HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Cổng Thông tin khoa học công nghệ Nghệ An



BẢN BIÊN TẬP


Người biên tập:
Tên bài: Chất làm ngọt nhân tạo làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Nội dung:

Viện Nghiên cứu y tế và Sức khỏe Quốc gia Pháp cho biết, chất làm ngọt nhân tạo chứa ít năng lượng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Viện Nghiên cứu y tế và Sức khỏe Quốc gia Pháp công bố trên tạp chí BMJ năm 2022 cho biết, tổng lượng chất ngọt cơ thể tiêu thụ và nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, bao gồm cả đột quỵ, có mối liên hệ với nhau.

Nghiên cứu bắt đầu từ năm 2009, thực hiện trên hơn 100.000 người. Họ là những người trên 18 tuổi, độ tuổi trung bình là 42, trong đó 79,8% là nữ. Tất cả những người tham gia nghiên cứu được điền vào bảng câu hỏi liên quan đến chế độ ăn uống, sức khỏe, nhân trắc học, lối sống, dữ liệu xã hội và hoạt động thể chất.

Trong hơn 10 năm, các nhà khoa học cập nhật liên tục thông tin về thực phẩm, đồ uống mà mỗi người tiêu thụ hàng ngày. Ngoài ra, những người tham gia cũng báo cáo về mức độ tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo, gồm loại và số lượng.

Hai năm đầu tiên của nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy có 37% người tham gia sử dụng chất làm ngọt nhân tạo, mức tiêu thụ cao nhất trung bình khoảng 78 mg mỗi ngày. Trong khi những người có lượng tiêu thụ thấp nhất trung bình khoảng 7,5 mg mỗi ngày. Trong thời gian nghiên cứu, những người tham gia đã trải qua tổng cộng 1.502 biến cố tim mạch, bao gồm đau tim, đột quỵ, tổn thương tim, tắc nghẽn mạch máu, tắc nghẽn tĩnh mạch.

 

Chất làm ngọt nhân tạo nhiều tác hại cần tránh lạm dụng. Ảnh minh họa 

Vào cuối nghiên cứu, các nhà khoa học so sánh số lượng biến cố tim mạch giữa người tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo và người không tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo. Kết quả cho thấy những người tiêu thụ nhiều chất làm ngọt nhân tạo có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn.

Nghiên cứu kết luận, chất làm ngọt nhân tạo ảnh hưởng đến việc quản lý trọng lượng cơ thể. Chất này thay thế đường có vị ngọt nhưng lại ít năng lượng. Các chất như aspartam, sucralose và stevia có trong chất làm ngọt nhân tạo ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất, tác động xấu đến vi khuẩn đường ruột, kích thích sự thèm ăn.

Việc hấp thụ aspartame có liên quan đến tăng nguy cơ biến cố mạch máu não, acesulfame kali và sucralose có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, các nhà nghiên cứu cho biết. Chất làm ngọt nhân tạo được tìm thấy nhiều trong các chất phụ gia thực phẩm, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều chất béo. Các chuyên gia khuyên mọi người nên hạn chế những thực phẩm này.

Còn theo các bác sĩ tại Bệnh viện Vinmec, chất làm ngọt nhân tạo là chất không có trong tự nhiên, chủ yếu được tổng hợp từ các chất hữu cơ, vô cơ trong nhà máy. Nó thường có vị ngọt rất cao so với đường kính saccharose (đường tự nhiên khai thác từ mía, củ cải đường) không chuyển hóa được, do đó không có giá trị dinh dưỡng; thường có mục đích sử dụng là tạo vị ngọt trong điều trị cho những người bệnh thừa cân hay đái tháo đường.

Đến nay, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt 6 loại chất ngọt nhân tạo (saccharin, acesulfam K, aspartame, sucraloza, advantame, neotame) và hai loại chất tạo ngọt tự nhiên (steviol glycosides, SGFE) để sử dụng trong thực phẩm. Các loại được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm với giới hạn tối đa và có quy định rõ ràng. Aspartame có mặt trong hơn 6.000 loại thực phẩm trên toàn thế giới và khoảng 5.500 tấn được tiêu thụ mỗi năm chỉ riêng tại Mỹ.

Tuy nhiên trên thị trường hiện nay vẫn đang tồn tại rất nhiều chất tạo ngọt có gốc hóa học là sodium cyclamate – một loại đường hóa học không hề có trong danh mục các loại phụ gia thực phẩm đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam, vì loại đường hóa học này có thể gây ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền… Các chất chuyển hóa của cyclamate như mono và di-cyclohexylamin còn độc hại hơn cả cyclamate, đã được chứng minh gây ung thư cho chuột.

Các chất tạo ngọt tổng hợp hầu như không có giá trị dinh dưỡng, không chứa calo là do không bị phân hủy trong quá trình tiêu hóa thành các loại đường tự nhiên như glucose, fructose và galactose, vốn được sử dụng làm năng lượng hoặc chuyển thành chất béo.

Chất tạo ngọt không dinh dưỡng có các sản phẩm phụ khác nhau không được chuyển đổi thành calo. Ví dụ, aspartame trải qua một quá trình trao đổi chất khác nhau mà không tạo thành đường đơn giản để cơ thể có thể sử dụng. Những loại khác như saccharin và sucralose hoàn toàn không bị phá vỡ mà thay vào đó được hấp thụ trực tiếp vào máu và bài tiết qua nước tiểu.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chất làm ngọt nhân tạo có thể thay đổi các quá trình trao đổi chất tại ruột. Chẳng hạn, saccharin được phát hiện làm thay đổi loại và chức năng của hệ lợi khuẩn trong ruột, aspartame làm giảm hoạt động của một loại enzyme đường ruột.

Nếu thường xuyên ăn nhiều đường hóa học, có thể gây suy giảm chức năng tiêu hóa, kích thích niêm mạc đường ruột, gây khó khăn cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng, thậm chí có thể ảnh hưởng tới chức năng thận.

Nguy hiểm hơn, nếu sử dụng chất làm ngọt nhân tạo nhiều sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ, sinh ra nhiều bệnh tật hay gây suy dinh dưỡng, có thể khiến trí não phát triển không bình thường… Ngoài ra, chức năng thải độc của gan, thận ở trẻ đều bị kém đi nên các hóa chất này sẽ tích lũy lại. Ở trẻ em đường hóa học có thể cản trở khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn.

Một số chất làm ngọt có thể tác động não bộ làm thay đổi nhận thức vị giác và mất cân bằng trong sản xuất nội tiết tố. Ví dụ: Sucralose làm giảm hoạt động của amygdala, một phần của não liên quan đến nhận thức vị giác. Aspartame làm thay đổi việc sản xuất nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể, làm tăng cả cảm giác ngon miệng và thèm chất ngọt.

Chất làm ngọt nhân tạo có thể làm giảm khả năng kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng, càng làm gia tăng rối loạn chuyển hoá. Nhiều người nghĩ rằng uống thức uống ăn kiêng nhiều lần một tuần vẫn tốt hơn nhiều so với uống một lần loại có đường, nên ăn uống thỏa mái các sản phẩm sử dụng chất tạo ngọt thay thế đường như các loại thức uống, salad, bánh quy, sữa chua có chất tạo ngọt.

Các chất ngọt nhân tạo thường được xem là chất thay thế an toàn cho đường, nhưng trái lại nhiều bằng chứng trên thực tế cho thấy việc sử dụng quá mức lại liên quan đến nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa trong đó gồm đái tháo đường type 2.




NHUẬN BÚT


Tác giả:
Tiêu đề: Chất làm ngọt nhân tạo làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Ngày xuất bản: Thứ ba - 07/02/2023 04:13
Nội dung:

Viện Nghiên cứu y tế và Sức khỏe Quốc gia Pháp cho biết, chất làm ngọt nhân tạo chứa ít năng lượng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Viện Nghiên cứu y tế và Sức khỏe Quốc gia Pháp công bố trên tạp chí BMJ năm 2022 cho biết, tổng lượng chất ngọt cơ thể tiêu thụ và nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, bao gồm cả đột quỵ, có mối liên hệ với nhau.

Nghiên cứu bắt đầu từ năm 2009, thực hiện trên hơn 100.000 người. Họ là những người trên 18 tuổi, độ tuổi trung bình là 42, trong đó 79,8% là nữ. Tất cả những người tham gia nghiên cứu được điền vào bảng câu hỏi liên quan đến chế độ ăn uống, sức khỏe, nhân trắc học, lối sống, dữ liệu xã hội và hoạt động thể chất.

Trong hơn 10 năm, các nhà khoa học cập nhật liên tục thông tin về thực phẩm, đồ uống mà mỗi người tiêu thụ hàng ngày. Ngoài ra, những người tham gia cũng báo cáo về mức độ tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo, gồm loại và số lượng.

Hai năm đầu tiên của nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy có 37% người tham gia sử dụng chất làm ngọt nhân tạo, mức tiêu thụ cao nhất trung bình khoảng 78 mg mỗi ngày. Trong khi những người có lượng tiêu thụ thấp nhất trung bình khoảng 7,5 mg mỗi ngày. Trong thời gian nghiên cứu, những người tham gia đã trải qua tổng cộng 1.502 biến cố tim mạch, bao gồm đau tim, đột quỵ, tổn thương tim, tắc nghẽn mạch máu, tắc nghẽn tĩnh mạch.

 

Chất làm ngọt nhân tạo nhiều tác hại cần tránh lạm dụng. Ảnh minh họa 

Vào cuối nghiên cứu, các nhà khoa học so sánh số lượng biến cố tim mạch giữa người tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo và người không tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo. Kết quả cho thấy những người tiêu thụ nhiều chất làm ngọt nhân tạo có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn.

Nghiên cứu kết luận, chất làm ngọt nhân tạo ảnh hưởng đến việc quản lý trọng lượng cơ thể. Chất này thay thế đường có vị ngọt nhưng lại ít năng lượng. Các chất như aspartam, sucralose và stevia có trong chất làm ngọt nhân tạo ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất, tác động xấu đến vi khuẩn đường ruột, kích thích sự thèm ăn.

Việc hấp thụ aspartame có liên quan đến tăng nguy cơ biến cố mạch máu não, acesulfame kali và sucralose có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, các nhà nghiên cứu cho biết. Chất làm ngọt nhân tạo được tìm thấy nhiều trong các chất phụ gia thực phẩm, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều chất béo. Các chuyên gia khuyên mọi người nên hạn chế những thực phẩm này.

Còn theo các bác sĩ tại Bệnh viện Vinmec, chất làm ngọt nhân tạo là chất không có trong tự nhiên, chủ yếu được tổng hợp từ các chất hữu cơ, vô cơ trong nhà máy. Nó thường có vị ngọt rất cao so với đường kính saccharose (đường tự nhiên khai thác từ mía, củ cải đường) không chuyển hóa được, do đó không có giá trị dinh dưỡng; thường có mục đích sử dụng là tạo vị ngọt trong điều trị cho những người bệnh thừa cân hay đái tháo đường.

Đến nay, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt 6 loại chất ngọt nhân tạo (saccharin, acesulfam K, aspartame, sucraloza, advantame, neotame) và hai loại chất tạo ngọt tự nhiên (steviol glycosides, SGFE) để sử dụng trong thực phẩm. Các loại được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm với giới hạn tối đa và có quy định rõ ràng. Aspartame có mặt trong hơn 6.000 loại thực phẩm trên toàn thế giới và khoảng 5.500 tấn được tiêu thụ mỗi năm chỉ riêng tại Mỹ.

Tuy nhiên trên thị trường hiện nay vẫn đang tồn tại rất nhiều chất tạo ngọt có gốc hóa học là sodium cyclamate – một loại đường hóa học không hề có trong danh mục các loại phụ gia thực phẩm đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam, vì loại đường hóa học này có thể gây ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền… Các chất chuyển hóa của cyclamate như mono và di-cyclohexylamin còn độc hại hơn cả cyclamate, đã được chứng minh gây ung thư cho chuột.

Các chất tạo ngọt tổng hợp hầu như không có giá trị dinh dưỡng, không chứa calo là do không bị phân hủy trong quá trình tiêu hóa thành các loại đường tự nhiên như glucose, fructose và galactose, vốn được sử dụng làm năng lượng hoặc chuyển thành chất béo.

Chất tạo ngọt không dinh dưỡng có các sản phẩm phụ khác nhau không được chuyển đổi thành calo. Ví dụ, aspartame trải qua một quá trình trao đổi chất khác nhau mà không tạo thành đường đơn giản để cơ thể có thể sử dụng. Những loại khác như saccharin và sucralose hoàn toàn không bị phá vỡ mà thay vào đó được hấp thụ trực tiếp vào máu và bài tiết qua nước tiểu.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chất làm ngọt nhân tạo có thể thay đổi các quá trình trao đổi chất tại ruột. Chẳng hạn, saccharin được phát hiện làm thay đổi loại và chức năng của hệ lợi khuẩn trong ruột, aspartame làm giảm hoạt động của một loại enzyme đường ruột.

Nếu thường xuyên ăn nhiều đường hóa học, có thể gây suy giảm chức năng tiêu hóa, kích thích niêm mạc đường ruột, gây khó khăn cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng, thậm chí có thể ảnh hưởng tới chức năng thận.

Nguy hiểm hơn, nếu sử dụng chất làm ngọt nhân tạo nhiều sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ, sinh ra nhiều bệnh tật hay gây suy dinh dưỡng, có thể khiến trí não phát triển không bình thường… Ngoài ra, chức năng thải độc của gan, thận ở trẻ đều bị kém đi nên các hóa chất này sẽ tích lũy lại. Ở trẻ em đường hóa học có thể cản trở khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn.

Một số chất làm ngọt có thể tác động não bộ làm thay đổi nhận thức vị giác và mất cân bằng trong sản xuất nội tiết tố. Ví dụ: Sucralose làm giảm hoạt động của amygdala, một phần của não liên quan đến nhận thức vị giác. Aspartame làm thay đổi việc sản xuất nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể, làm tăng cả cảm giác ngon miệng và thèm chất ngọt.

Chất làm ngọt nhân tạo có thể làm giảm khả năng kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng, càng làm gia tăng rối loạn chuyển hoá. Nhiều người nghĩ rằng uống thức uống ăn kiêng nhiều lần một tuần vẫn tốt hơn nhiều so với uống một lần loại có đường, nên ăn uống thỏa mái các sản phẩm sử dụng chất tạo ngọt thay thế đường như các loại thức uống, salad, bánh quy, sữa chua có chất tạo ngọt.

Các chất ngọt nhân tạo thường được xem là chất thay thế an toàn cho đường, nhưng trái lại nhiều bằng chứng trên thực tế cho thấy việc sử dụng quá mức lại liên quan đến nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa trong đó gồm đái tháo đường type 2.




Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây