cung cấp cho người nghèo những khoản vay nhỏ mà không cần điều kiện bảo đảm. Hệ thống này ra đời dựa trên ý tưởng rằng người nghèo có rất nhiều kỹ năng chưa được tận dụng hết. Bên cạnh đó, Grameen còn nhận ký quỹ, cung cấp các dịch vụ khác và kinh doanh trong những lĩnh vực định hướng phát triển như sản xuất, viễn thông, năng lượng. Năm 2016, ông Muhammad Yunus đã được trao giải Nobel Hòa bình vì những đóng góp của mình. Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn (Việt kiều Mỹ), chuyên gia điện hạt nhân từng đề xuất nhân rộng mô hình này tại Việt Nam với thí điểm là Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập tại TP. Huế do ông tài trợ bằng tiền cá nhân.



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây